Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 53)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Can Lộc là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh. Địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp với huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh; Phía Nam giáp huyện Thạch Hà; Phía Tây giáp với Đức Thọ và Hương Khê; Phía Đông giáp huyện Lộc Hà. Diện tích tự nhiên của huyện là 302 km2, chiếm 5,04% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, xếp thứ 7 trong tổng số 13 huyện thị, thành phố. Huyện có 23 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn: thị trấn Nghèn (huyện lỵ) và 22 xã: Thiên Lộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga, Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc. Huyện lỵ của huyện Can Lộc là thị trấn Nghèn cách thành phố Hà Tĩnh 20 km, cách thị xã Hồng Lĩnh 10 km, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 30 km. Huyện nằm ở vị trí các đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15, tỉnh lộ 12, tỉnh lộ 6, tỉnh lộ 7… nối liền với các huyện thị trong tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giao lưu và phát triển kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm của toàn huyện. Tổng quy mô dân số là: 171.067 người theo đặc điểm tự nhiên và xã hội phân bố như sau: Thành thị và nông thôn: Vùng thành thị gồm thị trấn Nghèn với dân số: 10.710 người, vùng nông thôn bao gồm 22 xã còn lại với dân số 160.357 người (Phòng Thống kê huyện Can Lộc, 2015).

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Số liệu từ trung tâm khí tượng thuỷ văn vùng cho thấy huyện Can Lộc nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự phân hóa khí hậu không thật sự rõ rệt theo quy luật thời gian và khá khắc nghiệt. Đặc điểm chung là chia thành 2 mùa: mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ bình quân hàng năm 24,50C, nhiệt độ tối cao là 37,90C (ở tháng 6 và tháng 7), nhiệt độ tối thấp là 10,40C (ở tháng 2). Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn, trung bình 2.462,8mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 là 2.005,4 mm (chiếm 81,4% cả năm). Tổng lượng mưa các tháng còn

lại chỉ chiếm khoảng 18,6% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi: mùa Đông khi nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ 15 - 55% lượng mưa. Mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn, lượng bốc hơi của 6 - 7 tháng mùa nóng bằng 106 - 150% lượng mưa, như vậy có sự chênh lệch rất lớn về lượng bốc hơi giữa các tháng trong mùa nóng và mùa lạnh. Độ ẩm không khí bình quân năm là 81,5%.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Tình hình phân bổ sử dụng đất đai

Xem bảng phân tích ta thấy, diện tích đất nông nghiệp năm 2013 của toàn huyện là 23.293ha, chiếm tỷ lệ 22,09% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện cho thấy rằng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, là ngành chủ đạo của huyện. Bên cạnh đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 52,16% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện chứng tỏ huyện Can Lộc có nguồn đất lâm nghiệp dồi dào. Trong hai năm trở lại đây vì huyện Can Lộc phải nhường lại mặt bằng cho dự án khu công nghiệp với diện tích khá lớn nên diện tích đất nông nghiệp cũng như diện tích đất ở cũng bị giảm sút.

Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm nhưng không đáng kể nguyên nhân chính do bị khai thác đất, đá tại các ngọn núi. Từ 52,16% năm 2013 đến 50,64% năm 2015, tức giảm 1.601ha. Đất phi nông nghiệp có xu hướng biến động tăng, nguyên nhân do đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có xu hướng giảm nhường vào đó là đất phi nông nghiệp tăng do nhiều mục đích khác nhau như đất ở tăng, đất chuyên dùng tăng và đất phi nông nghiệp khác cũng tăng.

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ sử dụng đất đai của huyện Can Lộc qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 14/13 15/13 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 105.429 100,00 105.429 100,00 105.429 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Đất nông nghiệp 23.293 22,09 23.293 22,09 18.193 17,26 100 78,12 88,00

1.1 Đất trồng cây hàng năm 19.147 82,20 19.147 82,20 15.649 86,02 100 81,73 90,00

1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.146 17,80 4.146 17,80 2.544 13,98 100 61,36 78,00

2. Đất lâm nghiệp 54.990 52,16 54.870 52,04 53,389 50,64 99,78 97,09 98,00

2.1 Đất rừng sản xuất 18.097 32,91 18.097 32,98 17.497 32,77 100 96,68 98,00

2.2 Đất rừng phòng hộ 30.658 55,75 30.539 55,66 29.658 55,55 99,61 96,74 98,00

2.3 Đất rừng đặc dụng 6.234 11,34 6.234 11,36 6.234 11,68 100,00 100,00 100,00

3. Đất phi nông nghiệp 12.061 11,44 12.061 12,73 19.988 18,96 100,00 165,72 132,86

3.1 Đất ở 5.348 44,34 5.627 46,65 7.988 39,96 105,22 141,96 123,59

3.2 Đất chuyên dùng 4.388 36,38 4.388 36,38 5.962 29,83 100,00 135,87 117,94

3.3 Đất phi nông nghiệp khác 2.325 19,28 2.046 16,96 5.038 25,21 88,00 246,24 167,12

4. Đất chưa sử dụng 13.859 13,14 13.859 13,14 13.859 13,14 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Can Lộc (2015)

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

- Kết cấu hạ tầng

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Can Lộc được hình thành 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh và huyện. Đến năm 2015 tổng số đường nhựa và đường bê tông trong toàn huyện là 595,8 km trong đó tuyến đường do TƯ, tỉnh quản lý là 71,4 km; tuyến đường do huyện quản lý là 75 km và giao thông nông thôn là 449,4 km. Đường mới được nâng cấp, sửa chữa có xu hướng tăng dần và đường xấu, đường xuống cấp có xu hướng giảm dần qua các năm. Hiện nay 100% số xã có đường ô tô vào được trung tâm và đã được nhựa hoá. Các công trình giao thông nông thôn (đường liên thôn, liên xóm, đường trong khu dân cư) đã được cải tạo, nâng cấp, nhiều tuyến đã được bê tông hóa tạo điều kiện giao thông đi lại, vận chuyển thuận lợi. Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường giao thông nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện, những vùng có địa hình phức tạp, địa bàn rộng hệ thống đường giao thông nội xã còn nhiều khó khăn đặc biệt vào mùa mưa.

- Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của huyên trong những năm qua đã được đầu tư khá đồng bộ, cho đến nay hệ thống thông tin liên lạc đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư trong huyện.

Hệ thống đài truyền hình, đài phát thanh thường xuyên được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, đảm bảo đưa đầy đủ kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu về kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, giá cả thị trường ...góp phần tích cực nâng cao mặt bằng dân trí trong huyện.

- Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Kinh tế của huyện Can Lộc hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh và cả nước, từng bước đi vào ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện nhiều so với trước đây, hộ nghèo trên

địa bàn có xu hướng giảm hẳn. Chương trình XĐGN được các cấp, các ngành quan tâm triển khai sâu rộng và thiết thực. Nhiều chương trình, dự án XĐGN tạo được hiệu quả tích cực. Tỷ lệ hộ đói nghèo có xu hướng giảm khá, hiện không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm xuống còn 9%.

Trong những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ổn định ở mức cao, giá trị sản xuất hàng năm tăng lên rõ rệt. Nếu như, tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2013 đạt 4.594,1 tỷ đồng, thì năm 2015 tăng lên là 6.412,7 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 năm giá trị sản xuất toàn huyện đã tăng 1.818,6 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 118,15%), trong đó:

+ Ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.974,1tỷ đồng, năm 2015 tăng lên là 2.565,7 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 591,6 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 114,01%).

+ Ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng: Giá trị sản xuất năm 2013 là 1.760,5 tỷ đồng, thì năm 2015 là 2.518,9 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm từ 2013 đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng tăng 758,4 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 119,62%)..

+ Ngành Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất năm 2013 là 859,5 tỷ đồng, thì năm 2015 tăng lên là 1.328,1 tỷ đồng. Trong 3 năm từ 2013 đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành Thương mại, dịch vụ tăng 468,6 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân là 124,32%), như vậy đây là ngành có mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm qua.

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế xem số liệu Bảng 3.2Như vậy qua số liệu Bảng 3.2 trong tổng số giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đều tăng, quy mô được mở rộng, đặc biệt các ngành thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp có chiều hướng tăng điều đó góp phần không nhỏ tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn.

Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế qua 3 năm 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%) GT (tỷ.đ) Cơ cấu (%) GT (tỷ.đ) Cơ cấu (%) GT (tỷ.đ) Cơ cấu (%) 14/13 15//14 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 4.594,1 100 5.428,5 100 6.412,7 100 118,16 118,13 118,15 1.1 Ngành Nông nghiệp 1.974,1 42,97 2.226,8 41,02 2.565,7 40,01 112,80 115,22 114,01 1.2 Ngành CN – XD 1.760,5 38,32 2.117,6 39,01 2.518,9 39,28 120,28 118,95 119,62 1.3 Ngành TM – DV 859,5 18,71 1.084,1 19,97 1.328,1 20,71 126,13 122,51 124,32

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Can Lộc (2015)

Tuy nhiên, Can Lộc vẫn là một huyện nghèo sản xuất chính của người dân là thuần nông, sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chưa nhiều, chất lượng nông sản chưa cao, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, số lượng ngành nghề, kỹ thuật công nghệ còn hạn chế, chưa tận dụng khai thác được thế mạnh dịch vụ - du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Do vậy cần phải có sự đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa để có thể tập trung khai thác tốt các nguồn lợi nhằm đưa nền kinh tế huyện Can Lộc ngày càng phát triển và ổn định.

3.1.2.2. Về xã hội

Đời sống nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục được cải thiện, cùng với mức tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, sự hỗ trợ về vốn của nhà nước thông qua chương trình GQVL, XĐGN của các tổ chức đoàn thể cùng với sự nổ lực hỗ trợ người dân của chính quyền các cấp nên đời sống của người dân huyện Can Lộc không ngừng được nâng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15% năm 2013 xuống còn 9% năm 2015. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất từng bước được quan tâm, cơ cấu sản xuất được chuyển đổi, tạo điều kiện cho hàng hóa được giao thương, việc tiếp cận vào các thị trường của người dân ngày càng sâu hơn.

- Về văn hóa: thời gian qua huyện đã tập trung chỉ đạo việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc địa phương, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng. Việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện tốt thông qua hệ thống phát thanh ở cơ sở và thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

- Về giáo dục và đào tạo: trong những năm qua ngành giáo dục huyện Can Lộc luôn được tỉnh đánh giá cao và là một trong những ngọn cờ đầu của ngành giáo dục tỉnh nhà. Đến nay, ngành đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ đạt giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và đậu vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước ngày càng nhiều.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển y tế, giáo dục Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo

- Số trường giáo dục Trường 86 84 84

Số phòng Phòng 851 863 887

Số lớp Lớp 859 851 851

Số học sinh Học sinh 24.827 24.761 24.795

Số giáo viên Giáo viên 2.542 2.656 2.857

Sự nghiệp y tế

Số bệnh viện Cái 01 01 01

Số trạm xá Cái 32 32 32

Số giường bệnh Giường 345 351 360

Số cán bộ y tế Người 280 284 290

Nguồn: Chi cục Thống kê Can Lộc (2015) - Về y tế: sự nghiệp y tế của huyện những năm gần đây tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng khám chữa bệnh phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay, Can Lộc có một Bệnh viên cấp huyện, một phòng khám đa khoa ở khu vực và 23 trạm y tế xã, thị trấn (trong đó có 19 trạm đạt chuẩn quốc gia), có 360 giường bệnh với 290 cán bộ.

- Tình hình dân số, lao động

Dân số, lao động thể hiện tiềm năng sức lao động, đây là một trong những nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.4. Tình hình dân số - lao động

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ 1. Tổng dân số người 167.915 100 169.722 100 171.067 100 101,1 101,88 100,93

Số nhân khẩu ở nông thôn “ 162.386 96,70 161.223 95,00 160.357 93,74 99,23 98,75 99,37

Số nhân khẩu ở thành thị “ 5.529 3,29 8.499 5,00 10.710 6,26 153,72 193,71 139,18

2. Tổng số hộ hộ 40.727 100,00 41.123 100,00 42.273 100,00 100,97 103,79 101,88

Hộ nông nghiệp " 37.116 91,13 35.602 86,57 34.904 82,57 95,92 94,04 96,97

Hộ phi nông nghiệp “ 2.596 6,37 4.553 11,07 6.474 15,31 175,38 249,38 157,92

Hộ ngư nghiệp “ 1.015 2,5 968 2,36 895 2,13 95,37 88,18 93,90

Trong đó số hộ nghèo “ 6.100 15,00 4.943 12,02 3.804 9,00 81,03 76,95 78,99

3. Tổng số lao động l.động 78.920 100 79.316 100 79.434 100 100,50 100,65 100,33

Lao động nông nghiệp “ 66.839 84,69 65.712 82,85 64.587 81,31 98,31 96,63 98,3

Lao động phi nông nghiệp “ 9.453 11,98 11.103 14,00 12.953 16,33 117,45 137,03 117,06

Lao động thuỷ sản “ 2.628 3,33 2.501 3,15 1.894 2,38 95,17 72,07 84,89

Nguồn: Chi cục Thống kê Can Lộc (2015)

Qua bảng phân tích cho thấy dân số trên địa bàn huyện Can Lộc chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm trên 93,74% so với dân số trên toàn huyện) Tổng số hộ trong toàn huyện năm 2015 là 42.273 hộ có chiều hướng tăng lên so với năm 2013, chủ yếu là do quá trình sống tách hộ, xu hướng các thanh niên khi lập gia đình muốn ra sống riêng. Năm 2015 toàn huyện còn 11.928 hộ nghèo, chiếm 26,73% so với tổng số hộ dân. Mặc dù trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của cả nước trong công cuộc XĐGN, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã có nhiều nổ lực cố gắng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 15% giảm xuống còn 9% năm 2015. Năm 2013, lực lượng lao động trên toàn huyện tương đối dồi dào. Toàn huyện có 78.920 lao động trong độ tuổi chiếm gần 47% so với tổng dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)