Sử dụng hình ảnh mang tính chất bạo lực, không trung thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Hạn chế về mặt hình thức

2.3.3. Sử dụng hình ảnh mang tính chất bạo lực, không trung thực

Ảnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong một bài báo nói chung. Ảnh là mức độ đọc đầu tiên, nó thu hút sự chú ý của độc giả. Nó có thể khiến người ta tìm đọc hoặc từ bỏ bài báo. Hình ảnh của trang báo thông thoáng, sáng sủa,

Tiếp cận hình ảnh thì nhanh chóng và dễ dàng hơn với bài báo. Không cần phải biết đọc hay trình độ học vấn cao mới có thể hiểu được bức ảnh. Hình ảnh truyền tải thông tin và thể hiện được điều mà bài báo không thể miêu tả. Với đặc thù đa phương tiện và được đọc qua màn hình máy tính, nên ảnh là một phần quan trọng không thể thiếu trong kết cấu bài viết của BĐT. Khi vào bất kì tờ BĐT nào chúng ta đều thấy hầu hết các tin, bài đều có ảnh minh họa, và ảnh chiếm một kích thước khá lớn trên toàn bộ bài báo.

Có thể nhận thấy ảnh trên BĐT có những tiêu chí không khác gì so với ảnh trên báo in. Có chăng chỉ là sự khác biệt về số lượng ảnh. Số lượng ảnh trong một bài viết trên BĐT thường nhiều hơn vì trang BĐT không bị giới hạn bởi diện tích, trong khi báo in thì có quy định về số lượng ảnh trong một bài viết không được chiếm quá 20% diện tích bài báo.

Ảnh trên BĐT cũng không bị phụ thuộc vào chất lượng mực in, giấy in, chỉ cần một chiếc máy tính, hay một thiết bị điện tử có kết nối internet (như điện thoại, máy tính bảng…) là có thể truy cập được hình ảnh rõ nét, màu sắc trung thực, chất lượng tốt hơn ảnh trên báo in.

Phóng viên ảnh Trần Việt Đức từng công tác ở một tờ báo ở Sài Gòn (nay tờ báo đã đóng cửa) tâm sự với tác giả Tuyết Nhung – Tạp chí người làm

báo rằng: “Đa số ảnh báo chí hiện nay mới chỉ dừng ở tầm minh họa. Bởi rất

nhiều tòa soạn chưa đánh giá đúng mức giá trị của một bức ảnh báo chí, từ đó chưa chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo phóng viên ảnh. Thậm chí, có tòa soạn còn không có đến một phóng viên ảnh chuyên nghiệp. Không có môi trường tốt thì ảnh không có chỗ đứng. Vì vậy đa phần ảnh trên báo chí chỉ dừng ở tầm minh họa, và rất nhiều tòa soạn ở Việt Nam hiện nay vẫn hài lòng”..

Cần phân biệt mức độ và tính mục đích của việc cho ra đời một sản phẩm có sử dụng ảnh: Nếu là thông tin thì phải lấy sự kiện, năng lực cập nhật của sự kiện trước độc giả làm phương pháp, còn lấy nhu cầu giải trí mở rộng văn hóa làm mục đích thì hãy khai thác năng lực minh họa, trang trí của nhiếp

ảnh làm chính. Một bức ảnh cùng lúc đều có năng lực ấy bởi đó là loại hình văn hóa thị giác.

Tuy nhiên, xung quanh việc sử dụng ảnh cho các bài báo lại có rất nhiều lỗi làm mất đi vai trò của hình ảnh thậm chí còn làm phương hại đến bài viết.

Với thông tin pháp luật, có rất nhiều tin bài sử dụng ảnh không phù hợp, có máu me rùng rợn, gây hoảng sợ, chưa kể, đó không phải là ảnh thật của sự việc, mà là ảnh minh họa, ảnh lấy trên mạng để đưa vào bài.

Ngày 15/10/2015, trên PLVN có cho đăng tải bài viết: “Đang ân ái dưới gốc cây, cô giáo trẻ bị người tình đoạt mạng”. Bài viết mặc dù có ảnh chân dung nghi can vụ án là Hà Dã Viễn nhưng người xuất bản bài viết vẫn dùng một bức hình ra trang cảnh nam thanh niên cởi trần đang có hành vi rất “bạo lực” với một cô gái nằm ở trên giường. Hình ảnh trên được chú thích : “Hình mang tính minh họa” khiến nhiều người xem bản tin đánh giá quy trình duyệt tin bài ở tờ báo này có vấn đề.

Một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay là các BĐT sử dụng tràn lan ảnh có tính chất bạo lực. Trong vụ thảm sát ở Bình Phước diễn ra hồi tháng 7/2015, nhiều tờ báo lớn cho đăng tải các góc hình sát thủ Nguyễn Hải Dương mô tả lại những hành động giết 6 người trong nhà người yêu ra sao. Những bức hình này báo chí có do có sự “giúp sức” của chính những cán bộ đang thi hành công vụ.

Cũng liên quan đến việc dựng hiện trường các vụ trọng án nghiêm trọng, ngày 13/10/2014, TTTT cho đăng bài ảnh “Nữ sinh diễn lại phút sát hại cán bộ huyện trong nhà nghỉ” của tác giả Việt Đức. 12 bức ảnh đã tái hiện cảnh cô nữ sinh lớp 12 Phùng Thị Thanh sát hại nạn nhân 26 tuổi ra sao.

Không riêng các hình ảnh liên quan đến vụ án mang tính chất bạo lực, hình ảnh không trung thực minh họa cho các bài viết ở trên 3 tờ báo khảo sát hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Khanh - Phó ban

lượng độc giả sẽ giảm đi nhiều bởi ảnh đưa ra mặt trang được đánh giá là những khâu khá quan trọng.

Ngoài ra, ảnh trên mục pháp luật ở nhiều BĐT hiện nay vẫn để lộ danh tính nạn nhân trong các vụ nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này do tác giả lẫn người duyệt không xóa kĩ. Trong đó, ngày 20/4/2015, trên

PLVN có cho đăng bài viết: “Anh rể cuồng dâm hại bé gái 9 tuổi”. Hoàng

Dung - tác giả bài viết mặc dù đã cẩn thận ghi dưới bài rằng tên bé gái bị hại đã được thay đổi. Tuy nhiên, khi đọc bài và xem bức ảnh, độc giả nơi nạn nhân sinh sống vẫn có thể biết bé gái Nguyễn Thị Khánh Linh (9 tuổi) là ai. Nguyên nhân của việc do tác giả che mặt nhân vật nhìn vẫn còn quá rõ.

Cùng đồng tình với việc xuất bản trên của PLVN, ban biên tập của VNN cũng cho dẫn lại chính bài viết trên mà không chỉnh sửa bất cứ cứ thứ gì. Điều này vô hình chung tờ báo chính trị được xem hàng đầu ở Việt Nam cũng phạm phải những lỗi sơ đẳng nhất khi đăng tin bài pháp luật. Điều đó có thể ảnh hưởng cuộc sống gia đình nạn nhân về sau này.

Không chỉ dừng lại đó, các bức ảnh về gái bán dâm, tội phạm dưới tuổi thành niên cũng không ít lần xuất hiện trên các tờ báo điện tử hiện nay. Ví dụ bài viết: Cận cảnh nhan sắc mẫu Việt vừa bị bắt vì bán dâm nghìn đô (đăng

VNN ngày 16/4/2015), Ở nhà một mình, nữ sinh bị chú họ 2 lần hãm hiếp (đăng trên VNN ngày 20/3/2015), Lỡ một lần “chiếu cố”, bé gái thành nô lệ tình dục của bố dượng (đăng trên PLVN ngày 15/5/2015) hay Những đứa trẻ

ra đời trong trại giam (đăng trên TTTT ngày 3/3/2014)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 67 - 70)