Đưa tin dày đặc về những vụ thảm án nghiêm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 46 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hạn chế về mặt nội dung

2.2.3. Đưa tin dày đặc về những vụ thảm án nghiêm trọng

Thông tin về các vụ trọng án đã trở thành một mảng đề tài vô cùng quan trọng đối với các BĐT. Thậm chí, có những vụ việc nghiêm trọng, các BĐT còn làm tin theo dạng tường thuật trực tiếp từ hiện trường. Hai vụ thảm sát ở Bình Phước và Nghệ An là một ví dụ điển hình.

Không phải ngẫu nhiên, mảng đề tài trọng án lại được các BĐT, thậm chí cả báo in quan tâm và ưu ái đất đăng bài đến thế. Bởi nội dung vụ việc chứa đựng trong đó nhiều tình tiết ly kỳ, những diễn biến bất ngờ và nhiều động cơ tội ác kích thích sự quan tâm, tò mò của độc giả.

Tối muộn 10/7/2015, nhiều tờ BĐT lớn ở Việt Nam đều cập nhật thông tin cơ quan điều tra bắt 2 nghi can có liên quan đến vụ thảm sát. Trong số này có

VNN, VnExpress, TTTT, Dân trí… Các tờ báo đều cho phóng viên cập nhật

thông tin từ khu nhà trọ của nghi can, người thân của nạn nhân, cơ quan công an. Tại thời điểm đó, thông tin về thảm án Bình Phước gần như đứng tốp trong lượng tin được đọc nhiều nhất tại các trang BĐT. Theo khảo sát của tác giả luận văn, khi kết thúc vụ thảm sát trên, VNN cho đăng tải 73 tin bài, TTTT đăng 121 tin bài và PLVN đăng gần 30 tin bài.

Việc đưa thông tin về thảm án này với tần suất dày đặc. Từ diễn biến vụ việc, thông tin từ cơ quan điều tra, thông tin nghi phạm, thông tin người nhà nạn nhân, tái hiện hiện trường gây án… Chính lượng độc giả quan tâm quá mức của độc giả nên nhiều tờ báo đã sa đà vào các tình tiết rùng rợn, hành vi tội ác có tính chất man rợ, khai thác quá sâu vào thân nhân người bị hại, đồng thời khai thác chi tiết tình cảm hết sức phức tạp giữa nạn nhân và

hung thủ. Nhiều tờ BĐT lớn thời điểm đó đã tăng cường huy động nhân lực khá đông để cung cấp các thông tin mới nhất cho độc giả.

Cùng thời gian trên, vụ án giết nhiều người ở vùng núi Tương Dương, tỉnh Nghệ An cũng xảy ra. Hai vụ trọng án nối tiếp cùng lúc khiến cho sự tập trung của dư luận lúc đó vào các hành vi tội ác rất lớn. Nhiều nguồn tin từ báo chí truyền thông đưa lại chưa có tính chính xác dẫn đến nhiều đồn đoán, hoài nghi từ phía người dân.

Tính chất nghiêm trọng và sự ảnh hưởng của hai vụ án đã dẫn đến việc: Trong các buổi họp giao ban báo chí tháng 7/2015, thời điểm xảy ra hai vụ trong án, Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý với rất nhiều tờ báo như sau: Hai vụ trọng án ở Bình Phước và Nghệ An, các báo tiết giảm thông tin, đưa tin bám sát thông tin từ cơ quan điều tra. Một số báo xuất bản comment của bạn đọc về hai vụ trọng án có nhiều chi tiết man rợ, không phù hợp. Các báo Một thế giới, Thanh niên, Đất việt, VTC News, Tiền phong bị BTTTT xem xét xử lý vì đưa thông tin về vụ trọng án quá đậm, miêu tả chi tiết hành vi gây án, đưa thông tin về thân nhân đối tượng, thân nhân bị hại.

Vụ án tại Bình Phước, các báo Tri thức trẻ, Pháp luật TP.HCM giật tít: Đại tướng Trần Đại Quang chỉ đạo vụ trọng án tại Bình Phước là cẩu thả, sai bản chất sự việc, cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Khi xảy ra vụ việc, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã phải cảnh báo tới các cơ quan báo chí về việc nhiều báo mở diễn đàn sau khi thảm sát Bình Phước xảy ra. Ông Bảo yêu cầu các báo cần tăng cường kiểm soát comment tránh đưa những bình luận mang tính kích động.

Còn tại Hội nghị giao ban báo chí văn nghệ toàn quốc tổ chức vào cuối tháng 7-2015 ở Vũng Tàu, Thứ trưởng BTTTT Trương Minh Tuấn công bố các con số khiến các đại biểu sững sờ, đó là: chỉ trong vòng 10 ngày kể từ lúc

bài về vụ án được nhiều báo chí đăng tải. Có tờ báo ngày nào cũng cập nhật tin, bài về vụ án, số lượng ít nhất là 10 tin, bài trong một ngày. Có tờ báo, trong tổng số hơn 100 tin, bài về vụ án, có tới 21 tin, bài mô tả chi tiết vụ việc, 35 tin, bài viết theo kiểu tự suy diễn, 16 tin, bài bằng mọi cách khai thác thông tin về nạn nhân, mà những thông tin đó càng viết ra càng làm đau lòng thân nhân của người đã khuất.

Trong đó, theo thống kê 10 báo có lượng đăng nhiều nhất gồm: VTC News, Tiền phong, Tri thức trẻ, VOV, Đời sống Pháp luật, Người đưa tin, Giao thông, Thanh niên.

Ông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, khai thác nhiều thông tin nạn nhân, gia đình nạn nhân nhất là VTC News; cơ quan báo chí có thông tin suy diễn là Tri thức trẻ và Đời sống Pháp luật.

Vụ việc mặc dù đã có chỉ đạo rõ của cơ quan quản lý báo chí nhưng 2 tờ BĐT là Người đưa tin, VTC News vẫn tiếp tục thông tin sau vụ án.

Bức xúc về những sai phạm nghiêm trọng khi đưa tin về vụ án, tác giả Thành Nam có bài bình luận - phê phán trên báo Nhân dân. Tác giả đặt câu

hỏi, liệu một số nhà báo và cơ quan truyền thông đang cố tình chạy theo cái

xấu, cái ác để khai thác và đưa tin bài?

Mục 2, 3 điều 5 Nghị định 51 của Thủ tướng có quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Báo chí quy định “Những điều không được thông tin trên báo chí” như sau: “2. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. 3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục - thể thao, những

người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.

Chính vì các quy định trên không được một số cơ quan báo chí chấp hành, tuân thủ nghiêm túc, đại diện BTTTT đã phải lên tiếng khẳng định: “BTTTT sẽ theo dõi chặt chẽ thông tin, xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan báo chí vi phạm trong vụ việc này”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)