Các hình thức giao dịch của thanh niên nông thôn tại các xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 89)

Bảng 4 .12 Thông tin biến động việc làm của các đối tượng được điều tra

Bảng 4.14 Các hình thức giao dịch của thanh niên nông thôn tại các xã điều tra

tại các xã điều tra

Hình thức

Diễn giải

Giao dịch chính thức (HĐ LĐ)

Giao dịch không chính thức

Thuê theo mùa vụ Thuê tại chợ lao

động

SL CC% SL CC% SL CC%

I. Lao động TNNT đã có việc làm

so với lao động có việc làm

(làm công ăn lương) 30 27,78 65 60,19 13 12,03

1. Lĩnh vực ngành nghề 100,00 100,00 100,00

Nông nghiệp 6 20,00 59 90,77 4 30,77

Công nghiệp, xây dựng 22 73,33 6 9,23 6 46,15

Thương mại, dịch vụ 2 6,67 0,00 3 23,08

2. Địa bàn khảo sát 100,00 100,00 100,00

Xuân Lộc 9 30,00 22 33,84 3 23,08

Thượng Lộc 11 36,67 21 32,32 6 46,15

Phú Lộc 10 33,33 22 33,84 4 30,77

II. Lao động TNNT chưa có việc làm

So với tổng số lao động

chưa có việc làm 7 16,67 21 50,00 14 33,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Xét trong số lượng lao động TNNT làm công ăn lương trên địa bàn huyện Can Lộc, thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là lao động thoả thuận với người sử dụng lao động thông qua hình thức giao dịch không chính thức (thuê theo mùa vụ) với 60,19% số lao động TNNT tham gia theo hình thức này. Thấp nhất là giao dịch không chính thức thông qua chợ lao động với 12,03% TNNT có việc theo hình thức “làm công ăn lương” tham gia. Tuy nhiên, tuỳ từng lĩnh vực ngành nghề mà thanh niên có các hình thức giao dịch khác nhau khi tiếp cận việc làm. Cụ thể, hình thức giao dịch chính thức thông qua hợp đồng lao động chủ yếu áp dụng đối với lao động TNNT thuộc nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (công nghiệp may, điện tử). Lượng lao động TNNT tiếp cận được với việc làm thuộc lĩnh vực nông nghiệp có ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động thì chủ yếu là làm thuê cho một số trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn. Tương tự đối với lao

động TNNT tham gia nhóm ngành thương mại, dịch vụ chỉ được ký hợp đồng lao động khi đối tác sử dụng lao động là doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ lớn. Xét theo địa bàn khảo sát thì lao động TNNT ở Thượng Lộc có tỷ lệ tham gia giao dịch chính thức lớn nhất trong ba địa bàn với 36,67% thanh niên tham gia hình thức này, tiếp đến là Phú Lộc với 33,33% và thấp nhất là lao động TNNT thuộc xã Xuân Lộc với chỉ 30% có giao dịch chính thức với chủ sử dụng lao động.

Trong các giao dịch việc làm không chính thức, hai bên tham gia thị trường lao động thường chỉ thoả thuận về giá cả, khối lượng và chất lượng công việc cần hoàn thành (hợp đồng, thoả thuận miệng) mà không có các nội dung khác như quyền lợi, bảo hiểm, một số chế độ trong lao động,… Có thể thấy các hình thức giao dịch không chính thức trong tiếp cận việc làm tại huyện Can Lộc chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp (90,77% đối với nhóm TNNT đã tiếp cận được việc làm). Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì nếu chấp nhận làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thì phải chấp nhận tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Nếu lao động không làm việc trong các trang trại lớn, hoạt động sản xuất nông nghiệp thường xuyên, liên tục thì việc tiếp cận được với các cộng việc thuộc lĩnh vực này chỉ dựa vào thời vụ. Tỷ lệ lao động TNNT tại Xuân Lộc, Phú Lộc tham gia hình thức thuê theo mùa vụ lớn nhất trong các địa bàn khảo sát và thấp nhất là lao động TNNT tại Thượng Lộc. Đối với hình thức thuê lao động tại các chợ lao động thì ngành công nghiệp, xây dựng vẫn là ngành thu hút nhiều nhất lao động TNNT với trên 46,15% số thanh niên có được việc làm lựa chọn. Thượng Lộc là địa bàn có tỷ lệ lao động TNNT giải quyết việc làm qua chợ lao động cao nhất (46,15%), chủ yếu là một số chợ lao động trên địa bàn trung tâm huyện, thành phố Hà Tĩnh.

Các kênh giao dịch tìm kiếm việc làm của thanh niên

Để tạo cơ hội cho thanh niên tìm được việc làm, trên thị trường lao động hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều kênh giao dịch cả trực tiếp và gián tiếp. Ngoài lực lượng lao động tự tạo việc làm cho bản thân trong số các lao động TNTN được điều tra, thì bất kỳ một lao động nào cũng cần phải có việc làm qua các kênh tiếp cận khác nhau như tuyển dụng trực tiếp, thông qua trung tâm GTVL, thông qua chợ lao động và các mối quan hệ cá nhân khác.

Bảng 4.15. Các kênh giao dịch tìm kiếm việc làm của TN nông thôn tại các xã điều tra

Kênh tiếp cận Diễn giải

Trung tâm DVVL Tuyển dụng

trực tiếp Chợ LĐ Các mối quan hệ SL(người) CC% SL CC% SL CC% SL CC% I. Lao động TNNT đã có việc làm So với tổng số lao động có việc làm (làm công ăn

lương) 30 27,78 4 3,70 27 25,00 47 43,52

1. Lĩnh vực ngành nghề 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông nghiệp 0,00 0,00 9 33,33 44 93,62

Công nghiệp, xây dựng 28 93,33 4 100,00 12 44,44 2 4,26

Thương mại, dịch vụ 2 6,67 0,00 6 22,22 1 2,12

2. Địa bàn khảo sát 100,00 100,00 100,00 100,00

Xuân Lộc 9 26,47 0,00 13 48,15 12 25,53

Thượng Lộc 11 40,00 2 50,00 14 51,85 11 23,40

Phú Lộc 10 33,33 2 50,00 0,00 24 51,07

II. Lao động TNNT chưa có việc làm

So với tổng số lao động

chưa có việc làm 5 11,90 0,00 14 33,33 23 54,77

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Có thể thấy qua bảng 4.15, tuyển dụng trực tiếp với người sử dụng lao động vẫn là kênh tiếp cận chiếm tỷ lệ thấp nhất trong số các kênh với chỉ 3,7% số thanh niên có việc làm lựa chọn. Tiếp đến là thông qua các chợ lao động (25%), tuyển dụng thông qua sự giới thiệu của các Trung tâm GTVL chỉ được 27,78% số thanh niên lựa chọn, và cao nhất là kênh tiếp cận việc làm thông qua các mối quan hệ với gần 44% thanh niên đã có việc làm lựa chọn. Có thể thấy được sự khác biệt trong việc lựa chọn các kênh tiếp cận việc làm đối với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau: Ngành công nghiệp, xây dựng chủ yếu lựa chọn việc làm thông qua tuyển dụng trực tiếp và trung tâm GTVL; lao động TNNT thuộc nhóm ngành nông nghiệp chủ yếu tiếp cận việc làm qua các mối quan hệ thân quen như người thân, bạn bè, làng xóm, …(chiếm tới 93,33% tổng số lao động TNNT tiếp cận qua kênh này). Theo địa bàn khảo sát thì không thấy có nhiều sự khác biệt giữa lao động TNNT thuộc các địa bàn khác nhau trong huyện. Tuy nhiên, ở lao động TNNT ở Xuân Lộc không có đối tượng nào tiếp cận được với việc làm

thông qua tuyển dụng trực tiếp. Đây cũng là vấn đề cần lưu ý đối với ngành lao động, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn trong việc làm cầu nối giữa người lao động của xã với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động.

Đối với nhóm thanh niên chưa có việc làm, nghiên cứu các đối tượng đã từng tham gia các công việc trước đây cho thấy kênh tiếp cận việc làm chủ yếu của nhóm này là thông qua các mối quan hệ thân quen và chợ lao động (chiếm tới gần 54,77% tổng số thanh niên đã từng tham gia). Một phần rất nhỏ (11,9% tương ứng với 05 lao động TNNT thuộc nhóm đối tượng này) từng tiếp cận được việc làm thông qua các trung tâm GTVL, tuy nhiên các công việc đã tiếp cận được đều không ổn định dẫn tới hiện tại, các đối tượng này vẫn chưa tiếp cận được việc làm mà mình mong muốn.

Thu nhập của lao động thanh niên nông thôn

Mức thu nhập của lao động TNNT của huyện chia theo tình trạng việc làm được thể hiện qua bảng 4.16. Mức thu nhập dưới 2 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao, đây là bộ phận thanh niên tham gia sản xuất nông nghiệp, ngoài ra họ tranh thủ thời gian nông nhàn để làm thêm, tuy nhiên công việc không ổn định nên mức thu nhập thấp. Mức thu nhập từ 2 - 4 triệu/tháng là bộ phận thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp nhưng chưa có tay nghề nên thu nhập ở mức trung bình. Mức thu nhập trên 4 triệu/tháng là những thanh niên có thu có tay nghề, trình độ chuyên môn vững và làm việc cho các nhà máy đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định nên có thu nhập cao hơn. Thu nhập bình quân cũng có sự khác biệt nhau giữa các nhóm đối tượng, cụ thể: Thu nhập bình quân của lao động TNNT là có việc làm cao hơn so với lao động TNNT thiếu việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)