7. Kết cấu của luận văn
3.2. Đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế của việc đƣa
3.2.3. Giáo dục quan điểm của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản đối với các
các vụ việc pháp luật
Các đề tài pháp luật có liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tác đổng rộng lớn đến mọi đối tượng. Nên việc tăng cường nhận thức, nhận thức đúng đắn vai trò thông tin pháp luật trên báo chí nói chung, BĐT nói riêng là rất cần thiết [28, tr.79].
Quan điểm và nhận thức đó phải bắt đầu từ ban lãnh đạo của một tờ báo và cả cơ quan chủ quản cửa tờ báo đó. Bởi chỉ đạo từ bên bộ phần đầu não tòa soạn chính là kim chỉ nam cho hoạt động tác nghiệp của phóng viên.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều khi có chưa có sự quan tâm, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của thông tin pháp luật nên trong quá trình cung cấp tin cho báo chí chưa chu đáo, nhiệt tình, còn có những tình trạng buông lỏng quản lý, quản lý chưa sát sao việc đưa tin, bài pháp luật [28, tr.79].
Với cơ quan báo chí, cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể trong việc đưa thông tin chính xác, khách quan, công bằng, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Cần có cơ chế chính sách phù hợp, thu hút luật sư, các chuyên gia tư pháp, pháp luật, kết hợp chặt chẽ với Hội luật gia, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng tin, bài pháp luật.
Trên thực tế, nhiều tin bài giật gân câu khách có nguyên nhân do chính tôn chỉ, mục đích của tòa soạn, khi quá chú trọng vào vấn đề câu view, tạo ra những tin sốt nhưng thiếu tính chính xác.
Đề tài pháp luật trên ba tờ báo được khảo sát dù phong phú, đa dạng nhưng mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin từ phía công chúng, nhất là mới ở dạng phản ánh đơn thuần, thiếu bài phân tích sâu, thiếu bài có tính định hướng. Cuộc sống biến đổi không ngừng, nên công chúng đòi hỏi thông tin có tính chỉ dẫn, sâu và rộng nhiều hơn những gì các tờ báo đã làm được.
Các tờ BĐT cần có chiến lực dài hơi như đổi mới quan điểm lãnh đạo chỉ đạo, quan điểm về tầm quan trọng của thông tin pháp luật, đổi mới nội
dung thông tin, hình thức thể hiện, khai thác triệt để các đặc trưng của báo mạng điện tử thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Ngoài ra, cần phải có xu hướng tích cực đó đào tạo cho mỗi tờ báo có một lượng độc giả trung thành nhất định, tránh chiều theo thị hiếu của tất cả các độc giả.
Theo một trưởng ban nghiệp vụ của Hội nhà báo Việt Nam: “Các cơ quan BĐT cần tăng cường khâu thẩm định, duyệt nội dung, không thả nổi cho một vài cá nhân. Vừa đảm bảo tốt việc tuyên truyền pháp luật vừa có những bài thu hút được độc giả, mang lại lượng truy cập lớn cho tờ báo, là việc không dễ. Nhưng có thể làm được, nếu chú trọng đổi mới tìm tòi nội dung đề tài, đổi mới cách đưa tin, hình ảnh...”.