Thu nhập của thanh niên nông thôn theo các mức tại các xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 92)

Bảng 4 .12 Thông tin biến động việc làm của các đối tượng được điều tra

Bảng 4.16 Thu nhập của thanh niên nông thôn theo các mức tại các xã điều tra

tại các xã điều tra

Mức thu nhập Tình trạng việc làm Tổng số (Người) Có việc làm (Người) Thiếu việc làm (Người) Thất nghiệp (Người) < 2 triệu 14 23 42 79 2 – 4 triệu 5 44 0 49 > 4 triệu 18 4 0 22 Tổng 37 71 42 150

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC

4.2.1. Các yếu tố khách quan

4.2.1.1. Sự mất cân đối trong cung và cầu lao động

Trên thị trường lao động của nước ta hiện nay hiện tượng cung về lao động vượt quá cầu về lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả tiếp cận việc làm của thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng với mức độ thấp, khi mà hàng năm lực lượng lao động được bổ sung mới với số lượng khá lớn so với các nhà máy, khu công nghiệp, chế biến còn hạn chế, không tương ứng với nhu cầu việc làm.

Nhu cầu về lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, ngành hay doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động. Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu về lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức… của doanh nghiệp càng ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng lao động. Trong đó, các chỉ số quan trọng nhất thể hiện chất lượng lao động là trình độ tinh thông nghề nghiệp, mức độ phù hợp của nghề nghiệp được đào tạo với công việc được giao, kỷ luật lao động,…

Các chỉ số quan trọng để tính cầu thực tế về lao động, tức là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng chỗ việc làm mới, chỗ làm việc bỏ trống. Tuy nhiên, thực tế, việc thu thập những số liệu này còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cầu thực tế về lao động cho đến nay mới chỉ được xem xét trong giới hạn tổng số chỗ làm việc mới được tạo ra hàng năm.Cầu thực tế về lao động, tức là nhu cầu thực tế về lao động được tính qua các chỉ số quan trọng cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng chỗ làm việc mới, chỗ làm việc bỏ trống, việc thu thập những số liệu này gặp nhiều khó khăn.

Hộp 4.1. Vừa thừa, vừa thiếu lao động

Hiện tại, với các nhóm đối tượng TNNT chưa có việc làm được điều tra chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động tại địa phương mà cụ thể là yêu cầu về chất lượng lao động. Trong dự báo nhu cầu lao động trong thời gian tới thì có thể thấy, lượng cầu lao động có trình độ, tay nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn và nếu thanh niên nông thôn không đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì kể cả số lượng cung lao động chưa vượt quá cầu, vẫn sẽ có một bộ phận lớn thanh niên không có khả năng tiếp cận được việc làm.

4.2.1.2. Hệ thống thông tin việc làm

Hệ thống thông tin về lao động, việc làm giúp cho người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển lao động cho các chỗ làm trống và chỗ làm mới, giúp cho các trung tâm GTVL có được thông tin về các chỗ làm, điều kiện làm việc, yêu cầu đối với lao động… để từ đó cung cấp cho người tìm việc lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất. Đối với người lao động, thông qua thông tin việc làm, thông tin tuyển dụng để tìm kiếm các cơ hội đào tạo (hiện có khoá đào tạo nào? ở đâu? Chi phí đào tạo? Các mức hỗ trợ? Thời gian?), cơ hội tìm kiếm việc làm (ở đâu đang có chỗ hay việc làm trống? loại hình công việc? địa điểm? yêu cầu kỹ năng? Điều kiện làm việc?...).

Mục đích của các doanh nghiệp, nhà máy cần sử dụng lao động là làm sao truyền tải các thông tin về nghề nghiệp, việc làm, vị trí tuyển dụng của công ty đến những người lao động đang tìm việc; mạng lưới thông tin của họ phải đến được đúng nơi, đúng đối tượng đang có nhu cầu việc làm. Các thông tin phải đảm bảo độ chính xác, qua đó các công ty mới tuyển được người mà mình mong muốn, đúng vị trí mà tiết kiệm được chi phí tuyển dụng. Nhìn chung các công ty, doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng thường truyền tải thông tin tuyển dụng của họ

“Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên chất lượng lao động của địa phương bị đánh giá còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có đến 65,25% lao động không qua đào tạo; 78% thanh niên trong độ tuổi 20-24 khi tham gia vào thị trường lao động chưa được đào tạo nghề hoặc có đào tạo nhưng vẫn bị hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Do vậy không đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp”

Nguồn: Phỏng vấn ông Trưởng BQL các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (2016)

đến với lao động thông qua những cách chủ yếu như thông qua các trung tâm GTVL, sàn giao dịch việc làm, đăng thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng hay liên hệ với các tổ chức chính trị xã hội với các chính sách đào tạo đặt hàng học viên trước khi nhận vào làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)