Có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ báo chí cũng như hiểu biết pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 95 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí

3.3.2. Có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ báo chí cũng như hiểu biết pháp luật

đối với người làm báo

Tăng cường ý thức trách nhiệm của người làm BĐT trong việc sử dụng ngôn ngữ dưới nhiều dạng khác nhau là một giải pháp quan trọng.

Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập báo VnExpress cho biết: “BĐT

cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng tối đa thông tin”. Để nâng cao trình độ của các phóng viên, biên tập viên báo điện tử trước hết phải nâng cao trình độ sử dụng ngôn từ của đội ngũ người làm báo với phóng viên ảnh.

Bên cạnh việc bổ sung dung lượng kiến thức về ngôn ngữ thì việc tăng cường các kiến thức về báo điện tử cho sinh viên cũng là một yêu cầu bức thiết hiện nay.

Có thể thấy, các loại hình báo chí khác như báo in, phát thanh, truyền hình đều đã có lịch sử phát triển nhiều chục năm, như báo in là cả trăm năm, nhưng BĐT thì hết sức mới mẻ. Đây là loại hình báo chí trẻ nhất và mới xuất hiện ở nước ta được hơn 10 năm, trong đó, khoảng thời gian báo điện tử thực sự được công chúng quan tâm thì chưa đầy mười năm. Vì thế, những công trình nghiên cứu về báo điện tử hiện nay chưa nhiều và chưa mang tính hệ thống.

Yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với người làm BĐT là phải đẩy mạnh sự tự trau dồi tri thức không những về ngôn từ mà còn cả những tri thức khoa học trong cuộc sống, có kỹ năng làm báo thuần thục và có kỹ năng thu thập, xử lý thông tin một cách chi tiết, rõ ràng, có luận cứ, chứng cứ cụ thể.

Người làm báo còn cần phải đọc sách và đọc báo. Tham khảo từ đồng nghiệp, từ báo bạn cũng là một kênh hiệu quả để phát hiện các cách tiếp cận và chuyển tải thông tin. Người làm báo thường tâm niệm làm nghề là phải đọc, đi, nghĩ, viết. Ngoài đọc thì cần phải đi nhiều, quan sát nhiều. Đi để phát hiện đề tài, để phản ánh xã hội một cách chân thực, và cũng để thẩm định

Hiện nay, phóng viên, biên tập viên BĐT chủ yếu học theo cách truyền nghề và tự học. Bên cạnh đó, với một loại hình báo chí có tuổi đời hơn 10 năm thì lượng phóng viên thực sự gắn bó và hiểu về BĐT cũng chưa nhiều. Vì thế, có một thực tế là người làm BĐT hiện nay chưa nhận thức đầy đủ về đặc thù riêng của loại hình báo chí mà mình đang làm so với các loại hình báo chí khác.

Trong số những người làm BĐT, có rất nhiều người là phóng viên báo giấy chuyển sang và học mang theo các phong cách báo giấy vào BĐT. Số những người trẻ thì hoàn toàn bỡ ngỡ và làm việc theo cảm tính, không có sự am hiểu tường tận.

Riêng với những lỗi sai về mặt hình ảnh thì cần có những giải pháp đồng bộ để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ ảnh trên BĐT như sau: Chọn đầu vào các phóng viên ảnh với tiêu chí sau khi ra trường là phóng viên chuyên nghiệp. Các biên tập viên, thư kí tòa soạn phải được trang bị kiến thức về ảnh. Các phóng viên viết cũng phải phải nắm vững các kĩ thuật về ảnh để trong trường hợp cần thiết, không có phóng viên ảnh đi kèm vẫn có thể tác nghiệp chuẩn mực, cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như nội dung. Các tòa soạn báo cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ảnh báo chí cho tất cả các phóng viên, cập nhật các kĩ thuật mới, các xu hướng mới về ảnh.

Song song với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người làm BĐT, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng phải đảm bảo. Một người làm báo giỏi không đồng nghĩa với việc họ có thể mãi duy trì đạo đức nghề nghiệp, nhất là khi đạo đức nghề nghiệp là nhưng quy ước mang tính xã hội về nghề nghiệp chứ không ràng buộc về mặt luật pháp, nên rất dễ thay đổi. Nếu không chú trọng bổi dưỡng đạo đức cho người làm báo thì rất khó để có phóng viên BĐT tốt và phóng viên đưa tin pháp luật tốt.

Viết về đề tài pháp luật khó hơn các mảng thông tin khác rất nhiều, nó đòi hỏi người viết phải chắc kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên không phải ai cũng đủ kỹ năng để viết. Nhà nước cần có một khoản ngân sách nhất định cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên pháp luật và coi đây là sự hỗ trợ cần thiết cho nhu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức và xã hội.

Theo một nhà báo của TTTT: “Với các vụ án thông thường, thông tin

do cơ quan chức năng cung cấp, phóng viên luôn phải bám sát tài liệu điều tra, nghiêm cấm bình luận, đan xen cảm xúc của người viết, đảm bảo tính chính xác.

Việc điều tra theo đơn thư bạn đọc chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của tòa soạn và vụ việc thực sự điển hình, cấp thiết. Phóng viên được giao xử lý đơn thư phải xác minh nhiều chiều (gặp nguyên đơn và bị đơn) - để cả 2 bên cùng lên tiếng. Một điều quan trọng khác, phóng viên phải gặp các cơ quan chức năng có liên quan và luật sư để họ trả lời, nêu quan điểm. Sau khi đã xác minh đầy đủ nguồn tin, phóng viên sẽ báo cáo với cấp trên để xem xét, đưa ra cách thức xử lý tin bài để đảm bảo khách quan nhất, chính xác nhất.

Với các thông tin vụ án lan truyền trên mạng xã hội, phóng viên chỉ dựng tin khi có xác nhận của cơ quan chức năng và càng nhiều nguồn tin nói về sự việc càng tốt.

Thứ hai, khi chuyển tải các thông tin liên quan đến pháp luật, tòa soạn quán triệt, nghiêm cấm xuất phát từ động cơ cá nhân.

Phóng viên chuyển tải không miêu tả, sử dụng các chi tiết ghê rợn, không dùng video, hình ảnh phản cảm, gây sốc, không bình luận, lồng ghép ý kiến chủ quan của tác giả bài viết. Tòa soạn cũng quán triệt phóng viên không thông tin các vụ việc loạn luân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)