Lạm dụng đưa tin pháp luật để tuyên truyền bạo lực, đồi trụy, chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hạn chế về mặt nội dung

2.2.4. Lạm dụng đưa tin pháp luật để tuyên truyền bạo lực, đồi trụy, chiều

theo thị hiếu lệch lạc của một bộ phận độc giả

Xét về số lượng, có thể nói các ấn phẩm báo chí trong cả nước hiện đã đạt tới con số rất đáng tự hào. Nhưng đây cũng là lúc những tờ báo có tính chất thị trường xuất hiện ồ ạt, như: một tờ báo về nghệ thuật lại ra thêm chuyên đề về hôn nhân gia đình; một tờ báo của hội nghề nghiệp chuyên ngành lại có thêm vài ba tờ chuyên về đời sống mà xét từ tên ấn phẩm thì hầu như chẳng liên quan gì.

Một số tờ báo hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn ra nhiều phụ trương, chuyên đề. Một số tờ báo đang xa rời tôn chỉ, mục đích của mình, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả. Điều dễ thấy ở nội dung các ấn phẩm thuộc dòng này là tràn ngập tin bài liên quan đến cướp, giết, hiếp. Thậm chí có vụ giết người man rợ, hiếp dâm được mô tả một cách chi tiết, khiến độc giả có cảm giác như những ấn phẩm này đang muốn cổ súy cho một loại tội phạm đáng sợ. Các tin bài đầy tính bạo lực đó rất dễ làm độc giả hoang mang, suy giảm lòng tin vào con người, nhìn cuộc sống với ánh mắt u ám vì lo ngại sự tiêu cực, thiếu nhân tính.

Có thể kể ra hàng loạt các tin bài với dạng liệt kê trên: Dùng búa đập đầu vợ rồi chôn xác trong nhà (TTTT), Lời khai rùng rợn của kẻ giết vợ, chôn xác giữa nhà; Trong hố chôn xác vợ giữa phòng ngủ có gì?; Chuyện chưa kể về người chồng giết vợ chôn xác trong phòng ngủ (VNN)….

Ngày 30/9/2015, trên TTTT có cho dẫn lại bản tin của báo Người lao động với tựa đề: “Đang uống nước mía, bị giang hồ đất Cảng chém bay 3

mảnh sọ”. Không chỉ tựa đề, ngay phần chapeau bài báo đã dựng lên bản tin rất khủng khiếp khiến độc giả ghê sợ: “Đang uống nước mía, anh Phạm Văn M. (Hải Phòng) bị 3 "giang hồ" bất ngờ ập đến, vác dao, kiếm lao vào chém tới tấp làm đứt gân tay trái, bay mất 3 mảnh hộp sọ.

Theo tác giả luận văn, ở bản tin trên, các BĐT có thể giật title giảm tông bớt nhưng vẫn có thể hấp dẫn bạn đọc như: Người đàn ông mới ra tù bị giang hồ chém trọng thương hay Nhóm giang hồ gây án chỉ vì cốc nước mía.

Các cấp trưởng, phó ban ở TTTT đều hiểu rõ rằng báo bạn bị sai và bị cơ quan quản lý báo chí xử lý thì nguồn dẫn lại cũng sẽ bị liên đới. Lý giải việc tại sao không điều chỉnh lại title để giảm tông bớt, lãnh đạo ban Thời sự cho rằng tòa soạn có quy ước riêng không tự tiện điều chỉnh lại nội dung bản gốc. Do đó, vô hình chung tờ báo trên cũng đã mắc phải việc đưa tin pháp luật có hướng tuyên truyền bạo lực.

Xu hướng báo chí câu view bằng tin bạo lực và chạy theo những thị hiếu tầm thường của độc giả, trong đó có rất nhiều trang BĐT mấy năm gần đây đang nở rộ. Ngay cả VNN cũng đã có chuyên trang 2Sao. Chuyên trang này

từng đưa tin thiếu trung thực về ca sĩ Hồ Ngọc Hà và một người mẫu, bị đình bản ba tháng vì thông tin sai lệch, chạy theo thị hiếu tầm thường của độc giả.

Thể hiện tác phẩm là bước quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Chọn thể loại nào, kết cấu gì, chi tiết ra sao, ngôn ngữ biểu đạt thế nào, đó là khâu quan trọng quyết định nội dung, hình thức của một tác phẩm báo chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy lỗi lạc của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đưa ra bài học báo chí bổ ích cho các nhà báo bằng các câu hỏi là: viết cho ai? viết để làm gì? Viết như thế nào?. Các nhà báo chuyên nghiệp, có thương hiệu trong báo giới thường làm rất tốt điều này. Hoạt động có chủ ý về chọn lựa thể loại, chi tiết, bố cục tác phẩm làm nên sự thành công

trong nghề nghiệp của các nhà báo chuyên nghiệp. Thường thì họ đặt ra câu hỏi khi thể hiện tác phẩm là: Tác phẩm sẽ dành cho công chúng nào? Thông tin của tác phẩm có gì liên quan đến lợi ích của quốc gia, cộng đồng, cá nhân? Tác phẩm đem lại hiệu quả hay hậu quả cho công chúng xã hội? Từ đó, các nhà báo mới quyết định chọn hình thức thể loại nào thể hiện sẽ tạo hiệu quả thông tin, hấp dẫn công chúng. Cụ thể là: Tác phẩm sẽ được xây dựng bố cục ra sao? Cần chọn lựa những chi tiết nào để đưa vào tác phẩm? Sử dụng ngôn ngữ biểu đạt tác phẩm như thế nào?.

Trong thực tiễn hoạt động báo chí, vẫn còn không ít các nhà báo thể hiện sự non yếu ở bước sáng tạo này. Các tác phẩm của họ thường không rõ mục đích thông tin, chưa rành mạch về thể loại, chưa khéo léo trong xây dựng bố cục tác phẩm, chưa tinh xảo trong chọn lựa chi tiết, chưa giỏi về sử dụng ngôn ngữ biểu đạt. Sự non yếu về năng lực sáng tạo của nhà báo, tất yếu trên mặt báo sẽ xuất hiện những tác phẩm báo chí vô thưởng, vô phạt, kém hấp dẫn hoặc gây hậu quả xã hội nghiêm trọng.

Trong thực tế hoạt động báo chí đã có những Tổng biên tập, Phó tổng biên tập, thư ký toà soạn chủ ý hoặc vô tình để phóng viên, cộng tác viên viết tin, bài giật gân, câu khách, viết bài quảng cáo trá hình để đăng tải trên các sản phẩm báo chí. Sở dĩ gần đây trên diễn đàn báo chí ở nhà bàn luận nhiều đến thuật ngữ “báo lá cải” cũng là do bức xúc của báo giới và công chúng xã hội về việc đang xuất hiện các sản phẩm báo chí chú trọng đăng tải thông tin cướp, giết, hiếp.

Vì chạy theo thị hiếu tầm thường của một phận công chúng hoặc vì mục đích thương mại rẻ tiền mà một số lãnh đạo cơ quan báo chí đã coi thường các nguyên tắc, chức năng hoạt động của báo chí khi áp dụng cách làm này.

Năm 2015, một vụ án hiếp dâm, giết nữ sinh xảy ra ở Đồng Hới khiến nhiều tờ BĐT vào cuộc trong, trong đó có 3 tờ báo được khảo sát trong luận

Sự việc diễn ra khiến nhiều người căm phẫn và đau xót, đặc biệt gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều tờ BĐT và trang tin tổng hợp cố tình giật title gây sốc: “Bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm dã man rồi giết hại trong khách sạn” (Kenhsao.net), “Bé gái bị cưỡng bức, sát hại trong chuyến du lịch của nhà trường” (VNN).

Do vụ việc có tính chất nhạy cảm, một số tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn như VNN, TTTT, Vnexpress được xem có góc nhìn cẩn trọng hơn với tiêu đề giảm bớt tông: Nữ sinh 13 tuổi bị sát hại trong khách sạn ở Sài Gòn, Nữ sinh lớp 7 bị giết trong bồn tắm ở Sài Gòn.

Cũng trong năm đó, việc phỏng vấn những tên tội phạm giết người hàng loạt được một số BĐT cho đăng tải lên trang khá phổ biến. Hành động này vừa thiếu tính định hướng, giáo dục.

Nói về nguyên nhân việc một số BĐT hiện nay còn chiều theo thị hiếu lệch lạc của một bộ phận độc giả, một Trưởng ban nghiệp vụ của Hội nhà báo Việt Nam chỉ ra: “Thị hiếu của công chúng nói chung là thích cái lạ, cái mới, cái bất thường... Trong số đó có những thị hiếu tầm thường, thấp hèn. Bài tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các bài mang tính tích cực ít thu hút được công chúng hơn, nhất là công chúng trẻ vì vậy nhiều BĐT đang chiều theo thị hiếu thấp hèn của một bộ phận độc giả, nhằm để hút khách trong việc khai thác chuyện giật gân, chuyện lạ, chuyện vụn vặt…”.

Để hạn chế tình trạng này, vị trưởng ban trên lưu ý các cơ quan BĐT cần tăng cường khâu thẩm định, duyệt nội dung, không thả nổi cho một vài cá nhân. Cần chú trọng đổi mới tìm tòi nội dung đề tài, đổi mới cách đưa tin, hình ảnh...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 49 - 52)