Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Một số vấn đề lý luận về giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

2.1.4.1. Các yếu khách quan

- Nhu cầu lao động của thị trường

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhà sử dụng lao động đòi hỏi đáp ứng đủ số lao động có trình độ phù hợp với nhu cầu cần thiết của thị trường tránh tình trạng thừa “thầy thiếu thợ”. Vì vậy, nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, của các ngành kinh tế rất lớn. Do đó cần thiết phải tạo được hệ thống mạng lưới lao động phù hợp với nhu cầu thị trường thông qua:

+ Hệ thống đào tạo trình độ văn hóa phải đảm bảo phổ cập đủ cho lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Hệ thống dạy nghề đáp ứng theo nhu cầu cả về số lượng và chấp lượng như: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

+ Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề nghề phải đảm bảo đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu

- Thông tin về lao động, việc làm và thị trường lao động hỗ trợ cho công tác giải quyết việc làm

Thông tin về lao động, việc làm và thị trường lao động là điều kiện cơ bản để cung và cầu lao động gặp nhau, là mấu chốt của vấn đề giải quyết việc làm. Trên thị trường lao động có rất nhiều thông tin của người lao động tìm việc làm

và người sử dụng lao động tuyển lao động. Người lao động cần có thông tin chính xác để chọn được công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng và điều kiện của bản thân với mức chi phí dịch vụ thấp nhất. Người sử dụng lao động cũng cần có thông tin chính xác để tuyển dụng được lao động phù hợp với vị trí doanh nghiệp cần với mức chi phí tuyển dụng thấp nhất. Nhằm tiết kiệm chi phí cho cả người lao động và người sử dụng lao động, hệ thống trung tâm dịch vụ cung cấp thông tin thị trường lao động ra đời, hỗ trợ tích cực cho công tác giải quyết việc làm.

Do những khó khăn đặc thù về địa bàn, thị trường lao động khu vực nông thôn rất cần những thông tin chính thống cung cấp cho người lao động và người tuyển dụng lao động. Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp cần tham gia tích cực trong việc cung cấp và kết nối thông tin giữa người lao động và người tuyển dụng lao động. Các hình thức tư vấn tuyển dụng trực tiếp, ngày hội chọn việc rất phù hợp với thanh niên nông thôn khi có sự đồng hành của Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong hỗ trợ lao động trẻ tìm việc làm.

- Hoạt động của các kênh giao dịch việc làm như: Chợ lao động; Hệ thống trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm; Hoạt động giới thiệu việc làm của các cơ quan trung gian…là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. Nếu hoạt động của các kênh giao dịch việc làm được phát triển mạnh mẽ và hiệu quả giúp cho lực lượng lao đông thanh niên nông thôn tiếp cận việc làm dễ hơn và ngược lại.

- Cơ chế chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Mỗi chính sách phát triển kinh tế - xã hội như: chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án trọng điểm, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm, phát triển kinh tế biển, đảo… đều có tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động.

Nền kinh tế thị trường nước ta có nhiều thành phần tham gia như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thành phần kinh tế hỗn hợp; đồng thời hình thành nhiều loại thị trường như: thị trường hàng hoá, thị trường tài chính - chứng khoán, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường lao động … Thông qua thị trường lao

động với các dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn và giới thiệu việc làm, cung - cầu lao động có điều kiện gặp nhau. Người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp với mức lương hợp lý, người sử dụng lao động cũng có cơ hội lựa chọn được người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đặc biệt, các chính sách của Chính phủ về dạy nghề và giải quyết việc làm đều có tác động trực tiếp đến lực lượng lao động, tạo cơ hội hoặc cản trở lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách về giải quyết việc làm cho lao động như: Đề án 103 về “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ... đã tạo ra những hành lang pháp lý cơ bản, giúp thanh niên thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm.

2.1.4.2. Các yếu tố chủ quan

Chất lượng nguồn lao động được thể hiện qua những tiêu chí về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sức khoẻ - thể lực và trí lực của người lao động. Do vậy, đó là nhân tố quan trọng xác định chất lượng cung lao động và tác động quan trọng đến cầu lao động.

Về thể lực: Là yếu tố quan trọng cho phép một lao động có điều kiện tham gia vào quá trình lao động, là điều kiện cần mà TTLĐ đòi hỏi ở người lao động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thể trạng của người lao động như: tuổi tác, giới tính, chế độ dinh dưỡng...Tình trạng thể lực của lao động: Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt Nam năm 2006, người lao động Việt Nam nói chung và lao động trong độ tuổi thanh niên có thể lực yếu, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1,57 m; cân nặng 49,4 kg thì các con số tương ứng của người Philipin là 1,63 m; 53,5 kg; người Nhật là 1,65 m; 54,3 kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% (số liệu điều tra năm 2006). Các số liệu điều tra năm 2006 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 44%. Lao động trên địa bàn huyện Can Lộc nói riêng và Hà Tĩnh nói chung cũng không nằm ngoài thực trạng đó.

Về trí lực: Trong quá trình tiếp cận việc làm thì yếu tố trí lực của con người đóng vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng công việc. Nếu một lao động có nhận thức đầy đủ, có kiến thức cơ bản và đặc biệt là có kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất thì lao động đó dễ được thị trường lao động tiếp nhận.

Về tính chủ động của người lao động, ý thức kỷ luật của người lao động và động lực người lao động cũng sẽ làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ. Những nhân tố như: thái độ bản thân, của gia đình, cha mẹ, vợ, chồng... đối với việc đi làm của một cá nhân, mức thu nhập bình quân của những thành viên trong gia đình, hoặc sống trong cảnh nghèo sẽ ít cơ hội mặc dù họ mong muốn điều này. Người nghèo sẽ ít có cơ hội được học tập, đào tạo nghề, họ thiếu thông tin, khó có điều kiện di chuyển để tìm việc làm cũng như dễ bị kỳ thị trên thị trường lao động.

Các đặc tính nhân khẩu học của người lao động như tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận: Một số nghiên cứu cho thấy giới tính nam dễ tiếp cận thành công việc làm hơn những lao động nhiều tuổi và giới tính nữ.

Với mỗi quốc gia, địa phương, nền giáo dục và đào tạo quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động. Giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, kỹ năng cần thiết cho người lao động. Nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế - xã hội cho rằng nếu đầu tư một đơn vị vật chất cho giáo dục sẽ tiết kiệm được bẩy đơn vị vật chất trong tương lai. Bởi vậy, đa số các nước phát triển đều coi trọng phát triển giáo dục. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Ở các quốc gia phát triển, lao động có thể lực tương đối tốt, trí lực tinh thông, được đào tạo khá bài bản nên chất lượng nguồn lao động khá tốt, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, có khả năng cung cấp đội ngũ chuyên gia có trình độ cao cho các quốc gia khác. Ngược lại các quốc gia kém phát triển, thể lực người lao động yếu, việc đào tạo không bài bản làm cho chất lượng lao động không đáp ứng yêu cầu, nhất là những lĩnh vực cần lao động ở trình độ cao. Do vậy, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động phải tính tới thực trạng về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, thể lực và trí lực của người lao động. Đối với địa bàn nông thôn, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn khu vực đô thị nên nhìn chung lao động có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật và nhận thức thấp hơn, khả năng thành thạo của người lao động, ý thức tổ chức kỷ luật

cũng thấp hơn, bản thân người lao động có tầm vóc nhỏ bé hơn nên nhìn chung chất lượng lao động không cao. Lao động thanh niên ở khu vực này tuy có khá hơn về trình độ và thể lực so với mặt bằng chung của lực lượng lao động địa phương nhưng vẫn ở trình độ thấp. Vì vậy, giải quyết việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)