Thông tin thiếu trung thực, thiếu thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 57 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hạn chế về mặt nội dung

2.2.6. Thông tin thiếu trung thực, thiếu thẩm định

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung thực, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức số một của người làm báo cách mạng. Với báo chí chân thật, khách quan là sức mạnh, bản sắc, đồng thời là lý do tồn tại.

Người cho rằng, báo chí muốn thuyết phục được công chúng, thì bản thân phải mang tính trung thực cao: “Viết phải thiết thực, nói có sách, mách có chứng, tức là nói việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào” [1, tr.152].

Để đạt được độ chân thực, chính xác như thế thì báo chí bắt buộc phải có tính thẩm định. Tuy nhiên, tình trạng đưa tin chưa kịp thẩm định lại vẫn hay xảy ra trên báo điện tử.

Năm 2014, TTTT từng phản ánh bài ảnh: “Con cầm kéo đánh mẹ giữa phố, dân không ai dám ngăn” của một cộng tác viên ruột lớn tuổi. Tác giả là dân ảnh chuyên nghiệp, ít va chạm trong việc điều tra. Do thiếu kinh nghiệm trong tác nghiệp nên Trưởng ban Xã hội lúc đó đã cho xuất bản nên dẫn đến bản tin sai sót nghiêm trọng.

giải thích về tòa soạn rằng lúc đó chủ kịp chụp ảnh và hỏi một số người đi đường mà không tìm hiểu kỹ vụ việc từ cơ quan chức năng hoặc nhân vật chính dẫn đến lỗi nghiêm trọng trên. Bài ảnh đó sau 5 tiếng lên trang mới được điều chỉnh đúng bản chất sự việc.

Trong năm 2014, BTTTT đã thể hiện sự cứng rắn của mình trong việc chấn chỉnh các sản phẩm báo điện tử khi xử phạt 3 tờ báo đưa thông tin sai sự thật. Đó là: Tiền phong, báo điện tử Đất việt và báo điện tử Kiến thức.

Theo đó, đầu tháng 8/2014, trên mạng xã hội xuất hiện bài tập làm văn dưới dạng một lá thư của con gái gửi cho bố. 3 tờ báo trên chưa kiểm chứng đã lần lượt cho đăng các bài: “Thư gửi bố: Chú công an phường ngày nào cũng đến ăn cơm”, “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa” và “Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa”. Đây là những bài báo sai thông tin sự thật, thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội và lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước.

Như chúng ta biết, một trong những lợi thế của báo điện tử là tính cập nhật thông tin đến từng phút từng giây. Song, đây cũng là một áp lực đối với những người làm báo. Đôi khi có thông tin xác định được rằng sẽ thu hút công chúng, những người làm báo thường phải nhanh chóng tác nghiệp để có tin đăng đàn trước các báo khác. Vì vậy mà nhiều lúc bỏ qua khâu thẩm định.

Thông thường, không phải hầu hết các phóng viên đều có mặt tại hiện trường để đưa tin môt sự kiện. Có những sự việc bất ngờ xảy ra, họ biết tin thông qua hệ thống cộng tác viên, qua lực lượng chức năng, thậm chí qua người dân. Có nhiều nhà báo liên kết với nhau và họ chia sẻ thông tin cho nhau. Nhiệm vụ của người làm báo lúc này là phải tìm nguồn để thẩm định thông tin ấy. Tuy nhiên, trên thực tế, vì yêu cầu của tốc độ thông tin, nhiều phóng viên, biên tập viên đã bỏ qua khâu quan trọng này. VNN từng bị xử

Các nhà báo chuyên nghiệp khi thu thập thông tin, dữ liệu sáng tạo tác phẩm báo chí đều sử dụng ít nhất 3 phương pháp, đó là: quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tư liệu. Ngoài ra, các nhà báo còn có thể sử dụng các phương pháp khác để thu thập thông tin, dữ liệu làm báo như: điều tra xã hội học, thảo luận nhóm, lập diễn đàn trao đổi thông tin…

Trong thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, vẫn còn những phóng viên, cộng tác viên thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng thu thập thông tin, dữ liệu sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà báo không chuyên hoặc mới vào nghề thường lúng túng về vấn đề này. Ngay cả những nhà báo có tuổi nghề cao, nếu không “thuộc bài” phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu cũng dễ bị lúng túng.

Trong thực tế hoạt động báo chí mà có nhiều nhà báo không “thuộc bài” phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, chắn chắn thông tin trong các tác phẩm của họ sẽ hời hợt, nông cạn, thậm chí là sai lệch, bịa đặt, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Theo một nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm ở VNN “Đây là tình

trạng chung ở BĐT trong việc dùng từ giật gân, câu khách; hình minh họa chưa chuẩn mực, không đúng với nội dung bài viết; nội dung tin nhiều khi không chính xác. Tất cả đều có lý do của nó.

Thứ nhất, lý do chủ quan của người viết. Họ quá tin tưởng vào nguồn tin cung cấp. Ví dụ: nguồn tin ở đây có thể từ cá nhân một người thuộc cơ quan nhà nước (công an…). Một điều tra viên xác nhận: cơ quan công an đang tiến hành điều tra vụ việc X ở xã Y… Vậy là phóng viên coi như đó là thông tin chính thống, không kiểm tra chéo với một cơ quan khác hay có được quyết định điều tra vụ việc của cơ quan công an đó.

Thứ hai, do mật độ tin pháp luật, nội chính trong ngày rất nhiều và dày đặc. Sự cạnh tranh tốc độ đưa tin khiến các báo mạng có cuộc chạy đua, chưa

những vụ việc thông tin đưa lên chỉ có 1 - 2 dòng mang tính chất thông báo: có sự việc đang diễn ra/vừa nhận được… mà chưa có diễn biến hay ít nhất một chi tiết nhỏ của vụ việc…

Như đã nói ở trên, pháp luật là mục chính mang lại lượng truy cập lớn cho các báo điện tử chiếm tới 45 – 50%; có những tờ báo, chia ra các mục nhỏ khác nhau nhưng bản chất vẫn là pháp luật. Để câu view, các báo đã chọn cách giật tựa bằng những ngôn từ tác động mạnh tới cảm giác của người đọc, khiến họ phải tò mò để vào xem luôn. Nếu như, nó được sử dụng một lần thì không cần bàn, nhưng nó lại được giữ trong một thời gian dài, trở thành thói quen của tờ báo và biên tập viên cho đến khi cơ quan quản lý báo chí yêu cầu dừng, hạn chế, không được phép… sử dụng các thức giật tít, câu view, cái mà chúng ta thường nói là “sốc, sex, sến”.

Nhà báo trên thừa nhận: “Do VNN là một trong những tờ BĐT ở Việt

Nam, điều đó cũng không tránh khỏi. Có những bài viết trên tờ báo này đến bây giờ vẫn trở thành câu chuyện minh họa về sai lầm giật tít câu view một cách quá đà, như: “Đi phá cỗ trung thu, thiếu nữ bị… phá trinh””…

Hiện, VNN ngày càng chặt chẽ, có định hướng hơn trong cách đưa tin, giật tít. Tòa soạn và cá nhân người viết, biên tập viên đều có ý thức trong việc hướng tới một tiêu đề bài viết trong sáng, ngôn từ giản dị, cân đối, không vướng vào các từ khóa “sốc, sến” hay những cụm từ đã trở thành phản cảm đối với người đọc như “rung động”, “kinh hoàng”… Đây cũng là một tất yếu trong sự phát triển chung của báo điện tử, sau khi đã trải qua giai đoạn phát triển “nóng” ban đầu để đi sâu vào sự phát triển về chất lượng.

Đề cập đến vấn đề này, một nhà báo làm trong công tác trong lĩnh vực pháp luật của TTTT cũng thừa nhận: “Có thời điểm trên trang của tờ báo này

sử dụng ngôn ngữ, giật title câu khách và sử dụng những hình ảnh minh họa không trung thực, nhằm thu hút độc giả.

Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây, với chủ trương xây dựng tờ báo này thành tờ BĐT hàng đầu Việt Nam, ban biên tập đã có những cải tổ mạnh mẽ về nội dung, trong đó nghiêm cấm các ban xuất bản các tin, bài sử dụng ngôn ngữ, giật title câu khách và sử dụng những hình ảnh minh họa không trung thực”.

Nam nhà báo trên chia sẻ: “Pageview của một tờ báo chính là yếu tố quyết định kéo hợp đồng quảng cáo về cho tòa soạn. Quảng cáo chính là nguồn thu lớn nhất của các báo điện tử Việt hiện nay. Do vậy, nhà báo Quang Anh đánh giá trong nhiều năm nữa, làng báo điện tử chưa thể loại bỏ được những thông tin câu khách mà chỉ giới hạn nó xuất hiện trên trang nhiều hay ít.

Trên báo chí của chúng ta hiện nay đã và đang xuất hiện những bài viết mang tính chủ quan, võ đoán dẫn đến sai sự thật, đó là thể hiện sự non yếu của nhà báo trong sử dụng phương pháp quan sát thu thập thông tin, dữ liệu sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà báo mắc lỗi này thường mới chỉ quan sát bằng cảm tính chứ chưa quan sát bằng lý tính. Khi phát hiện, tiếp cận các sự kiện, vấn đề, nhà báo đã chưa tìm hiểu kỹ lưỡng bản chất của các sự kiện, vấn đề, do đó chưa có được những chi tiết, dữ kiện phù hợp thể hiện trong tác phẩm báo chí.

Tư liệu để nhà báo sáng tạo tác phẩm báo chí có nhiều dạng thức khác nhau như: tư liệu văn tự (từ các nguồn sách, báo, văn bản pháp luật, hành chính, khoa học, báo cáo…); tư liệu âm thanh (từ ghi âm, đài phát thanh…); tư liệu hình ảnh (từ hình ảnh tĩnh, hình ảnh động…). Nhà báo nghiên cứu, thu thập tư liệu là để phát hiện các chi tiết đặc sắc, có cơ sở để dẫn chứng phân tích, lập luận, chứng minh cho đề tài mình thể hiện trong tác phẩm. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào khi tác nghiệp cũng sử dụng tốt phương pháp này.

phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà báo này chủ yếu trông cậy vào việc thu nhận các văn bản báo cáo hoặc thông cáo báo chí, sau đó về chế tác thành tác phẩm. Việc “xào nấu” này cũng là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

Nhà báo chỉ có thể sử dụng các báo cáo, thông cáo báo chí với tư cách là những tài liệu cung cấp thông tin, chứ không được phép “chế biến” các báo cáo, thông cáo báo chí thành tác phẩm báo chí. Các nhà báo nên cảnh giác với những chi tiết, con số được đưa vào báo cáo, thông cáo báo chí, bởi nó thường chỉ là những chi tiết, số liệu chủ quan, mang nặng tính thành tích mà cá nhân, tổ chức muốn quảng bá cho hình ảnh của mình. Nếu chỉ chế biến tác phẩm bằng các số liệu, dẫn chứng báo cáo, vô hình chung nhà báo ủng hộ cho “bệnh thành tích”, còn công chúng thì nhận được một món ăn dở, như vậy cũng là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người cầm bút”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)