Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới giải quyết việc làm.

Thu thập từ Internet để có các thông tin về tình hình giải quyết việc làm trong cả nước, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và những tư liệu có liên quan đến đề tài.

Thu thập từ Chi cục Thống kê, phòng Lao động TB&XH, Phòng Tài nguyên, Môi trường, Trung tâm dạy nghề huyện về các thông tin và tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như Báo, các tạp chí chuyên ngành, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, truyền thanh…. Để thấy được thực trạng, từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Thu thập từ những cơ quan Nhà nước qua các văn bản quy định việc hỗ trợ giải quyết việc làm.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để tiến hành tổng hợp, phân tích và trình bày trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài. Nguồn thông tin này sẽ được tiến hành thu thập được từ phỏng vấn, điều tra trực tiếp thanh niên nông thôn (kể cả có việc làm và chưa có việc làm) thuộc các hộ nông dân trong các điểm nghiên cứu. Đồng thời, điều tra các tổ chức, cơ quan có liên quan đến màng lưới giải quyết việc làm cho thanh niên.

Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 150 thanh niên tại 3 xã: Xuân Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong phiếu điều tra, tập trung vào các thanh niên chưa có việc làm và thanh niên có việc làm bao gồm lao động nữ, lao động nam làm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ... và tiến hành lấy ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý tại một số cơ quan, đơn vị tiếp nhận lao động

thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện như: Cán bộ huyện (Lãnh đạo huyện, phòng LĐ-TBXH huyện); Cán bộ huyện đoàn; Trung tâm giới thiệu việc làm; Cơ sở dạy nghề; Các doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng lao động….

Bảng 3.5 Mô tả mẫu điều tra các đối tượng Nội dung điều tra Đơn vị điều tra

Số mẫu điều tra Đơn vị

tính

Số lượng 1- Tình hình về điều kiện, kinh tế, xã hội

liên quan đến việc làm ở nông thôn

Xuân Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc

xã 03

2- Sử dụng lao động và công tác quản lý thanh niên nông thôn

Các cán bộ quản lý Can Lộc

người 18 3- Lao động thanh niên nông thôn Xuân Lộc, Thượng Lộc,

Phú Lộc

người 150 3.2.3. Phương pháp tổng hợp

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp số liệu và sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu. Để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập và phân tích thông tin trong một khoảng thời gian cần thiết phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các số liệu phân tích sẽ nói lên thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng.

Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được chỉnh lý, tổng hợp và hệ thống hóa lại theo nội dung nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, kết quả điều tra sẽ được đánh giá, phân tích thực trạng các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thông qua việc sử dụng phương pháp thông kê mô tả.

- Phương pháp so sánh: Phân tích yêu cầu tạo việc làm đối với nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn; phân tích thực trạng tạo việc làm và các giải pháp tạo việc làm và phân tích các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số nước trên thế giới.

- Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi sẽ tra cứu kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài. Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những chuyên gia trong lĩnh vực giải quyết việc làm; xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa

học, các nhà quản lý về đánh giá nhu cầu tạo việc làm, khả năng tạo việc làm và những chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về thực trạng tạo việc làm và xác định khả năng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn được chính xác hơn.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng số thanh niên là tổng số người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

- Quy mô thanh niên :

+ Số thanh niên hiện có: Là số thanh niên có mặt tại thời điểm nghiên cứu.

* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả

-Tỷ lệ thanh niên Số người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi có mặt địa phương có mặt ở điạ phương (%) =

Dân số từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi -Tỷ lệ thanh niên Số người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi có việc làm có việc làm (%) =

Dân số từ đủ 16 tuổi trở lên hoạt động kinh tế - Cơ cấu TN có việc làm : Kinh tế (NN, TTCN, DV) Chia theo ngành kinh tế (%) =

Tổng số TN có việc làm Số TN thực tế sử dụng - Tỷ suất sử dụng lao động TN = Tổng số TN có khả năng sử dụng Tổng thu nhập của TN - Thu nhập bình quân 1 TN = Tổng số TN

Thu nhập BQ 1 TN trong năm - Thu nhập 1 TN/ngày công =

-Tỷ lệ thanh niên Số người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi tham gia tư vấn được tư vấn nghề (%) =

Dân số từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi trong toàn huyện

Tỷ lệ thanh niên Số người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi được dạy nghề được dạy nghề (%) =

Dân số từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi trong toàn huyện Tỷ lệ thanh niên Số người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi được tạo việc làm được tạo việc l àm (%) =

Dân số từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi trong toàn huyện - Tổng số thanh niên được tư vấn nghề hàng năm.

- Tổng số thanh niên được dạy nghề hàng năm. - Tổng số được tạo việc làm hàng năm.

- So sánh hiệu quả kinh tế, thu nhập; hiệu quả lao động và việc sử dụng lao động nông nhàn, thời gian nhàn rỗi của thanh niên có tham gia và không tham gia các chương trình tư vấn và tạo việc làm.

- So sánh hiệu quả kinh tế, thu nhập; hiệu quả lao động và việc sử dụng lao động nông nhàn, thời gian nhàn rỗi của thanh niên trước và sau khi tham gia chương trình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật.

- So sánh hiệu quả kinh tế, thu nhập; hiệu quả lao động và việc sử dụng lao động nông nhàn, thời gian nhàn rỗi của thanh niên trước và sau khi tham gia chương trình vay vốn ưu đãi nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đi lao động nước ngoài và học nghề.

- So sánh hiệu quả kinh tế, thu nhập; hiệu quả lao động và việc sử dụng lao động nông nhàn, thời gian nhàn rỗi của thanh niên trước và sau khi tham gia chương trình dạy nghề.

- So sánh hiệu quả kinh tế, thu nhập; hiệu quả lao động và việc sử dụng lao động nông nhàn, thời gian nhàn rỗi của thanh niên trước và sau khi tham gia chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC TRONG THỜI GIAN QUA THÔN HUYỆN CAN LỘC TRONG THỜI GIAN QUA

4.1.1. Giải pháp của địa phương tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Giải pháp tạo việc làm luôn là vấn đề quan trọng được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội quan tâm. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền và các đoàn thể, đặc biệt được sự quan tâm của Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn đã có chính sách, chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Can Lộc.

4.1.1.1. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Ngày 20/7/2007, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 34-NQ/HU về 6 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2007 - 2012, trong đó Chương trình phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình giảm nghèo đã đề ra nhiệm vụ mở rộng các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Để giải quyết vấn đề việc làm, trong thời gian qua huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án số 11/ĐA-UBND ngày 16/9/2007 về xuất khẩu lao động giai đoạn 2007 – 2012. Nhằm chủ trương đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân tham gia vào thực hiện chủ trương này, do vậy, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp.

Bảng 4.1. Sự di chuyển lao động của huyện Can Lộc qua 3 năm

ĐVT: Người TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%) 14/13 15/14 BQ 1 Di chuyển LĐ trong nước 3.376 2.959 2.261 87,65 76,41 82,03 2 Xuất khẩu lao động 439 561 682 127,79 121,56 124,68

Lao động qua đào tạo 173 197 217 113,87 110,15 112,01 Lao động phổ thông 266 364 465 136,84 127,74 132,29 3 Tổng cộng 3.815 3.323 2.762 87,10 83,11 85,11

Từ những nỗ lực trên, công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Năm 2013 toàn huyện xuất khẩu được 439 lao động sang các thị trường như Hàn Quốc, Qatar, Malaixia, Đài Loan…, sang năm 2014 tăng lên 561 người, đến năm 2015 con số này đạt 682 trường hợp;

Tuy nhiên, trong số lao động xuất khẩu năm 2013 có tới 60,6% là lao động phổ thông và có xu hướng tăng mạnh, năm 2015 tăng lên 68,2%. Đây là một điểm yếu của lao động xuất khẩu vì chất lượng thấp, do vậy bất lợi cho người lao động như mức lương không cao, chế độ lao động ít…Xu hướng di cư lao động sang một số nước láng giềng như Thái Lan và Lào đang có xu hướng gia tăng, song đi kèm nó là những khó khăn trong công tác quản lý hành chính.

Bảng 4.2. Tình hình xuất khẩu LĐ trong độ tuổi thanh niên của huyện Can Lộc của huyện Can Lộc

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%) 14/13 15/14 BQ Số người đi XKLĐ người 439 561 682 127,79 121,56 124,68 Số TNNT đi XKLĐ người 397 454 505 114,35 111,23 112,79 Tỷ lệ TNNT XKLĐ/tổng số XKLĐ % 90,43 80,92 74,05 89,48 91,51 90,50 Số TNNT XKLĐ hỗ trợ người 124 136 150 109,68 110,29 110,00 % được hỗ trợ so với tổng số % 31,23 30,00 29,70 96,06 99,00 97,53

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Can Lộc (2015)

Bảng 4.2 cho thấy, số lượng lao động trong độ tuổi thanh niên được xuất khẩu sang các nước ngày càng tăng, năm 2013 có 397 người, đến năm 2015 con số này là 505 người, tăng 108 người.

Công tác xuất khẩu lao động bước đầu được đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng hơn, chú trọng nhiều hơn đến những thị trường ổn định, có thu nhập cao. Tổ chức kinh tế tham gia tuyển dụng lao động đi xuất khẩu cũng được mở rộng hơn, nhiều đơn vị có năng lực đã tạo thuận lợi trong quá trình giáo dục định hướng cũng như bảo lãnh hợp đồng cho TNNT đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như: ban hành các văn bản thực hiện còn chậm, chưa đầy đủ, chưa thực sự bám sát, cập nhật với sự thay đổi của thị trường, còn thiếu các chính sách đặc biệt là việc hỗ trợ nguồn vốn vay đi xuất khẩu lao động chưa đủ mạnh để mở

rộng thị trường, khả năng tạo việc làm ổn định chưa bền vững, trong khi huyện đã đầu tư phát triển số lượng lớn lực lượng thanh niên trẻ có trình độ.

4.1.1.2. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm cho thanh niên

Trong những năm qua, tổ chức Đoàn đã phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng dạy nghề, các hội sinh viên, các doanh nghiệp trên địa bàn; các phương tiện thông tin đại chúng đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ việc làm cho thanh niên nông thôn rất hiệu quả, đã tạo việc làm cho nhiều lao động.

Công tác hướng nghiệp, tư vấn đào tạo nghề

Thông qua hệ thống giáo dục đào tạo các cấp bậc học. Việc hướng nghiệp thông qua hệ thống nhà trường ở các bậc học đã được các trường chú trọng, lồng ghép vào các chương trình giảng dạy ở các bộ môn, nhằm thông qua đó gợi mở hướng cho học sinh lòng ham mê, từ đó tự ý thức về nghề nghiệp, việc làm trong tương lai của mình, nhất là đối với học sinh cuối cấp. Hình thức hướng nghiệp ở các trường còn tạo ra cầu nối giữa hệ thống giáo dục đào tạo và nhu cầu của xã hội.

Thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên. Tổ chức Đoàn phối hợp với ngành giáo dục, các trường đại học, cao đẳng, cơ quan thông tấn đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp trong các trường THPT thông qua các buổi tọa đàm, trao đổi giao lưu tư vấn cho học sinh cuối cấp, tư vấn mùa thi đã giúp cho các thanh niên nông thôn có những thông tin cần thiết để chọn nghề phù hợp năng lực, sở thích của mình. Kết quả trong những năm qua cho thấy sự phân luồng trong các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, đối tượng thanh niên sống ở nông thôn đã có sự chọn lựa, cân nhắc ngành nghề.

Đối với sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng xuất thân từ nông thôn, Đoàn thanh niên đã động viên, cổ vũ, hỗ trợ hướng nghiệp tư vấn nghề, tư vấn chọn nơi làm việc khi ra trường giúp cho sinh viên tự đánh giá nghề nghiệp và việc làm lâu dài ổn định ngay tại địa phương.

Bảng 4.3. Kết quả tư vấn, đào tạo và tập huấn nghề nghiệp, kỹ thuật cho TNNT huyện Can Lộc giai đoạn 2013 - 2015

Nội dung Đơn vị tính

Năm So sánh

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ Tư vấn, định hướng nghề và tập huấn kỹ thuật

Số hoạt động tư vấn, định hướng nghề tuyển sinh Đại học, Cao đẳng

Hoạt

động 6 7 8 116,67 114,29 115,48

Số lượng thanh niên, học sinh được tư vấn, định hướng nghề

Người

5.675 6.528 7.420 115,03 113,66 114,35

Tập huấn kỹ thuật cho thanh niên nông thôn

Số lớp tập huấn Lớp 3 4 5 133,33 125,00 129,17

Số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo Người 260 370 490 142,31 132,43 137,37

Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn 3.704 4.827 5.581 130,32 115,62 122,97 TNNT là sinh viên cao đẳng, đại học trở lên Người 479 565 672 117,95 118,93 118,44 Thanh niên nông thôn học trung cấp nghề Người 1.956 2.867 3.412 146,57 119,01 132,79 Thanh niên nông thôn học chứng chỉ nghề Người 1.269 1.395 1.497 109,93 107,31 108,62

Số lượng câu lạc bộ, mô hình thanh niên phát triển kinh tế

CLB

7 10 13 142,86 130,0 136,42

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Can Lộc (2015)

Thông qua công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn nhằm huy động nguồn nhân lực trẻ có trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, với những đặc điểm đặc thù của địa phương trong những năm qua từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)