7. Kết cấu của luận văn
1.4. Những lỗi sai của báo điện tử và yêu cầu, tiêu chí để thực hiện tuyên
1.4.1. Những lỗi sai của báo điện tử
Ở Việt Nam, sự phát triển mang tính vĩ mô của BĐT dường như sẽ bị cản trở bởi kiểu phát triển manh mún, sai lệch, thậm chí nguy hại của nhiều website tin tức. Thực trạng BĐT ở nước ta hiện nay thì có quá nhiều điều đáng lo ngại, nhiều vấn đề dường như đi ngược lại với các tiêu chuẩn bất di bất dịch của báo chí và tình trạng “trăm hoa đua nở” chẳng những không giúp đưa báo chí kỹ thuật số của Việt Nam sang một giai đoạn mới mà còn làm tầm thường hóa trình độ dân trí của độc giả. Bốn vấn đề nổi bật nhất về những lỗi sai của báo điện tử được chỉ ra như sau [56]:
- Sử dụng ngôn ngữ báo chí bừa bãi - Xu hướng kéo độc giả bằng mọi giá
Nhà báo Trần Hữu Quang (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) nói: “Làm báo không chỉ là một nghề, mà còn là một sứ mệnh. Bởi nghề báo không tồn tại tự nó và cho nó mà tồn tại vì xã hội và cho xã hội. Thực tế là làm báo sẽ không phân biệt các loại hình báo chí, dù loại hình khác nhau, đặc điểm khác nhau nhưng sứ mệnh chung về thông tin là giống nhau. Nhưng nếu nhìn vào thực tế thì khi nhắc tới báo lá cải, người ta sẽ nghĩ ngay đến các trang báo điện tử. Bởi báo điện tử hiện nay có nhiều lỗi mà dù đã được chỉ ra vẫn thường xuyên tái diễn những lỗi này, cả về mặt nghiệp vụ lẫn đạo đức người đưa tin”.
BĐT đưa thông tin rất nhanh, nhiều khi phải chạy đua với thời gian nên thiếu đi những suy nghĩ cụ thể, sắc sảo. Điều đó đôi khi cũng dễ xảy ra ẩu. Các loại hình báo chí khác tránh xu hướng này bằng hàng rào các biên tập viên giỏi nghiệp vụ và một quy trình duyệt bài chặt chẽ. Nhưng với BĐT, trong nhiều tình huống người phóng viên kiêm luôn vai trò biên tập viên, thư ký tòa soạn viết bài và đưa thẳng lên mạng.
Thêm nữa, dù đã phát hành, thông tin vẫn có thể chỉnh sửa và sửa. Vì vậy, đọc BĐT, một cảm giác không an tâm sẽ hiện hữu trong lòng nhiều độc giả. Nhỏ có thể là lỗi đánh máy, ngữ pháp, chính tả, lớn hơn là lỗi về ngữ nghĩa, nội dung...
Tình trạng thông tin trên BĐT nhiều nhưng sự trùng lặp nội dung giữa các báo ngày càng cao. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và các văn bản luật, dưới luật về bản quyền đều yêu cầu khi nhà báo, cơ quan báo chí sử dụng số liệu, thông tin, bài, ảnh của cá nhân, tổ chức khác phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể dễ dàng phát hiện những trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng một phần hay toàn bộ tin, bài, ảnh của người khác, báo khác mà không nêu nguồn. Điều này xảy ra khá phổ biến, thường xuyên và nghiêm trọng trên các tờ BĐT hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí. Nhiều tờ báo dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc của tác phẩm. Cũng nhiều khi ghi nguồn
nhưng kiểu như “theo báo A”, “theo báo B” hoặc ghi theo kiểu viết tắt như A, KP, FS, VF... thì không một độc giả nào, thậm chí là phóng viên có thể kiểm chứng thông tin hay tìm ra tờ báo gốc. Và như vậy, nhà báo điềm nhiên cắt cúp, chỉnh sửa, biên dịch lại bài của người khác, báo khác và biến chúng thành tin, bài của mình.
Cùng với những thông tin trên là tình trạng đưa tin mang tính một chiều, ngang nhiên bới móc đời tư, xúc phạm thô thiển đến danh dự nhân phẩm người khác. Mấy tháng trước, dư luận mạng hàng ngày bị “nóng” lên bởi sự việc một nhà báo bị sát hại. Bên cạnh những thông tin chia sẻ, cảnh báo nhân văn xuất hiện không ít tin nhảm nhí, đào sâu vào nỗi đau, bi kịch gia đình. Và không ít người trong số đó cho rằng họ đang “vì lợi ích của công chúng”.
Bộ trưởng BTTTT Trương Minh Tuấn nói: “Có thể khẳng định hiện nay báo điện tử đang phát triển rầm rộ với lượng thông tin áp đảo hàng ngày. Thế nhưng trong thực tế thời gian qua, BĐT đã bộc lộ những vấn đề: vi phạm bản quyền, xâm phạm đời tư, phỉ báng gây tổn hại danh dự cá nhân, quảng cáo trá hình, ngụy tạo hình ảnh và siêu liên kết với các mạng ngoài...
Xã hội sẽ bị phơi nhiễm bởi ngày nào trên mạng cũng đầy rẫy tin tức khiêu dâm, bạo lực theo dạng “bỏng mắt", “đắng lòng”. Đây là những nhóm vấn đề nghiêm trọng nhất của BĐT hiện nay... Một vụ việc khác ở cùng thời điểm nói trên là thông tin về hai vụ án mạng xảy ra ở Bình Phước, Nghệ An. Ngoài vấn đề luật pháp, có thể thấy hàng loạt tờ báo đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp khiến dư luận bức xúc. Chưa thể khẳng định đạo đức nghề nghiệp hiện nay đang xuống mức thấp nhất, nhưng tình trạng nói trên đang ở mức báo động khẩn cấp” [50].
Cùng với sự xuất hiện BĐT, ở Việt Nam trong vài năm gần đây đã xuất hiện thêm nhiều loại hình truyền thông như mạng xã hội, trang tin điện tử
Thời gian qua, các thế lực phản động tăng cường hoạt động chống phá chúng ta bằng cách sử dụng các trang web có máy chủ và cơ sở dữ liệu đặt tại nước ngoài đăng bài xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước; triệt để lợi dụng các vấn đề mang tính thời sự, nhạy cảm, được dư luận quan tâm chưa được giải quyết tốt để xuyên tạc sự thật, lôi kéo, kích động quần chúng tham gia chống đối chính quyền. Có thể nói, ngoài những mặt tích cực, Internet đã và đang chứa đựng những nguy cơ đe dọa tới an ninh của tất cả các nước.
Mặc dù thông tin trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân mang tính cá nhân, chưa được kiểm chứng, nguồn gốc không đáng tin cậy, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò, tầm ảnh hưởng, khả năng chi phối dư luận xã hội của nó. Việt Nam hiện nay có 30 triệu người dùng mạng xã hội, đó là nhu cầu không thể ngăn cấm. Và hiện nay, có nhiều trang BĐT nghiễm nhiên coi mạng xã hội là một nguồn tin, lấy thông tin trên mạng xã hội, giật tít thành một bài báo, thiếu kiểm định nguồn tin gây hậu quả hết sức nghiêm trọng.
1.4.2. Tiêu chí để thực hiện tuyên truyền tốt thông tin pháp luật trên báo điện tử
Trước hàng loạt các những lỗi sai phạm kể trên, khi đưa tin bài về thông tin pháp luật cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Tính định hướng của thông tin: Khi đưa tin, viết bài, thực hiện
chương trình tuyên tuyền về pháp luật người viết cần phải trả lời câu hỏi “viết để làm gì?” để xác định mục đích của việc thông tin là để phổ biến, giải thích pháp luật, để lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, tội phạm, hay để cổ vũ, biểu dương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật… Qua đó, người viết có thể định hướng đúng đắn dư luận.
Hàng ngày, công chúng phải tiếp lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau, trong số đó có không ít thông tin không được kiểm chứng. Ngoài
ra, cũng có những bộ phận công chúng thiếu thông tin nên cần báo chí cung cấp một cách có định hướng.
Đối với cấp lãnh đạo, quản lý xã hội, định hướng thông tin là quá trình cung cấp thông tin, giải thích, bình luận, hướng dẫn nhận thức của công chúng, thống nhất nhận thức nhằm đi đến thống nhất hành động chung của cộng đồng. Vì vậy, trước khi đặt bút viết tác phẩm, nhà báo cần phải đặt câu hỏi đưa bản tin pháp luật đó vì ai, đưa để làm gì.
Mới đây, việc báo chí phản ánh không có tình trạng bắt cóc trẻ em rồi mổ lấy nội tang mang đi bán ở Lào Cai đã có ý nghĩa định hướng được dư luận tốt, không để độc giả hoang mang.
- Tính kịp thời Đây là đặc tính, yêu cầu đầu tiên của thể tài tin và bài
về pháp luật, nhất là đối với thể tài tin. Việc thông tin nhanh nhạy, kịp thời về những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống pháp lý sẽ góp phần hiệu quả phản ánh hiện thực, định hướng dư luận, cổ vũ hoặc phê phán các hiện tượng, sự việc đang phát sinh trong đời sống xã hội. Kịp thời không có nghĩa là đưa tin ngay lập tức về một sự kiện, một vấn đề nào đó trong đời sống chính trị pháp lý mà chính là ở độ chín muồi của vấn đề.
Nếu đưa tin về một sự kiện đang ở giai đoạn phôi thai mà không thể dự đoán được xu hướng phát triển của nó thì đó là nóng vội. Ngược lại, nếu để một sự kiện, một hiện tượng đã xảy ra lâu rồi mới đưa tin, viết bài thì không còn tính hấp dẫn, mất tính định hướng và làm giảm hiệu quả thông tin giáo dục.
- Tin, bài tuyên truyền về pháp luật phải đảm bảo yêu cầu đúng pháp luật Đây là yêu cầu đặc thù của tin, bài tuyên truyền về pháp luật. Đúng pháp
luật thể hiện ở nhiều điểm như: Sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý; Các căn cứ pháp lý đưa ra phải phù hợp, chính xác; Việc phân tích lý lẽ, đánh giá, nhìn nhận vấn đề phải trên cơ sở pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tính chân thực, khách quan Là yêu cầu rất quan trọng trong việc viết
tin, bài tuyên truyền về pháp luật. Sự kiện, hiện tượng, các tình tiết, số liệu được công bố qua tin, bài phải là sự kiện có thực, số liệu chính xác, không tô vẽ. Khi đánh giá sự việc, hiện tượng đó phải đảm bảo cách nhìn khách quan, không phiến diện, không hình thức, phải đánh giá sự việc, hiện tượng một cách toàn diện, đúng bản chất, trong mối quan hệ qua lại với các sự việc, hiện tượng khác.
Để tin, bài bảo đảm tính chân thực, khách quan cần tránh hai khuynh hướng: Thứ nhất là thiếu chọn lọc sự kiện, số liệu, chi tiết, đi sâu phản ánh nhiều chi tiết quá vụn vặt, tỉ mỉ, dẫn đến việc phản ánh thực tế theo hướng tự nhiên chủ nghĩa, không có tác dụng giáo dục thậm chí có thể phản tác dụng giáo dục; Thứ hai, phản ánh sự việc, hiện tượng theo ý chí chủ quan của người viết, đưa tin thiếu chính xác hoặc chưa trúng với bản chất của sự việc.
- Phù hợp với đối tượng: Khi đưa tin, viết bài, thực hiện chương trình,
chuyên mục người làm báo phải trả lời câu hỏi “viết cho ai?” như Bác Hồ đã dạy. Đối tượng phục vụ chủ yếu nhất, rộng lớn nhất của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung là đông đảo nhân dân lao động. Bên cạnh đó, mỗi tờ báo, bản tin, chương trình chuyên đề, chuyên ngành còn có đối tượng phục vụ cụ thể mình. Với mỗi đối tượng phục vụ cụ thể của mình, báo chí cần có cách thể hiện phù hợp. Người viết cần phải xác định rõ đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ của mình, từ đó bám sát đối tượng để viết cho sâu sát, thiết thực, điều này giúp cho tác phẩm báo chí về đề tài pháp luật có chất lượng hơn, thông tin trúng hơn, sâu hơn và vì vậy sẽ có tác dụng hơn.
Về mặt hình thức thể hiện, tin, bài về pháp luật phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, súc tích, chính xác, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, dễ hiểu, cách thể hiện phong phú, hấp dẫn. Việc giải thích, phản ánh các quy định pháp luật, các sự việc, hiện tượng liên quan đến pháp luật là việc làm không dễ dàng, vì vậy để các thông tin pháp luật được truyền tải đến người đọc, người xem,
người nghe một cách hiệu quả, các tác phẩm báo chí cần tìm được hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn, cách diễn đạt dễ hiểu, có sức truyền tải sâu sắc đến đối tượng phục vụ.
Các yêu cầu đặt ra đổi với tin, bài viết về pháp luật cần được đặt trong mối quan hệ tổng thể, không thể coi nhẹ hay coi trọng bất cứ yêu cầu nào. Không viết tập trung vào các diễn biến có tính chất rùng rợn.
Một số kỹ năng cơ bản về viết tin, bài tuyên truyền pháp luật:
- Chọn vấn đề, sự kiện để viết bài, đưa tin Đó phải là những vấn đề, sự
kiện xảy ra trong đời sống chính trị pháp lý có tính chất tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng trong từng phạm vi, từng thời điểm, đồng thời vấn đề, sự kiện đó phải luôn mới mẻ, nóng hổi tính thời sự, ví dụ: giới thiệu Luật phòng, chống tham nhũng trong điều kiện đang đấu tranh quyết liệt với những hành vi tội phạm kinh tế trong thời gian qua. Cần tránh xu hướng viết tin, bài dựa trên báo cáo tổng kết công tác tháng, quý, năm, không có sự chọn lọc sự kiện, vấn đề nổi bật.
- Lựa chọn cách thể hiện Khi một vấn đề, sự kiện được thể hiện dưới
một hình thức tin, bài phù hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của thông tin. Đối với những vấn đề cần thông tin nhanh nhạy, kịp thời, ngắn gọn thì lựa chọn thể loại tin. Đối với những vấn đề cần trình bày một cách chi tiết, phân tích, nhìn nhận, đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau thì lựa chọn thể loại bài. Tiếp đó, cần phải căn cứ vào mục đích thông tin để lựa chọn thể loại tin, bài cho phù hợp.
- Xác định đối tượng thông tin Thông thường tin bài về đời sống pháp
luật có đối tượng thông tin rộng rãi. Tuy nhiên để tin, bài phát huy hiệu quả, cần xác định cụ thể đối tượng chủ yếu cần được thông tin. Từ đó căn cứ vào trình độ nhận thức, thị hiếu, sở thích nói chung của đối tượng đó mà chọn lọc thông tin, lựa chọn cách thể hiện, ngôn ngữ phù hợp.
- Thu thập thông tin Tin, bài viết về pháp luật không thể thiếu số liệu,
sự kiện. Vì vậy phải thu thập đầy đủ số liệu, sự kiện chủ yếu, phản ánh được, bao quát được vấn đề định nêu. Có những sự kiện, số liệu chính và sự kiện, số liệu phụ. Tùy theo tính chất của vấn đề cần thông tin, phải thu thập được những sự kiện, số liệu chính mà thiếu nó thì tin, bài không thể đứng vững được. Tuy vậy, bên cạnh đó, cũng cần thu thập các số liệu, sự kiện phụ giúp làm sáng tỏ, làm “nặng” thêm sự kiện, số liệu chính.
- Xử lý thông tin Việc xử lý thông tin bao gồm: Kiểm tra và nắm vững
thông tin. Bên cạnh việc đưa tin nhanh, một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí là phải đưa tin chính xác. Vì vậy, sau khi thu thập thông tin, cần kiểm tra tính chính xác, khách quan của thông tin. Nếu còn nghi ngờ, phân vân về thông tin nào đó mà chưa có điều kiện kiểm tra, xác minh thì kiên quyết không sử dụng. Việc kiểm tra thông tin được thực hiện bằng nhiều cách: thông qua tư liệu, thông qua nhân chứng trực tiếp...
Tiểu kết chƣơng 1
Cũng như sự phát triển mạnh mẽ của BĐT, nhu cầu thông tin nói chung và pháp luật nói riêng của độc giả ngày một nhiều. Bởi điều đó phù hợp với quy luật phát triển của cuộc sống, người ta phải quan tâm đến các quy phạm điều chỉnh mọi hành vi cũng như mọi hoạt động công việc của bản thân mình.
Chuyên trang, chuyên mục về thông tin pháp luật không còn là đặc quyền riêng của các báo chuyên ngành nữa. Mọi BĐT nói riêng, mọi tờ báo nói chung theo bất cứ một hình thức nào cũng chú trọng thông tin về đề tài pháp luật.
Những năm qua, cùng với hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật báo chí và những quy định trong việc đưa tin pháp luật trên báo chí đang được