Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 53)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn của tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

2.2.3. Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa phương

phương trong nước

2.2.3.1. Thực trạng về việc làm và thu nhập cho thanh niên ở nước ta

Số lượng lao động thanh niên đang làm việc: Nếu tại thời điểm năm 2010 cả nước chỉ có 39,5 triệu lao động đang làm việc, đến 1/7/2015 cả nước đã có hơn 44 triệu lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế. Số lượng lao động tăng cao thể hiện qui mô lao động ngày càng được mở rộng theo nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015).

Bảng 2.1. Lực lượng lao động thanh niên cả nước năm 2010 – và năm 2015 Đơn vị tính: nghìn người Đơn vị tính: nghìn người 2010 2015 So sánh(%) SL (1000.ng) CC (%) SL (1000.ng) CC (%) +(-) 14/07 Tổng số 39.507,70 100 44.171,90 100 4.664,20 118,00

Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế Nhà nước 3.750,50 9,49 3.974,60 8,99 224,10 105,97

Kinh tế ngoài Nhà nước 35.167,00 89,01 38.657,70 87,52 3.490,70 109,90

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 590,20 1,49 1.539,60 3,49 949,40 260,86

Phân theo ngành kinh tế

Nông nghiệp 24.455,80 61,9 23.810,80 53,90 -645,00 97,36

Công nghiệp khai thác mỏ 283,40 0,72 397,50 0,09 114,10 140,26

Công nghiệp chế biến 4.160,30 10,53 5.963,10 13,50 1.802,80 143,33

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 114,70 0,03 197,00 0,04 82,30 171,75

Xây dựng 1.526,30 3,86 2.267,70 5,13 741,40 148,57

TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 4.281,00 10,68 5.291,70 11,98 1.010,70 123,61

Khách sạn và nhà hàng 715,40 1,81 813,90 1,84 98,50 113,77

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 1.183,00 2,99 1.217,30 2,76 34,30 103,00

Tài chính, tín dụng 98,40 0,02 209,90 0,05 111,50 213,31

Hoạt động khoa học và công nghệ 19,20 0,005 26,90 0,006 7,70 140,00

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 90,50 0,23 216,00 0,49 125,50 238,67

QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 438,40 1,11 793,20 1,80 354,80 180,93

Giáo dục và đào tạo 1.090,40 2,76 1.356,60 3,07 266,20 124,41

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 280,50 0,71 384,30 0,87 103,80 137,00

Hoạt động văn hoá và thể thao 126,40 0,32 136,40 0,31 10,00 107,91

Đảng, đoàn thể và hiệp hội 94,80 0,24 192,90 0,44 98,10 137,03

Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê 549,20 1,39 896,70 2,03 347,50 163,27 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

Qua bảng 2.1 cho thấy, hầu hết lực lượng lao động thanh niên toàn xã hội đã tham gia hoạt động trong các thành phần kinh tế và có xu hướng tăng qua các năm điều đó thể hiện mức độ tiếp cận việc làm của lao động, là điều kiện tạo thu nhập và cải thiện đời sống.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ lao động thanh niên vẫn chưa tiếp cận được việc làm hoặc là việc tiếp cận không thành công dẫn đến thấp nghiệp, thiếu việc làm.

Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên năm 2015 phân theo vùng trong cả nước

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23 Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56 Bắc Trung Bộ và duyên hải

miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34

Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65

Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69

Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

Qua bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị, song lao động thiếu việc làm ở đây còn chiếm tỷ lệ cao. Thiếu việc làm và thất nghiệp đồng nghĩa với việc thu nhập thấp hay không có thu nhập, số lao động này sẽ trở thành những người ăn theo trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

2.2.3.2. Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa phương * Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hoá là tỉnh địa đầu của khu vực Bắc Miền Trung, nằm trong vùng ảnh hưởng từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Địa hình Thanh Hóa khá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Địa hình đa dạng tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế đa ngành. Thanh Hoá có 27 đơn vị hành

chính, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, trong đó có 11 huyện miền núi (Viện Khoa học Lao động và Xã hội,2015).

Năm 2010, dân số của tỉnh là 3.418.628 người, lao động trong độ tuổi có 2.217.182 người (chiếm 64,9% dân số), lao động nông thôn có 1.985.000 người (bằng 89,52% tổng số lao động). Lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 55%. Thanh niên nông thôn của tỉnh có khoảng 797.600 người chiếm 40,2% lao động nông thôn. Áp lực lớn về dân số và số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm cao là thách thức lớn trong giải quyết việc làm cho lao động thanh niên của địa phương (Viện Khoa học Lao động và Xã hội,2015).

Trong 5 năm 2010 - 2015, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 253.777 lao động, trong đó có 218.760 lao động nông thôn chiếm 86,2%, đưa 44.369 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài, trong đó có 75% là lao động thanh niên, vượt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng từ 12,7% (năm 2010) lên 21,7% (năm 2015). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn cũng giảm so với năm 2009 (Viện Khoa học Lao động và Xã hội,2015).

Trên địa bàn tỉnh có 92 cơ sở dạy nghề, trong đó có 47 cơ sở dạy nghề công lập và 45 cơ sở ngoài công lập. Giai đoạn 2010 - 2015, các cơ sở đã đào tạo 191.981 lao động nông thôn, trong đó cao đẳng nghề có 3.711 người chiếm 1,9%, trung cấp nghề có 34.019 người chiếm 17,7%, hầu hết trong số này là thanh niên nông thôn; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng có 3.711 người chiếm 80,4%, trong đó trên 60% là thanh niên nông thôn. 5 năm qua, tỉnh đã đầu tư các nguồn lực trị giá 738,522 tỷ đồng cho công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó đầu tư từ các cơ sở dạy nghề ngoài công lập và đóng góp của người học là 426,71 tỷ đồng chiếm 57,78% (Viện Khoa học Lao động và Xã hội,2015).

Ngoài ra, mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có khoảng 23.000 đến 24.000 thanh niên là học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ và theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho địa phương và cả nước.

*Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của huyện Yên Phong - Bắc Ninh

- Tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Yên Phong chủ yếu thông qua chương trình quốc gia giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng cho vay vốn giải quyết việc làm được triển khai thực hiện rộng rãi, mạnh mẽ, có hiệu quả Nghị quyết này đến các huyện bằng nguồn vốn của chương trình quốc gia giải quyết việc làm. Trong đó, huyện Yên Phong đã giành sự ưu tiên thỏa đáng cho vay để lập nghiệp và tự tạo việc làm đối với lao động trẻ, có dự án khả thi và có khả năng tạo nhiều việc làm cho thanh niên.

- Tạo việc làm cho thanh niên thông qua việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế - chính trị: Vấn đề tạo việc làm, hỗ trợ vốn cho người lao động phát triển sản xuất kinh doanh đang được cả xã hội quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động tích cực của các tổ chức như: Hội Phụ Nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên. Công tác hỗ trợ vốn của các tổ chức Hội có tỷ lệ không nhỏ là thanh niên như hội viên nữ có hoàn cảnh khó khăn mới xây dựng gia đình vẫn trong độ tuổi thanh niên, hội viên cựu chiến binh là quân nhân, bộ đội xuất ngũ, với sự quan tâm hỗ trọ tạo việc làm cho nhiều lao động là thanh niên lập nghiệp, tự tạo việc làm, tăng thu nhập.

- Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động là một trong những chủ trương chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù có tầm chiến lược. Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, một mặt làm giảm bớt sức ép về tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đối với thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong. Mặt khác, tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động sẽ tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện kỹ năng lao động, tiếp thu công nghệ mới, tạo thu nhập cho lao động trẻ, tăng thu cho ngân sách nhà nước, giúp cho đất nước có thêm nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho lao động nói chung, thanh niên nói riêng. Vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là thanh niên đã được đặt ra từ lâu. Song đối với huyện Yên Phong thì chỉ mới được đẩy mạnh trong mấy năm gần đây.

Theo thống kê điều tra của Phòng Lao động - TBXH huyện Yên Phong, trong những năm gần đây số lao động đi xuất khẩu lao động ở các nước như Malaixya, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản ngày một tăng cao, số tiền mà lao động xuất khẩu gửi về cho gia đình khá lớn, đời sống của những gia đình có lao động xuất khẩu được cải thiện rõ rệt.

- Tạo việc làm thông qua mở các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề: Trên địa bàn huyện Yên Phong có hai khu công nghiệp, một cụm công nghiệp đa ngành nghề ở xã Đông Thọ, đã hình thành và đang hoạt động, Đến nay ở các khu, cụm công nghiệp này đã tiếp nhận trên 2.500 lao động mà phần lớn là thanh niên.

Trong toàn huyện Yên Phong, các làng nghề truyền thống cũng được khôi phục góp phần đáng kể đối với giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng, chẳng hạn như thôn Mãi Xá với làng nghề đúc nhôm truyền thống đã tạo được khá nhiều việc làm cho thanh niên....

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Can Lộc nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước kinh tế phát triển và các nước trong khu vực, kinh nghiệm của các địa phương trong nước về nâng cao khả năng tiếp việc làm cho lao động chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng có thể rút ra một số bài học để xem xét:

Thứ nhất, coi trọng giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề.

Giáo dục chuyên nghiệp chuyên nghiệp dạy nghề sẽ tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề. Cần coi trọng giáo dục dạy nghề theo giác độ mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của các cơ sở dạy nghề nhằm một mặt, thu hút các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, mặt khác, nâng cao được chất lượng nguồn lao động (trình độ chuyên môn, tác phong và kỷ luật lao động… ).

Thứ hai, đa dạng hóa các hình tổ chức đào tạo, tấp huấn theo nhu cầu và điều kiện của người thanh niên nông thôn, đảm bảo cho lao động trong độ tuổi thanh niên ở khu vực nông thôn có nhu cầu đều có thể tiếp cận với các hình thức đào tào nghề.

Thứ ba, Nhà nước phải quan tâm nhiều đến cơ cấu lao động qua đào tạo. Cơ cấu lao động qua đào tạo hợp lý sẽ tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bởi nếu ngược lại thì vừa dư thừa lao động không thích ứng, vừa thiếu lao động cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lao động hợp lý là một tiêu chí phản ánh chất lượng nguồn lao động cao.

Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phát triển TTLĐ đồng bộ, tránh chia cắt thị trường. Hệ thống thông tin trên thị trường là yếu tố cho

người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau đễ dàng hơn, giúp cho các cơ sở đào tạo và giới thiệu việc làm có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường.

Thứ năm, sắp xếp lại các Trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm, nâng cao chât lượng phục.

Thứ sáu, làm tốt công tác quy hoạch, dự báo nguồn nhân lực của địa phương để có hướng giải quyết chủ động. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội vận động và đưa thanh niên nông thôn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo lộ trình phù hợp với khả năng, điều kiện thực tiễn.

Thứ bảy, xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; gắn kết giữa giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên nông thôn thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ tám, cần tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: nông nghiệp với cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi một số vùng thấp sang nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao, phát triển các khu du lịch sinh thái … thu hút lao động ở nhiều trình độ để giải quyết phần lớn nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)