Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về tạo việc làm cho thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 46)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn của tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

2.2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về tạo việc làm cho thanh

thanh niên nông thôn

Một số nước trong khu vực có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá giống nước ta, nhưng trình độ phát triển kinh tế lại hơn ta khá xa, điều đó do nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân đáng kể đó là do lao động của họ đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ, lao động có việc làm đầy đủ và mang lại năng suất lao động cao, có thu nhập cao. Có thể điểm qua một số nét ở một số nước sau:

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng. Cải cách mở cửa của Trung Quốc và công cuộc đổi mới của Việt Nam đều bắt đầu từ nông thôn. Với hơn 1,3 tỷ dân, gần 800 triệu người sống ở nông thôn (Ngân hàng thế giới, 2006).

Về việc thực hiện những chính sách nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề “tam nông”, Chính phủ đã triển khai các chính sách như: Giảm phần lớn những khoản thuế thu cho dân. Đầu những năm cải cách mở cửa, nộp thuế là một gánh nặng đối với nông dân Trung Quốc. Nhưng hiện nay nông dân vừa được miễn thuế, vừa được chính phủ hỗ trợ, như hỗ trợ lương thực, hỗ trợ phân bón trong trồng trọt, hoặc hỗ trợ kỹ thuật khi trồng thử nghiệm….; chính sách giải quyết việc làm, giải quyết khó khăn cuộc sống hàng ngày cho nông dân; phát triển giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, trình độ học vấn được nâng cao. Trẻ em ở nông thôn hiện nay đều được miễn học phí.

Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng đầu tư cho khoa học - kỹ thuật. Đầu tư cho khoa học - kỹ thuật đặc biệt chú trọng đến kỹ thuật trong nông nghiệp, công nghệ phát triển, nghiên cứu ruộng đất... Gắn chặt đầu tư với các chương trình tuyên truyền hướng dẫn và trao đổi kỹ thuật, nhằm thúc đẩy ứng dụng. Ngoài ra, Chính phủ còn xây dựng hệ thống thông tin công cộng nhằm cung cấp miễn phí thông tin thị trường cho nông dân. Nông dân có thể thông qua hệ thống này tự tìm thị trường cho sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc còn có chính sách tăng cường đào tạo lại nghề nghiệp cho những người lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề thấp hoặc không còn phù hợp với yêu cầu mới của TTLĐ. Đối với các doanh nghiệp có lao động dôi dư cũng bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với hoạt động đào tạo lại lao động.

Chính sách khuyến khích tự tạo việc làm: Trung Quốc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi (thuế, tín dụng, ưu đãi lãi suất vay vốn để khởi sự doanh nghiệp...) để khuyến khích các doanh nghiệp tự tạo thêm việc làm. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tiếp nhận nhiều lao động dôi dư và lao động đã cao tuổi.

Chính sách phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm: Từ năm 1992, Trung Quốc đã đa dạng hoá hình thức sở hữu trung tâm giới thiệu việc làm, bao gồm các trung tâm của nhà nước và ngoài nhà nước. Các trung tâm giới thiệu việc làm ngoài nhà nước hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Hoạt động của các

trung tâm này trên TTLĐ, đặc biệt là tại nhiều thành phố, khu đô thị mới đã làm cho người lao động quen dần với hành vi thị trường khi tìm kiềm việc làm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn Trung Quốc đang rất cao (khoảng 78 triệu người), lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp phần lớn đều trở về quê hương, vì nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh khiến các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản hoặc cắt giảm nhân công. Nhưng trở về địa phương, họ đều nắm bắt được trình độ kỹ thuật nhất định, họ có thể vận dụng vào chế biến nông sản, nâng cao kỹ thuật trồng trọt, từ đó cải thiện cuộc sống. Ở một chừng mực nhất định có thể giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp (Ngân hàng thế giới, 2006).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản thiệt hại khoảng 1/4 số lượng công nhân so với thời kỳ trước chiến tranh. Những năm đầu sau chiến tranh kinh tế quốc gia có nhiều xáo trộn lớn. Mức sống của người lao động giảm sút. Để hình thành nguồn nhân lực, Chính phủ đã thức đẩy đào tạo công cộng, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và yêu cầu các hãng sử dụng lao động phải có trách nhiệm đào tạo một số lượng nhất định lao động.

Bên cạnh đó, vai trò các chính sách, biện pháp của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan trọng đối với điều chỉnh hoạt động của TTLĐ. Trong đó các chính sách như chính sách thu hút lao động mới gia nhập vào TTLĐ, chính sách gắn trách nhiệm của các khu vực kinh tế, các doanh nghiệp, cơ quan tham gia vào đào tạo phát triển nhân lực.

Chế độ tuyển dụng lao động suốt đời và chế độ trả công theo thâm niên công tác: Việc các công ty cam kết không sa thải công nhân hoặc giãn thợ và trả lương cũng như đề bạt các chức danh quan trọng trong công ty tuỳ thuộc vào số năm công tác. Điều này làm cho lao động trung thành với công ty. Công nhân Nhật Bản, ngoài việc luôn cố gắng đạt được các chỉ tiêu chất lượng và năng suất cao, còn thể hiện kỷ luật lao động sắt, không tự động thôi việc hoặc từ chối những công việc được giao phó. Mối quan hệ này được duy trì suốt đời của người lao động, từ khi vào làm đến khi nghỉ hưu, được cả người lao động và người chủ sử dụng lao động ngầm hiểu và trở thành đạo luật bất thành văn trong qua hệ lao động tại TTLĐ Nhật Bản.

2.2.2.3 . Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Quá trình hiện đại hóa của Hàn Quốc trong mấy thập kỷ qua mới tập trung chủ yếu các tỉnh của Hàn Quốc. Điều đó đã làm tách rời khoảng cách về trình độ

phát triển giữa một số ít đô thị và nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Cho đến nay ở Hàn Quốc vẫn còn khoảng 30% dân số đang sống ở khu vực nông thôn. Tình trạng thất nghiệp nhất là thất nghiệp theo mùa vụ và thu nhập thấp vẫn còn phổ biến trong nông nghiệp và nông thôn, điều đó đã có tác động tiêu cực trở lại đối với sự tăng trưởng kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vì vậy trong nhiều năm qua chính phủ Hàn Quốc đã rất chú trọng đến thực hiện các chính sách xã hội, chính sách phát triển cộng đồng, chính sách tạo việc làm, nầng cao thu nhập trong nông thôn, khuyến khích phát triển các hình thức sản xuất phát triển.

Chính sách phát triển nông thôn đã được chính phủ đặc biệt nhấn mạnh từ những năm 70. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1976 - 1981) ghi rõ: “Phát triển nông thôn sẽ được trợ giúp bằng thực hiện các chương trình ưu tiên như chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện ở cấp nông trại, phát triển công nghiệp nhỏ và công nghiệp nông thôn, giảm thất nghiệp nói chung và thất nghiệp theo thời vụ nói riêng. Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng các chương trình này “ càng phải sử dụng nhiều lao động càng tốt”. Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1982-1986) đã đề ra kế hoạch phát triển các vùng nông thôn nghèo. Các vùng này gồm 216 huyện và 30 xã của 37 tỉnh ở vùng Đông bắc, phía bắc và phía nam. (Ngân hàng thế giới, 2008).

Nội dung chủ yếu trong chính sách nông thôn của Chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ này là:

Nhấn mạnh vào kế hoạch phát triển vùng, ưu tiên cho những vùng nghèo, có mật độ dân số cao.

Nâng mức sống của người nghèo ở nông thôn và cung cấp cho họ dịch vụ xã hội cơ bản nhất.

Nhấn mạnh vào sử dụng kỹ thuật sản xuất mà nông dân có thể tiếp nhận được trong điều kiện đầu tư vốn thấp.

Tạo điều kiện cho nông dân tham gia vào các hoạt động xã hội và chủ động giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 cũng đã đề ra bốn chương trình lớn với mục tiêu thu hút 7,5 triệu người nghèo tham gia chương trình tạo việc làm nông thôn, chương trình hoạt động làng, chương trình dịch vụ xã hội cơ bản và chương trình năng suất (Ngân hàng thế giới, 2008).

Các kế hoạch 5 năm tiếp theo 1987-1991, 1992-1996 tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu hạn chế sự nghèo đói trong nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Một số chương trình, chính sách cụ thể và phát triển nông nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn đã đựoc triển khai từ những năm 70 đến nay như sau:

Chương trình tạo việc làm nông thôn: Được Chính phủ Hàn Quốc đề ra từ những năm 1980. Đây là một chương trình rộng lớn, thực hiện trong thời kỳ khá dài trong phạm vi toàn quốc, với mục tiêu là: Tạo việc làm để tặng thu nhập thêm cho nông dân sau kỳ thu hoạch. Tăng năng suất nông nghiệp, tạo việc làm thông qua các dự án xây dựng công trình công cộng. Hạn chế sự di cư ồ ạt theo mùa từ nông thôn ra thành thị, giảm sự ách tắc và thất nghiệp ở thành thị.

Chương trình phát triển cộng đồng ở Hàn Quốc, làng và xã là hai cấp chính quyền riêng biệt trong hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước. Trung bình khoảng 10 làng hợp thành một xã. Sự tồn tại và phát triển của cư dân trong cộng đồng các dân tộc Hàn Quốc từ trước đến nay đều gắn liền với tổ chức làng. Sự tồn tại của lao động tập thể và các sinh hoạt cộng đồng tạo lên sự gắn bó trong phạm vi làng, xã không bền vững, khép kín như ở các nước khác trong khu vực (Ngân hàng thế giới, 2008).

Từ những năm 1970, Nhà nước Hàn Quốc đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp và mạnh mẽ vào hệ thống hành chính ở nông thôn, chủ yếu là ở cấp làng và xã, nhằm nâng cao khả năng tự quản lý và phát triển cộng đồng nông thôn. Các chính sách và biện pháp được triển khai theo mấy hướng sau:

Chính phủ trực tiếp bổ nhiệm các quan chức Nhà nước tham gia hội đồng cấp làng, xã. Cải tiến cơ cấu tổ chức hành chính của chính quyền làng xã nhằm nâng cao vai trò của chính quyền cấp làng, xã trong hoạt động kinh tế xã hội nông thôn. Khuyến khích các địa phương tăng cường khả năng tự quản lý và nhấn mạnh đến trách nhiệm, quyền lợi của từng cá nhân trong cộng đồng, nâng cao vai trò tự quản của nông dân trong việc giải quyết các vấn đề sản xuất và thị trường; mở các lớp đào taọ kỹ thuật sản xuất và tiếp thị cho nông dân và những người quản lý cấp làng, xã. Nhà nước tài trợ thực hiện một số chương trình và dự án ở làng, xã như: Chương trình phát triển cộng đồng, chương trình hoạt động làng (hình thành các nhóm nông dân để giải quyết các vấn đề trong phạm vi làng, triển khai các dự án nhỏ, nâng cao sản lượng trồng trọt và chăn nuôi) “Chương trình dịch vụ xã hội cơ bản” (cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cung cấp

nguồn nước..). Tăng cường khả năng của hội đồng xã trong việc vạch kế hoạch tuyển chọn và quản lý điều hành dự án trong phạm vi xã.

Thông qua dự án này, tổ chức cộng đồng làng xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình tạo việc làm và phát triển nông thôn. Hội đồng ở cấp làng xã trực tiếp vạch kế hoạch và triển khai các hoạt động của dự án trọng phạm vi địa phương. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường cũng đã xâm nhập mạnh mẽ vào tổ chức cộng đồng trong phạm vi làng, xã. Theo đó các mới quan hệ kinh tế xã hội trong nông thôn thay đổi sâu sắc. Tính kép kín trọng phạm vi cộng đồng bị phá vỡ dần, các thànhg viên trong làng, xã được thu hút mội ngày một đông hơn vào các hoạt động kinh tế xã, hội trong đó vấn đề việc làm được chú ý ưu tiên hàng đầu. Trong phạm vi các chương trình hỗ trợ tín dụng tạo việc làm, từng cộng đồng đã giúp các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn biết cách lập dự án phát triển kinh tế khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế từng gia đình, qua đó nâng cao khả năng tự giải quyết việc làm cho từng hộ nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)