Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 101)

Phần 4 Kết quả nghên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông

4.2.2. Các yếu tố chủ quan

4.2.2.1. Về thể lực

Thể trạng của người Việt Nam nói chung có tầm vóc nhỏ, chiều cao, cân nặng trung bình thấp hơn mức bình quân chung của thế giới. Trong khi đó, yêu cầu về thể lực đối với lao động xuất khẩu, lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khá gắt gao. Nhìn chung, lao động TNNT không tiếp cận được việc làm do không đạt yêu cầu về thể lực chủ yếu xảy ra đối với những người muốn có việc làm theo hướng XKLĐ.

Bảng 4.18 cho thấy tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn không đủ điều kiện tham gia XKLĐ vì lý do thể lực qua ba năm từ 2013 – 2015 chiếm 7,63% tổng số thanh niên tham gia dự tuyển. So với số lượng lao động tham gia xuất khẩu, số không đạt vì lý do thể trạng ngày càng giảm. Tuy nhiên con số này cũng không nhỏ và cần thiết được quan tâm.

Bảng 4.18. Thanh niên nông thôn không tiếp cận được việc làm do không đạt yêu cầu thể lực

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chung

SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) Tổng số tham gia dự tuyển 431 100 492 100 545 100 1.468 100 Số không đạt vì lý do thể trạng 34 7,9 38 7,72 40 7,34 112 7,63 Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Can Lộc (2015)

4.2.2.2. Về trí lực - trình độ người lao động

Từ kết quả bảng 4.19 mô tả tình hình chung của các đối tượng được điều tra, có thể thấy số lượng lao động TNNT chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn (gần 63,33%). Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng tiếp cận việc làm của người lao động, đặc biệt đối với các công việc yêu cầu có kỹ năng, trình độ và đã qua đào tạo.

Bảng 4.19. Hiện trạng trình độ của lao động thanh niên nông thôn (% mẫu điều tra)

Đvt: Người Trình độ

Tổng số Chia theo tình trạng việc làm (n=150) Đủ việc (n=37) Thiếu việc (n=71) Thất nghiệp (n=42) 1. Trình độ văn hóa 150 37 71 42 - Tiểu học 44 3 15 26 - THCS 74 11 50 13 - PTTH 32 23 6 3 2. Trình độ chuyên môn 150 37 71 42 - Đại học, cao đẳng 10 5 3 2 - TH chuyên nghiệp 23 16 5 2 - Sơ cấp 22 11 9 2

- Chưa qua đào tạo 95 5 54 36

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Ngoài ra khi phỏng vấn lao động TNNT huyện về trong một số kỹ năng cơ bản khi xin việc thì tỷ lệ người có sự hiểu biết, tự tin với các kỹ năng chỉ đạt trên 16%, tập trung chủ yếu ở nhóm đã có việc làm. Đặc biệt, kỹ năng đàm phán với người sử dụng lao động trong tuyển dụng trực tiếp còn rất mới mẻ đối với TNNT tại đây. Điều này có ảnh hưởng phần nào đến quyền lợi có thể có của lao động trong quá trình tiếp cận việc làm.

Bảng 4.20. Sự hiểu biết về một số kỹ năng khi xin việc của lao động TNNT huyện Can Lộc

Kỹ năng Số lượng (người) Tỷ lệ

(%)

Giao tiếp 3 2,73

Tham dự phỏng vấn 9 8,18

Đàm phán với người sử dụng lao động 2 1,82

Làm việc nhóm 4 3,64

Tổng số 18 16,36

Trên địa bàn huyện Can Lộc hiện nay có một số doanh nghiệp rất cần lao động. Tuy nhiên, nếu lao động chưa qua đào tạo thì doanh nghiệp hầu như không tổ chức dạy nghề cho công nhân mới vào nghề, hoặc nếu tổ chức thì chỉ đảm bảo kinh phí đào tạo một số lượng rất ít công nhân. Do vậy, có thể nói, yếu tố trí lực, trình độ người lao động ảnh hưởng rất lớn đến giải quyết việc làm cho lao động TNNT.

4.2.2.3. Về tính chủ động của người lao động

* Chủ động trong tìm hiểu các thông tin về việc làm

Để có được việc làm trên thị trường lao động thì việc cần làm đối với người lao động là phải chủ động tiếp cận các thông tin tuyển dụng việc làm. Các thông tin này người lao động có thể nhận được từ các Trung tâm GTVL, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng lao động, các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng,... Tích cực tìm hiểu các thông tin về việc làm, người lao động sẽ biết được bản thân còn thiếu những yếu tố gì khi chưa tìm được việc làm ưng ý.

Bảng 4.21. Tần suất tìm hiểu thông tin việc làm của thanh niên nông thôn Can Lộc

ĐVT: (%) Mức độ thường xuyên

tìm hiểu thông tin

Tổng số Chia theo tình trạng việc làm (n=150) Đủ việc (n=37) Thiếu việc (n=71) Thất nghiệp (n=42) 1. Rất thường xuyên 39,33 81,08 35,21 9,52 2. Thỉnh thoảng 36,00 10,81 49,3 35,72 3. Rất ít khi 24,67 8,11 15,49 54,76 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Nhìn chung, lao động TNNT huyện Can Lộc cơ bản đã chưa tích cực trong việc tìm hiểu thông tin về việc làm, thể hiện ở gần 40% số lao động TNNT được điều tra tìm hiểu thông tin việc làm với mức độ khá thường xuyên, 36% số lao động TNNT thỉnh thoảng tìm hiểu và có tới 24,67% lao động TNNT rất ít khi tìm hiểu. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận việc làm của TNNT.

* Chủ động trong việc tự nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp

tham gia, nâng cao tay nghề đã có hoặc đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp sẽ giúp người lao động tự tin hơn khi tiếp cận việc làm, với các nhà tuyển dụng lao động.

Bảng 4.22. Lựa chọn tham gia đào tạo nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng của lao động TNNT huyện Can Lộc

ĐVT: (%) Mức độ thường xuyên

tìm hiểu thông tin

Tổng số Chia theo tình trạng việc làm (n=150) Đủ việc (n=37) Thiếu việc (n=71) Thất nghiệp (n=42) Chắc chắn sẽ tham gia 59,81 70,27 59,15 50,00

Sẽ tham gia nếu được hỗ

trợ 23,32 24,33 26,77 30,95

Không tham gia 16,87 5,4 14,08 19,05

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Bảng 4.22 cho thấy sự chủ động trong lựa chọn tham gia đào tạo của lao động TNNT trên địa bàn huyện là 59,81% tổng số lao động TNNT được điều tra chủ động tham gia các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, còn lại không tham gia hoặc chỉ tham gia nếu được hỗ trợ kinh phí đào tạo. Một thực tế đáng lo ngại là trong một vài năm gần đây, do sự mở rộng các lớp đào tạo nghề có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước đã dẫn đến tình trạng người học tham gia không theo nhu cầu đào tạo mà chỉ tham gia để được nhận các nguồn kinh phí hỗ trợ. Kết quả lao động đào tạo xong không tìm được việc làm hoặc việc làm trái nghề, không phát huy được chuyên môn, thu nhập không như mong muốn gây tâm lý tiêu cực cho các đối tượng khác có nhu cầu đào tạo nghề tại địa phương.

Tính chủ động trong tham gia đào tạo nâng cao tay nghề của nhóm lao động thiếu việc làm và thất nghiệp thấp hơn hẳn so với nhóm đủ việc làm. Còn trên 20% số lao động TNNT chưa có việc làm còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước trong đào tạo nghề, và hoàn toàn không có nhận thức nâng cao tay nghề cho bản thân. Điều này rất nguy hiểm bởi bản thân lao động chưa có được việc làm đã có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thấp, cộng thêm với sự thụ động, ỷ lại đối với vấn đề đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thì khả năng tìm kiếm việc làm của nhóm đối tượng này trong tương lai có lẽ còn thấp hơn nữa và có thể sẽ trở thành bài toán khó giải đối với vấn đề lao động, việc làm tại địa phương.

4.2.2.4. Về ý thức kỷ luật của người lao động

Vốn dĩ vẫn bị gắn mác “lao động nông thôn”, xuất thân từ nông thôn và có truyền thống làm nông nghiệp, lao động TNNT được nhận định là mang tính chất tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Do đó, khi di chuyển lực lượng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, với nhiều đối tượng lao động, phải mất một khoảng thời gian khá dài để đào tạo tác phong, kỷ luật lao động trong sản xuất công nghiệp. Điều này tiếp tục được nhận thấy đối với lao động TNNT tham gia XKLĐ và lao động TNNT làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 4.23. Lao động thanh niên nông thôn xuất khẩu vi phạm kỷ luật Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chung

SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) Tổng số xuất khẩu LĐ 397 100 454 100 505 100 1.356 100 Số vi phạm kỷ luật 20 5,04 22 4,85 23 4,55 65 4,79 Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Can Lộc (2015)

Đối với lao động xuất khẩu, nếu như năm 2013 có 5,04% lao động TNNT của huyện vi phạm kỷ luật bị trục xuất về nước thì năm 2015 là 4,55%. Con số này chưa kể đến một số lao động trốn ra ngoài, cư trú bất hợp pháp và các lao động bị phạt trừ vào tiền lương. Điều này cũng là một trong số những nguyên nhân khiến nhiều thị trường lao động quốc tế đóng cửa đối với lao động Việt Nam, là cản trở cho lao động TNNT đối với tiếp cận việc làm ở nước ngoài.

Ở một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỷ lệ lao động TNNT vi phạm các kỷ luật về giờ giấc, nghỉ tùy tiện, không chấp hành đúng các quy định của doanh nghiệp được nhận định là khá cao so với các nhóm tuổi lao động khác. Qua phỏng vấn 08 doanh nghiệp có sử dụng lao động là TNNT trên địa bàn huyện về một số tiêu chí ý thức kỷ luật của lao động TNNT (bảng 4.23) cho thấy, phần lớn đánh giá về chấp hành các nội quy, quy chế của chủ doanh nghiệp với lao động TNNT ở mức độ trung bình, riêng về vấn đề trách nhiệm, mức độ nhiệt tình với công việc thì có đến 50% số doanh nghiệp được điều tra đánh giá lao động TNNT thực hiện ở mức độ tốt. Vẫn còn 12,5% số doanh nghiệp được điều tra đánh giá lao động TNNT còn thực hiện một số tiêu chí liên quan đến ý thức kỷ luật ở mức độ chưa tốt.

Bảng 4.24. Đánh giá của một số doanh nghiệp về ý thức kỷ luật của lao động TNNT huyện Can Lộc Chỉ tiêu Đánh giá Số lượng (DN) Tỷ lệ% 1. Chấp hành thời gian lao động

Tốt 3 37,50

Trung bình 4 50,00

Chưa tốt 1 12,50

2. Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của doanh nghiệp

Tốt 2 25,00

Trung bình 5 62,50

Chưa tốt 1 12,50

3. Trách nhiệm, nhiệt tình với công việc

Tốt 4 50,00

Trung bình 3 37,50

Chưa tốt 1 12,50

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Đa phần biện pháp xử lý kỷ luật ở các doanh nghiệp này là trừ lương. Đối với một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có khi phải mất hàng tháng để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc. Chính vì vậy, đào tạo tác phong, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng hợp tác, … cho lao động TNNT là nội dung cần được quan tâm trong các chương trình đào tạo của ngành lao động và các doanh nghiệp có sử dụng lao động TNNT trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)