7. Kết cấu của luận văn
2.2. Hạn chế về mặt nội dung
2.2.1. Các bài phản biện, phân tích sâu về các chính sách, pháp luật của Nhà
Nhà nước tần suất xuất hiện trên trang còn mỏng
Trong thời gian khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy thông tin về Hiến pháp sửa đổi, về quá trình sửa đổi, bổ sung một vài bộ luật liên quan cả ba tờ báo được khảo sát đều không đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện tin, bài ở các cấp độ khác nhau.
PLVN với đặc thù là một tờ báo chuyên ngành, đã tổ chức một Cuộc thi
tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo ông Đặng Ngọc Luyến, Phó tổng biên tập thường trực báo Pháp luật Việt Nam,
ngay sau khi phát động, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả bởi đây là một hình thức tuyên truyền Hiến pháp rất đặc biệt và thiết thực. Những câu hỏi trắc nghiệm dự thi tìm hiểu Hiến pháp tuy không khó nhưng rất đa dạng, kích thích trí tò mò, tạo hứng thú nghiên cứu, tìm hiểu đến phần lớn độc giả của báo.
Bên cạnh việc gửi phiếu dự thi, nhiều bạn đọc đã viết thư, gửi lời nhận xét về cuộc thi. Nhiều độc giả là các bác, các cụ đã cao tuổi nhưng vẫn rất tâm huyết tìm hiểu các quy định mới của Hiến pháp.
Cuộc thi cũng đã thu hút nhiều bạn đọc ở các vùng sâu xa dự thi như huyện Ba Bể (Bắc Kạn), Mường Lát (Thanh Hóa), Trùng khánh (Cao Bằng), Thới Bình (Cà Mau), Trà Ôn (Vĩnh Long), Đăk Glong (Đăk Nông)…. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cũng ngày tăng mạnh.
Đây rõ ràng cũng là một hình thức linh hoạt để tuyên truyền các thông tin về pháp luật đến với bạn đọc, không hề khô cứng và tạo thành một sân chơi riêng. Trên thực tế, các cuộc thi như thế này là ưu thế của BĐT.
Hồi tháng 7/2015, khi BTTTT lấy ý kiến góp ý dự thảo luật báo chí,
VNN đã có nhiều bài phản biện, ý kiến của nhiều người như đại biểu Quốc hội
Trần Thị Quốc Khánh, nhà báo Mai Phan Lợi, Bộ trưởng Y tế… với các tiêu đề: Có trang điện tử “ngồi mát ăn bát vàng”, Báo chí không được thay quan tòa, Không kiểm duyệt báo chí nhưng nhà báo phải có lương tâm, fanpage của bộ trưởng có được cấp phép báo chí…
Theo khảo sát của tác giả luận văn, khi đề cập đến dự thảo Luật Báo chí
sửa đổi tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13, TTTT cũng không đứng ngoài
cuộc với 2 tin bài: Sửa luật báo chí để phát triển mạnh hơn và Tập đoàn truyền thông là xu hướng tất yếu của báo chí. Tuy nhiên, các thông tin mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh thông tin từ việc Bộ trưởng BTTTT Nguyễn Bắc Son trình Quốc hội dự thảo Luật Báo chí sửa đổi ra sao. Theo nội dung tờ trình, mặc dù cơ quan soạn thảo trình Quốc hội xem xét dự luật với nhiều quy định sửa đổi liên quan tới quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; các hành vi bị cấm, lãnh đạo cơ quan báo chí… tuy nhiên, tờ báo này sau đó cũng chỉ dừng lại ở đó không mở rộng vụ việc.
Tại kỳ họp đó, VNN và TTTT lựa chọn cách đưa thông tin xung quanh
quá trình góp ý cho các dự thảo Luật mới qua hình thức: Tường thuật các phiên thảo luận của Quốc hội, lấy ý kiến của các đại biểu, góp ý của nhân dân trực tiếp qua các bài viết gửi về tòa soạn hoặc qua các comment (ý kiến phản hồi) dưới mỗi bài viết. Theo số liệu thống kê, bắt đầu đến kết thúc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13 (diễn ra hơn một tháng) báo VNN chuyển tải được 94
tin bài đến độc giả, trong khi đó TTTT là 69.
Có thể nhận thấy xung quanh việc đưa chủ chương, chính sách, quá trình xây dựng Luật, góp ý xây dựng Luật, các báo phần lớn mới chỉ chọn
hình thức đưa tin và phản ánh. Rất ít bài có tính chất phản biện, phân tích sâu để độc giả thấy được sự khác biệt của luật mới so với luật cũ, những gì còn phải bàn thêm. Và nếu luật này được thông qua thì tầm nhìn chiến lược đến đâu, có thể lâu dài không hay lại một thời gian sau sẽ tiếp tục phải sửa đổi. Điều đó được thể hiện qua các tin bài: Luật BHXH hiệu lực: Người nghỉ hưu 2016, 2017 có bị thiệt? (đăng trên TTTT ngày 27/4/2015); Hàng ngàn người
có thể mất việc khi Luật kế toán sửa đổi (đăng trên TTTT ngày 10/6/2015),
Muốn chuyển đổi giới tính phải chờ luật mới (đăng trên TTTT ngày
25/11/2015) …
Theo kết quả khảo sát của PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, nguyên Phó trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hồi tháng 5/2013: “Báo chí, phương tiện truyền thông là phương thức hữu hiệu nhất phổ biến các thông tin về chủ trương, chính sách, các quy định về pháp luật trên mọi mặt đời sống đến người dân. Qua khảo sát cho thấy, trên 90% các quy định mới của pháp luật đến với công chúng thông qua báo chí, cụ thể rất ít người đọc trọn vẹn Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp cấp bách về kìm chế và giảm tai nạn giao thông, nhưng quy định về việc bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm đăng trên báo khi tham gia giao thông thì lập tức cả chục triệu người đều hiểu và lập tức thực hiện. Hoặc gần đây, Nghị định 71/2012/NĐ – CP sửa đổi một số điều khoản của Nghị định 34/2010/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã có hiệu lực nhưng nhiều người không biết, kể cả một số cơ quan nhà nước, đến khi thông tin được đưa lên các phương tiện truyền thông thì mọi người mới biết và phản biện lại rất nhiều về tính hợp lý của quy định này. Đó là sức mạnh của báo chí”.
Nhiều bộ luật như luật dân sự, luật đất đai được Quốc hội chủ động thông qua báo chí để lấy ý kiến nhân dân đã có hiệu quả tích cực. Một số văn bản dưới luật có nhiều yếu tố bất hợp lý đã bị phản bác ngay từ khi nó mới chỉ
như “thuế thu nhập dành cho hộ nông dân có thu nhập cao”, “thuế doanh thu dành cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng mô tô hai bánh”.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn một số tờ BĐT thì thấy có nghịch lý khi những chủ trương, quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đông đảo bạn đọc thì không mặn mà, cho đăng qua loa. Trong khi đó, những thông tin về mặt trái của xã hội như tội phạm cướp giật, hiếp dâm, phơi bày đời tư cá nhân lại được cập nhật với tần suất dày đặc.
Tác giả đã khảo sát ngẫu nhiên trong tháng 9/2015 ở 2 mục Pháp luật và Thời sự trên 3 tờ báo cho thấy:
Báo khảo sát Tin, bài trên trang Pháp luật và
Thời sự
Số lượng tin, bài mang tính phản biện, phân tích sâu về các chính sách pháp luật ở mục Thời sự và Pháp luật Tỷ lệ % các bài mang tính phản biện, phân tích sâu về các chính sách pháp luật ở mục Thời sự và Pháp luật VNN 113 +753=866 95 11 PLVN 347 + 251=598 77 (chủ yếu đưa
từ báo giấy lên)
13
TTTT 639+805=1444 101 7
Qua số liệu thống kê trên, các cấp quản lý cũng như phóng viên các tờ báo được khảo sát đều khẳng định số lượng các bài viết mang tính chất phản biện, chuyên sâu về các chính sách pháp luật hiện nay còn khiêm tốn so với việc đưa tin các vụ án. Trong 3 tờ khảo sát, TTTT có số lượng thấp nhất, kế