Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 90 - 96)

Phần 4 Kết quả nghên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông

4.2.1. Các yếu tố khách quan

4.2.1.1. Sự mất cân đối trong cung và cầu lao động

Trên thị trường lao động của nước ta hiện nay hiện tượng cung về lao động vượt quá cầu về lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả tiếp cận việc làm của thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng với mức độ thấp, khi mà hàng năm lực lượng lao động được bổ sung mới với số lượng khá lớn so với các nhà máy, khu công nghiệp, chế biến còn hạn chế, không tương ứng với nhu cầu việc làm.

Nhu cầu về lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, ngành hay doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động. Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu về lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức… của doanh nghiệp càng ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng lao động. Trong đó, các chỉ số quan trọng nhất thể hiện chất lượng lao động là trình độ tinh thông nghề nghiệp, mức độ phù hợp của nghề nghiệp được đào tạo với công việc được giao, kỷ luật lao động,…

Các chỉ số quan trọng để tính cầu thực tế về lao động, tức là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng chỗ việc làm mới, chỗ làm việc bỏ trống. Tuy nhiên, thực tế, việc thu thập những số liệu này còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cầu thực tế về lao động cho đến nay mới chỉ được xem xét trong giới hạn tổng số chỗ làm việc mới được tạo ra hàng năm.Cầu thực tế về lao động, tức là nhu cầu thực tế về lao động được tính qua các chỉ số quan trọng cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng chỗ làm việc mới, chỗ làm việc bỏ trống, việc thu thập những số liệu này gặp nhiều khó khăn.

Hộp 4.1. Vừa thừa, vừa thiếu lao động

Hiện tại, với các nhóm đối tượng TNNT chưa có việc làm được điều tra chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động tại địa phương mà cụ thể là yêu cầu về chất lượng lao động. Trong dự báo nhu cầu lao động trong thời gian tới thì có thể thấy, lượng cầu lao động có trình độ, tay nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn và nếu thanh niên nông thôn không đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì kể cả số lượng cung lao động chưa vượt quá cầu, vẫn sẽ có một bộ phận lớn thanh niên không có khả năng tiếp cận được việc làm.

4.2.1.2. Hệ thống thông tin việc làm

Hệ thống thông tin về lao động, việc làm giúp cho người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển lao động cho các chỗ làm trống và chỗ làm mới, giúp cho các trung tâm GTVL có được thông tin về các chỗ làm, điều kiện làm việc, yêu cầu đối với lao động… để từ đó cung cấp cho người tìm việc lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất. Đối với người lao động, thông qua thông tin việc làm, thông tin tuyển dụng để tìm kiếm các cơ hội đào tạo (hiện có khoá đào tạo nào? ở đâu? Chi phí đào tạo? Các mức hỗ trợ? Thời gian?), cơ hội tìm kiếm việc làm (ở đâu đang có chỗ hay việc làm trống? loại hình công việc? địa điểm? yêu cầu kỹ năng? Điều kiện làm việc?...).

Mục đích của các doanh nghiệp, nhà máy cần sử dụng lao động là làm sao truyền tải các thông tin về nghề nghiệp, việc làm, vị trí tuyển dụng của công ty đến những người lao động đang tìm việc; mạng lưới thông tin của họ phải đến được đúng nơi, đúng đối tượng đang có nhu cầu việc làm. Các thông tin phải đảm bảo độ chính xác, qua đó các công ty mới tuyển được người mà mình mong muốn, đúng vị trí mà tiết kiệm được chi phí tuyển dụng. Nhìn chung các công ty, doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng thường truyền tải thông tin tuyển dụng của họ

“Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên chất lượng lao động của địa phương bị đánh giá còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có đến 65,25% lao động không qua đào tạo; 78% thanh niên trong độ tuổi 20-24 khi tham gia vào thị trường lao động chưa được đào tạo nghề hoặc có đào tạo nhưng vẫn bị hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Do vậy không đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp”

Nguồn: Phỏng vấn ông Trưởng BQL các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (2016)

đến với lao động thông qua những cách chủ yếu như thông qua các trung tâm GTVL, sàn giao dịch việc làm, đăng thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng hay liên hệ với các tổ chức chính trị xã hội với các chính sách đào tạo đặt hàng học viên trước khi nhận vào làm việc.

Bảng 4.17. Tình hình tìm hiểu thông tin việc làm của thanh niên nông thôn Can Lộc nông thôn Can Lộc

ĐVT: (%) Nguồn thông tin

Khả năng tiếp

cận việc làm Địa bàn khảo sát

Chung Tiếp cận được VL Chưa tiếp cận được VL Xuân Lộc Thượng Lộc Phú Lộc 1. Có biết về các thông tin tuyển dụng 97,70 78,26 92,86 92,11 96,67 93,64

Qua kênh thông tin đại chúng 13,79 17,39 21,43 13,16 6,67 14,55 Qua tổ chức chính trị, xã hội 51,72 52,17 52,38 52,63 50,00 51,82 Qua bạn bè, người thân 32,18 8,70 19,05 26,32 40,00 27,27 2. Không biết thông tin

tuyển dụng 2,30 21,74 7,14 7,89 3,33 6,36

Nguồn: Tổng hợp từ liệu điều tra (2016)

Về cơ bản, khi chưa xét đến hiệu quả của thông tin mà lao động TNNT huyện Can Lộc tiếp cận được, đa phần lao động TNNT huyện có được biết về các thông tin tuyển dụng lao động, việc làm với 93,64% số lao động TNNT điều tra lựa chọn. Kênh giúp cho người lao động TNNT tại đây có được thông tin về việc làm chủ yếu qua các tổ chức chính trị, xã hội (gần 52%), các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ không phát huy rõ hiệu quả trong việc truyền tải các thông tin về việc làm đến với lao động TNNT tại huyện với chỉ 14,55% số lao động TNNT tiếp cận thông tin việc làm qua kênh này.

Chia theo khả năng tiếp cận việc làm thì tỷ lệ lao động TNNT chưa có việc làm mà không biết được các thông tin tuyển dụng cao hơn nhiều so với lao động TNNT đã tiếp cận được việc làm (chiếm 21,74%), các thông tin tuyển dụng mà nhóm đối tượng này có được thông qua bạn bè, người thân cũng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm tiếp cận được việc làm. Vì thế nên đã phần nào gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm của nhóm thanh niên này.

Theo kết quả điều tra, Phú Lộc là nơi có tỷ lệ lao động TNNT biết được các thông tin tuyển dụng lớn nhất (trên 96%). Tuy nhiên, đây cũng là địa phương mà tỷ lệ thanh niên có được thông tin việc làm từ các tổ chức chính trị - xã hội thấp nhất trong ba địa bàn khảo sát. Do vậy, việc củng cố chức năng giúp thanh

niên có được các thông tin về cơ hội việc làm của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Phú Lộc trong thời gian tới cũng cần thiết được quan tâm.

4.2.1.3. Chương trình, chính sách của Nhà nước và địa phương

Chính sách về đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn

Với số lượng khá lớn lao động TNNT trên địa bàn chưa được đào tạo nghề, trong những năm qua, mặc dù chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đào tạo nâng cao trình độ cho lao động trên địa bàn, song chủ yếu là thông qua tập huấn kỹ thuật (đối với lao động nông nghiệp) và đào tạo nghề ngắn hạn (khoảng gần 90%). Việc đào tạo nghề dài hạn đa phần là do người lao động chủ động liên hệ tham gia.

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Can Lộc năm 2015 (%)

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Can Lộc (2015)

Biểu đồ 4.2 cho thấy cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn tại huyện năm 2015 có sự chênh lệch rất lớn trong các nhóm ngành. Nông nghiệp vẫn là nhóm ngành có nhiều lớp đào tạo nhất chiếm 64,5% tổng số lớp tập huấn, đào tạo. Trong khi đó, các khóa đào tạo cho ngành nghề thuộc nhóm công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp mặc dù lao động TNNT có xu hướng lựa chọn các ngành này để tiếp cận nhiều hơn. Qua đây có thể thấy được sự không ăn khớp giữa vấn đề đào tạo nghề với nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn địa phương và lao động TNNT là lực lượng chủ yếu gánh chịu hậu quả của sự không ăn khớp này. Qua đánh giá, hầu như chỉ có số

lao động qua đào tạo dài hạn mới đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động còn đào tạo ngắn hạn, tập huấn đa phần chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, đại bộ phận tham gia tập huấn và đào tạo ngắn hạn trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã tạo thêm được việc làm, tăng thu nhập tại địa phương.

Hộp 4.2 Kinh phí đào tạo ít, không thể tính đến nhu cầu thị trường

Đối với công tác đào tạo nghề do các Trung tâm Dạy nghề và GTVL của các tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận phần nhiều cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của lao động TNNT. Phần vì kinh phí cho đào tạo nghề không nhiều, phần vì số lượng các lớp đào tạo ít, lại không có đều hàng năm, số lượng ngành nghề đào tạo chưa đa dạng dẫn đến thanh niên vốn đã ít được tiếp cận với các lớp đào tạo nghề do ngành lao động tổ chức, thì tiếp tục lại ít có cơ hội tìm đến các trung tâm dạy nghề của các tổ chức chính trị, xã hội.

Chính sách về hỗ trợ các điều kiện cho khởi nghiệp, tự tạo việc làm

Không thể không kể đến lượng thanh niên có việc làm do tự bản thân tạo ra và đây cũng là một hướng đi rất đúng đắn đối với những lao động TNNT muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tuy nhiên, không phải lao động thanh niên nào cũng có thể tự tạo việc làm ở khu vực nông thôn nên vấn đề nhận được các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước trong khởi nghiệp, lập nghiệp đối với nhóm thanh niên có ý chí này là rất cần thiết được quan tâm.

Hiện nay, chính sách của nhà nước đối với thanh niên tự khởi nghiệp mới chỉ hạn chế ở chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và chính sách đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp. Tuy nhiên, sự tiếp cận của lao động TNNT trên địa bàn với các hỗ trợ này còn hạn chế. Cụ thể, trong số lao động TNNT được điều tra, chỉ có 17% thanh niên tự tạo việc làm được điều tra vay được nguồn vốn ưu đãi, trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là Phú Lộc với 17,86% lao động TNTN tự tạo việc làm, thấp nhất là Xuân lộc (16,39%).

“...Số lượng các lớp đào tạo nghề hàng năm của Trung tâm được đăng ký từ năm trước, trên cơ sở nhu cầu mở lớp của các huyện, thành Đoàn. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hàng năm cho đào tạo nghề của Trung tâm có hạn nên chỉ có một vài huyện được bố trí các lớp dạy nghề với mức hỗ trợ cho rất ít học viên, do vậy, khó có thể tính đến nhu cầu thị trường để đào tạo nghề cho thanh niên...”

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ lao động TNNT tự tạo việc làm vay được các nguồn vốn ưu đãi tại huyện Can Lộc

Nguồn: Tổng hợp từ liệu điều tra (2016)

Cũng thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng thanh niên tự tạo việc làm tại huyện, thì hiện nay, vốn cho vay ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp cũng vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập: Nếu vay vốn không phải thế chấp thì mức vay thấp (tối đa chỉ được 30 triệu đồng/hộ vay), nếu vay vốn phải thế chấp thì lượng vốn có thể vay trên một dự án cũng không nhiều và tổng nguồn vốn này cũng còn rất hạn hẹp. Mặt khác, đối với các dự án vay cơ sở sản xuất kinh doanh, ngân hàng chính sách xã hội yêu cầu phải có kết quả sản xuất, kinh doanh trong 02 năm gần nhất, như vậy, vô tình các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập sẽ không đủ điều kiện vay. Hơn nữa, các thủ tục vay vốn ưu đãi, qua Ngân hàng Chính sách khá rườm rà, còn tình trạng cán bộ ngân hàng đòi thêm các khoản chi phí khác nên lao động TNNT cũng rất ngại tiếp cận với các nguồn vốn này. Vô tình, mặt trái của chính sách cho vay vốn ưu đãi trở thành một cản trở đối với lao động TNNT trong khởi nghiệp và lập nghiệp.

Về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp bằng tập huấn, cho tham gia các khóa đào tạo được lao động TNNT tại huyện nhận định là không có nhiều tác dụng. Chương trình đào tạo lặp lại, giảng viên không có nhiều kinh nghiệm, nội dung đào tạo không gắn với nhu cầu người học dẫn đến hầu như, lao động TNNT tự tạo việc làm tại huyện được điều tra không thích tham gia các lớp này.

Chính vì vậy, để nâng cao hơn khả năng tiếp cận việc làm cho đối tượng lao động TNNT tự tạo việc làm thì việc xem xét để thực hiện có hiệu quả các

chính sách hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết được quan tâm.

Chính sách đối với doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương

Trên địa bàn huyện Can Lộc, các chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương có được thực thi như ưu đãi về đất đai, các điều kiện sản xuất, …Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có khả năng tạo nhiều việc làm tại địa phương được hưởng ưu đãi này ít, doanh nghiệp còn mong muốn nhiều hơn sự ưu đãi từ các cơ quan chức năng như sự nhanh chóng trong giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong các thủ tục thành lập doanh nghiệp,… Điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm của lao động TNNT nhất là đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có nhu cầu sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)