7. Kết cấu của luận văn
3.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí
3.3.4. Nâng cao nhận thức của công chúng báo chí
Máy tính, điện thoại và kết nối mạng gần như trở thành những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Mạng Internet từ lâu đã trở thành phương tiện nghiên cứu, học tập, làm việc, giải trí và kết nối quen thuộc của họ. Điều này cho thấy, trình độ học vấn cũng liên quan chặt chẽ tới hành vi đọc BĐT. Mức độ và tần suất đọc BĐT tăng đều đặn tương ứng với độ tăng mỗi cấp học, đặc biệt cao hơn hẳn ở những người có trình độ đại học và sau đại học.
Nhờ những ưu thế của BĐT mà công chúng có thể tự lựa chọn, lý giải thông tin theo sự hiểu biết và quan điểm của mình.
Công chúng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình đưa thông tin, kiểm chứng, sàng lọc thông tin; là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực vô tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển. Nếu không có công chúng thì sản phẩm báo chí coi như không có tác dụng, bởi vì sản xuất ra không có người đọc, chương trình phát sóng không có người nghe, người xem.
Chính vì vậy, để duy trì và phát triển, cũng như để thực hiện được sứ mệnh xã hội cao cả của mình, những người làm BĐT phải sản xuất ra những
Trong nền kinh tế thị trường, BĐT cũng là một loại hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Công chúng BĐT là người tiêu dùng, cũng là khách hàng của tòa báo. Theo Joseph Straubhaar và Robert LaRose, cơ quan báo chí trong thời kỳ hiện đại có đến 8 nguồn thu khác nhau, trong đó nguồn thu từ người tiêu dùng và từ các nhà quảng cáo là nền tảng kinh tế của cơ quan báo chí [14.tr 341].
Công chúng BĐT là người chọn lựa tờ báo có chất lượng cao, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thông tin của họ. Họ sẵn sàng theo dõi một sự kiện, một thảm họa, một vụ xì căng đan... trên nhiều số báo liên tiếp, nếu họ thực sự quan tâm và trở thành những công chúng trung thành của tờ báo. Ngược lại, công chúng BĐT cũng sẵn sàng không chọn lựa, tẩy chay những tờ báo có chất lượng kém, không phù hợp, hoặc không đáp ứng được nhu cầu, điều kiện tiếp nhận thông tin của họ. Số lượng công chúng chính là lượng truy cập (view) của từ BĐT, điều này nói lên vị trí, đẳng cấp của tờ báo, là tiêu chí đánh giá hiệu quả thông tin của tờ báo, cũng là thước đo hàng đầu để thu hút quảng cáo và các nguồn tài trợ khác.
Nhận thức của công chúng và báo chí có tác động qua lại. Khi nhận thức còn hạn hẹp, họ dễ chạy theo các tin giật gân câu khách, dễ tò mò đời tư…
Trong thực tiễn hoạt động báo chí, có những sự kiện phức tạp, khó thống nhất về nhận thức xã hội, nhiều báo, đài đã định hướng thông tin bằng cách cung cấp toàn bộ tư liệu liên quan tới sự kiện một cách có hệ thống, bài bản, đầy đủ và đa chiều ý kiến. Trong thông tin báo chí, nhiều khi sự kiện tự nó nói lên ý nghĩa chính trị - xã hội mà không cần bất cứ lời giải thích nào. Công chúng sẽ tự nhận thức ý nghĩa chính trị xã hội của sự kiện theo những tư liệu mà báo chí cung cấp một cách khách quan.
Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng như vậy. Có những sự việc, vấn đề cần được giải thích, bình luận để công chúng không chỉ biết mà có thể hiểu được bản chất vấn đề. Đó là những sự kiện phức tạp, đa nghĩa, cần được tiếp
cận từ nhiều phía, đa chiều và có cơ sở khoa học về nhận thức, lý luận và cơ sở thực tiễn. Nhiều bài bình luận, xã luận, chuyên luận của báo chí, có giá trị thức tỉnh nhận thức, giá trị mở đường dư luận xã hội.
Từ việc báo chí giúp công chúng biết đến hiểu là quá trình nhận thức, trên cơ sở được tiếp nhận đầy đủ, trung thực và đa chiều các nguồn tin.
Theo TS Trần Bá Dung - Trưởng ban nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam, trên thực tế, có nhiều trường hợp báo chí thông tin trái chiều, mâu thuẫn nhau. Nhiều sự việc bị đẩy lên quá mức, hoặc suy diễn cảm tính, làm công chúng hay dư luận xã hội mất phương hướng, không biết tin vào đâu; làm ảnh hưởng đến uy tín của báo giới, gây phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc.
Nhận thức của công chúng thay đổi nếu có thay đổi từ giáo dục đào tạo và định hướng của chính báo chí. Khi trình độ dân trí cao hơn, công chúng báo chí có hiểu biết nhất định thì họ sẽ không còn bị tò mò bởi những thông tin chỉ để câu view tầm thường nữa.
Ngoài ra, một trong những điểm dễ nhận thấy, khi nhận thức độc giả BĐT được nâng lên họ sẽ có tiếng nói trong việc đánh giá, kiểm định chất lượng thông tin, đối chứng, hồi âm, tranh luận, phân tích và phản bác (nếu cần) lại các bài báo. Họ luôn giám sát thông tin trên BĐT.
Những ý kiến, nhận xét mà độc giả đưa ra có thể giúp tờ báo nâng cao chất lượng, thay đổi phương thức hoạt động, tổ chức thông tin… hoặc cũng có thể là những yêu cầu tờ báo cung cấp thêm thông tin. Những ý kiến này như một kênh điều tra xã hội học về nhu cầu độc giả nên sẽ được thống kê, đánh giá tính khả thi để từ đó tòa soạn có những hướng đi thích hợp.
Khi độc giả có trình độ cao, họ sẽ có ý kiến yêu cầu tòa soạn tiếp tục thông tin về các vấn đề đang tuyên truyền, tòa soạn có thể căn cứ trên đó để chỉ đạo phóng viên triển khai tin bài phù hợp. Việc tổng hợp các ý kiến trên
có thể giúp tòa soạn hiểu công chúng của mình cần gì trong giai đoạn tiếp theo, từ đó lập kế hoạch tuyên truyền cụ thể về các vấn đề đó.
Ví dụ, trong vụ án 2 cha con đuổi theo tên trộm ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) năm 2015, nhiều độc giả gửi các câu hỏi dưới bài viết phản hồi tới tòa soạn báo TTTT: Khi trộm vào nhà phải làm thế nào để đảm bảo an toàn bản thân, có được phép đánh chết trộm khi họ đột nhập vào nhà, các cách xử trí khi trộm vào nhà… Chính các câu hỏi này, tòa soạn có thể có thêm định hướng khi triển khai đề tài.
Đối với những ý kiến, phản hồi của độc giả nhằm góp ý về nội dung và hình thức cho tờ báo sẽ được bộ phận nghiên cứu công chúng BĐT tổng hợp, thống kê cụ thể. Đây sẽ là những căn cứ xác đáng để tòa soạn và nhà báo điều chỉnh nội dung, hình thức và chiến lược phát triển thông tin của mình. Mọi cải tiến, đổi mới về nội dung và hình thức của tờ báo đều có căn nguyên sâu xa từ những phải hồi và đòi hỏi chính đáng của độc giả.
Để thay đổi được nhận thức công chúng, hơn ai hết, mỗi tòa soạn BĐT cần nhìn nhận lại hướng đi, chiến lược của mình để mang lại những giá trị cho độc giả của riêng mình, đặc biệt trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật.
Tiểu kết chƣơng 3
Để có một tác phẩm báo chí nói chung, một tác phẩm trên BĐT nói riêng cần nhiều công đoạn và có sự phối hợp ăn ý của rất nhiều cá nhân với các vai trò khác nhau trong toà soạn.
Đặc tính của loại hình BĐT mang đến cho chúng những thế mạnh đặc biệt mà các loại hình báo chí khác không thể cạnh tranh được như: Khả năng cập nhật nhanh, tương tác lớn, phổ cập lớn… nhưng chính sự nhanh ấy dẫn đến những nguy cơ có thể tin sai nhiều hơn và tin sai đó cũng có tác động rộng hơn - đây là khả năng nằm ngoài ý muốn của những người làm báo.
Thông tin mảng pháp luật lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với một tờ BĐT. Để phát triển thông tin phát luật trên các BĐT, đó là yêu cầu về một hành lang pháp lý thông thoáng nhưng chặt chẽ, rõ ràng về khái niệm, nghiêm minh về chế tài xử phạt và cả yêu cầu quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ báo chí chuyên nghiệp, đáp ứng được những đòi hỏi mới trong cơ chế thông tin hiện nay.
Vấn đề con người là vấn đề rất quan trọng đối với mọi hoạt động xã hội nói chung, hoạt động báo chí nói riêng. Bởi vậy, đào tạo đội ngũ làm BĐT chuyên nghiệp có chuẩn mực đạo đức là yêu cầu rất bức thiết hiện nay. Phải đảm bảo bồi dưỡng thường xuyên cho phóng viên mảng nội chính pháp luật, xem đó như công việc nâng cao nghiệp vụ hàng năm thì chất lượng thông tin pháp luật trên BĐT mới có thể tốt được.
KẾT LUẬN
Luận văn này đề cập đến một vấn đề có tính chuyên môn nghiệp vụ và pháp lý cao của hoạt động báo chí. Trên thực tế, đây là vấn đề lúc nào cũng cần được sự quan tâm rất riêng bởi nó phù hợp với xu hướng báo chí mới.
BĐT đang được xem là hướng phát triển của báo chí hiện đại, việc một loạt ấn phẩm báo giấy của các tờ báo danh tiếng trên thế giới dừng ra bản in mà chỉ còn dạng BĐT đã khẳng định tương lai của báo chí thế giới chính là BĐT. Vì vậy, yêu cầu đối với BĐT nói chung, người làm BĐT nói riêng thực sự trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Ở một cấp độ nào đó, thông tin pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng đối với một tờ báo, dù là báo chí chuyên ngành hoặc có tính chất thông tin tổng hợp. Bởi những thông tin pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh của con người. Cùng với nhiều đề tài khác, các đề tài thông tin pháp luật được cụ thể hóa qua nhiều dạng thức, góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến bạn đọc, tiếng nói đấu tranh chống tham nhũng và lên án những hành vi tội ác, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức cũng như chuẩn mực pháp luật trong xã hội.
Qua khảo sát 3 tờ BĐT trong thời gian một năm, một tờ chuyên ngành về pháp luật, hai tờ mang tính chất tổng hợp, người nghiên cứu nhận ra sự quan tâm của độc giả đến phần tin pháp luật ở ba tờ báo này như nhau, không phân biệt báo ngành hay không, báo uy tín hay báo mới phát triển. Điều đó đủ để thấy sự quan trọng của mảng thông tin này đối với đời sống báo chí, cũng như thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả BĐT.
Sự phát triển quá nhanh của BĐT kéo theo đó nhiều hệ lụy như: Thông tin thiếu chính xác, nội dung thông tin chủ yếu phản ánh đơn thuần, quá tập trung các chi tiết giật gân, điều này lại đặc biệt nhiều đối với thông tin về mảng pháp luật. Qua những tờ báo khảo sát trong luận văn này, chúng tôi
nhận thấy, có cả ưu điểm, và hạn chế của việc đưa tin pháp luật trên BĐT, những vấn đề còn hạn chế trong cách đưa tin để lại hậu quá khá phức tạp.
Trong quá trình tiến hành khảo sát, thực hiện luận văn, tác giả nhận thấy hẳn có những thiếu sót nhưng về cơ bản đã phần nào phản ánh trung thực về hiện trạng thông tin pháp luật trên ba tờ báo được khảo sát và một vài tờ báo có liên quan. Do thời gian có hạn, cộng với những hạn chế về trình độ, luận văn không tránh khỏi việc có những nội dung còn sai sót. Tác giả hy vọng có thể nghiên cứu thêm trong dịp khác và mong nhận được sựu góp ý của những nhà chuyên môn cũng như độc giả xa gần để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Bản thân đời sống báo chí luôn sôi động, phát triển không ngừng nghỉ, trong sự phát triển của công nghệ thông tin, báo điện tử đang có bước chạy đà nhanh nhất cho sự phát triển của báo chí. Vì thế chúng ta cần nhiều cơ chế phù hợp để phát triển BĐT bao gồm cả chính sách và con người.
Như đã nói, vấn đề đề tài pháp luật đặt trong xu thế phát triển của BĐT thì vẫn có giá trị về tính thời sự cũng như tính lý luận đối với hoạt động báo chí hiện tại và tương lai. Hơn bất cứ mảng đề tài nào khác, thông tin pháp luật và những phóng viên theo mảng pháp luật chính là cơ hội quyền lực, nhưng cũng là thách thức cần vượt qua trong sự phát triển của báo chí ở thì hiện tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đình Cúc (2013), Đạo đức nghề báo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Hà Minh Đức, Chủ biên, (1993), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Hà Minh Đức (2000) Báo chí Hồ Chí Minh - Chuyên luận và tuyển chọn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo - Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hà (2012), Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.
10. Vũ Kim Hải (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, NXB Thông tấn, Hà Nội.
11. HelMut Kromrey (1999), Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, Nhà xuất bản Thế giới.
12. Vũ Quang Hào (2007, tái bản), Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Hoà (2012), Nghề báo - Những bài học nhớ đời, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
14. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí truyền thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của toà soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Đinh Văn Hường (2007, tái bản), Các thể loại báo chí thông tấn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Đào Hữu Hồ (1996), Thống kê xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
18. Nguyễn Thị Hằng (2014), Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội, Luận văn thạc sĩ báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Hà Thu Hương (2002), Đặc điểm công chúng độc giả báo chí Internet Việt Nam, Luận văn thạc sĩ báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp, Nhà xuất bản Lao động.
21. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
22. Káp Thành Long (2008), Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay, Luận văn thạc sĩ báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản, NXB Thông tấn, Hà Nội.
25. Claudia Mast (2004), Truyền thông đại chúng – Công tác biên tập, NXB Thông tấn, Hà Nội.