Quy mô lao động thanh niên huyện Can Lộc giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 78 - 82)

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

Tổng số lao động người 78.920 79.316 79.434

Lao động thanh niên nông thôn người 31.616 31.626 31.006 Cơ cấu LĐ thanh niên nông thôn trong tổng lao động % 40,06 39,87 39,03 Cơ cấu LĐ nữ trong tổng LĐ thanh niên nông thôn % 51,10 50,06 49,71

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê huyện Can Lộc (2015)

Nguồn lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao sẽ là một lợi thế cho địa phương khi các khu công nghiệp trong khu công nghiệp Hạ Vàng đang dần đi vào hoạt động và cũng là nguồn nhân lực cho toàn tỉnh với dự án đầu tư mới đang tiến hành. Lực lượng lao động trẻ có sự tăng trưởng song mức độ tăng chậm, trong khi đó lực lượng cao tuổi cũng có biến động nhưng mà không đáng kể cả về quy mô và tốc độ.

Chất lượng lao động

Chất lượng của một lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu để người sử dụng lao động đưa ra quyết định nên chấp nhận lao động đó hay không, hay nói cách khác chất lượng lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu để một người lao động có thể tiếp cận được với việc làm.

Qua số liệu ở bảng 4.9 cho thấy, trình độ học vấn của lực lượng lao động thanh niên nông thôn ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Theo đó, tỷ lệ lao động chưa học xong tiểu học có xu hướng giảm, tỷ lệ lao động tốt nghiệp các cấp học như trung học cơ sở, trung học phổ thông có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2013 số lao động thanh niên nông thôn tốt nghiệp trung học phổ thông là 15.906 người, chiếm 50,31%, đến năm 2015 con số này là 17.398 người, chiếm 55,90%, Đối với lao động tốt nghiệp trung học cơ sở thì năm 2013 có 13.288 người, chiếm 42,03% thì đến năm 2015 con số này là 12.647 người và chiếm tỷ lệ 40,79%.

Can Lộc là huyện nghèo, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ nên lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp, do đó số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2013 số lượng lao động thanh niên chưa qua đào tạo là 16.768 người, chiếm 53,3%, đến năm 2015 số lượng này còn 14.776 người, chiếm tỷ lệ 47,65% Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng: Theo kết quả điều tra lao động việc làm của Phòng Thống kê huyện Can Lộc năm 2015, số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên) chiếm 42,35% tổng lực lượng lao động thanh niên, tỷ lệ này còn thấp hơn thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước.

Bảng 4.9. Lực lượng lao động thanh niên nông thôn chia theo trình độ văn hoá và chuyên môn

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 15/14 BQ Nông thôn 31.616 100,00 31.626 100,00 31.006 100,00 100,03 98,07 99,03 I. Trình độ văn hóa - Tiểu học 2.422 7,66 1.521 4,81 961 3,31 62,80 39,68 62,99 - Trung học cơ sở 13.288 42,03 13.080 41,36 12.647 40,79 98,43 95,18 97,56 - Trung học phổ thông 15.906 50,31 17.025 53,83 17.398 55,90 107,04 109,38 104,58

II. Trình độ chuyên môn

- Đại học, cao đẳng 1.779 5,63 2.406 7,61 3.004 9,69 135,24 124,85 111,74

- Trung học chuyên nghiệp 5.169 16,35 6.132 19,39 7.447 24,02 118,63 144,07 120,03

- Sơ cấp 7.900 24,99 7.109 22,48 5.779 18,64 89,99 73,15 85,53

- Chưa qua đào tạo 16.768 53,30 15.979 50,52 14.776 47,65 95,29 88,12 93,87

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Can Lộc (2015)

Hàng năm số lượng lao động thanh niên qua đào tạo có sự tăng trưởng, song cơ cấu về số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng có tăng theo thời gian nhưng mức độ tăng là không đáng kể. Năm 2013, trên địa bàn huyện Can Lộc lượng lao động thanh niên nông thôn có trình độ đại học, cao đẳng là 1.779 người chiếm tỷ lệ 5,63%, năm 2015 tăng lên 3.004 người chiếm 9.69%, bên cạnh đó số lượng lao động có trình độ sơ cấp giảm nguyên nhân là lao động thanh niên tập trung học các lớp đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp với nhu cầu để cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện.

Qua bảng số liệu về thực trạng chất lượng nguồn lao động thanh niên đánh giá qua trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn ta thấy:

Số lượng lao động tốt nghiệp các cấp học qua 3 năm được nâng lên, đặc biệt là lao động tốt nghiệp cấp trung học cơ sở và phổ thông trung học. Tuy nhiên, tốc độ tăng còn chậm, số lao động thanh niên chưa học xong tiểu học ngày càng có xu hướng giảm..

Trình độ chuyên môn của lao động thanh niên trong khu vực nông thôn trên địa bàn huyện còn thấp, cơ cấu chưa hợp lý, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ đa số. Hầu hết lao động thanh niên nông thôn là lao động phổ thông, giản đơn, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, thu nhập của đại bộ phận thấp, rủi ro trong sản xuất cao. Đây là nguyên nhân chính giải thích tại sao tỷ lệ người nghèo lại tập trung đông ở khu vực nông thôn.

Tóm lại, nghiên cứu thực trạng lao động thanh niên trên địa bàn huyện Can Lộc có thể rút ra hai nhận xét sau:

- Cung lao động tương đối dồi dào, lực lượng lao động tương đối trẻ, chủ yếu sống ở khu vực nông thôn và hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt hải sản, lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao so với lực lượng lao động của toàn huyện. Nguồn cung lao động của huyện cho các dự án, các khu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp rất dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động thấp.

- Chất lượng lao động không cao, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ đa số. Cơ cấu lực lượng lao động thanh niên nông thôn được đào tạo cũng còn nhiều bất hợp lý. Điều này có thể thấy rõ nếu đem so sánh cơ cấu đào tạo của ta với cơ cấu đào tạo (được coi là hợp lý) của một số nước khác. Lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thật còn quá thiếu so với yêu cầu, số này chủ yếu chỉ tập trung tại khu vực nông thôn. Trong khi đó,

lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lao động cao nhưng mà đa số những người này lại chưa qua đào tạo.

Thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên nông thôn Can Lộc

Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là một trong những chính sách quan trọng của mỗi địa phương. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh niên nông thôn, việc làm liên quan đến yếu tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ lao động và kỹ năng nghề và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên nông thôn. Do vậy, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cần sự quan tâm chung của toàn xã hội.

Qua bảng 4.10 ta thấy, số lượng lao động TNNT thất nghiệp giảm dần cùng qua các năm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn thiếu việc làm tại địa phương lại chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng. Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi. Do vậy, tạo thành quỹ thời gian bao hàm cả phần không có việc làm khá lớn. Năm 2013 khu vực nông thôn có tới 12.992 lao động thanh niên thiếu việc làm chiếm 41,09% so với tổng số lao động thanh niên trên địa bàn huyện, đến năm 2015 con số này là 14.232 người, chiếm 45,90% so với lao động thanh niên nông thôn của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)