Lỗi sai chính tả, sai chú thích ảnh, sai tên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Hạn chế về mặt hình thức

2.3.1. Lỗi sai chính tả, sai chú thích ảnh, sai tên

Trong công bố báo cáo tình hình chính tả văn bản tiếng Việt do Viện Công nghệ thông tin phối hợp với VNN cùng Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ VieGrid tổ chức năm 2011, các tờ báo và các nhà xuất bản đang mắc lỗi chính tả nặng nề nhất, có tỷ lệ lỗi trung bình lên tới 9,58%. Đặc biệt,

Đài tiếng nói Việt Nam, cơ quan truyền thống lớn của Chính phủ, lại đứng

đầu về tỷ lệ lỗi chính tả với hơn 30%. Một trong những tờ báo điện tử lớn ở Việt Nam là VnExpress cũng đều có tỷ lệ lỗi trên 20%.

Trong số 132 đơn vị được báo cáo đánh giá lỗi chính tả, chỉ có 5 đơn vị có tỷ lệ lỗi chính tả dưới 1%. Ông Nguyễn Ái Việt, Phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả của báo cáo này cho

rằng sự phổ biến của lỗi chính tả đã đến mức báo động, phổ biến đến mức đến nhiều người đọc không biết đâu là sai, đâu là đúng.

Văn bản pháp luật sai chính tả sẽ ảnh hưởng tới lòng tin của người dân với cơ quan công quyền. Báo chí sai chính tả sẽ khiến người đọc nghi ngờ về độ tin cậy, làm méo mó thông tin và để lại mầm độc vào ngôn ngữ với thế hệ trẻ.

Theo khảo sát của tác giả luận văn, trong số các bài viết đăng lên trang, tần suất sai chính tả trên TTTT trong năm 2014 – 2015 khá nhiều. Hai báo còn lại, cấp quản lý cho biết cũng có sai nhiều nhưng ở mức độ… chưa đáng báo động.

Rất nhiều bài viết trên TTTT khi lên trang đều có 1 – 2 lỗi như thiếu

dấu, thiếu chữ, chữ dính nhau, sai ngữ pháp câu. Vì vậy, thời gian này, lãnh đạo báo soạn ra một văn bản quy phạm chung triển khai tới tất cả các phóng viên, biên tập viên. Hàng ngày, ngoài đội ngũ biên tập viên còn có các thành viên ban thư ký giám sát mặt trang để phát hiện lỗi, sau đó đưa ra các chế tài xử phạt. Theo đó, sau một thời gian áp dụng, tình trạng văn phong văn phạm ở các ban được cải thiện đáng kể.

Để xảy ra tình trạng này, những người có quyền xuất bản bài lên trang ở những tờ báo được khảo sát nhận định phần lớn các tờ báo điện tử đang cắt giảm bớt khâu biên tập. Thông thường, khi phóng viên đẩy bài sẽ qua khâu biên tập viên, trưởng hoặc phó ban duyệt sau đó mới đến thư ký tòa soạn đọc. Tuy nhiên, điều này không diễn ra.

Để giải quyết vấn nạn lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt, theo ông Nguyễn Ái Việt, cần có chiến dịch kêu gọi cộng đồng rộng lớn, trong đó báo chí, truyền thông và các trường đại học phải đi đầu. Bên cạnh đó, các nhà ngôn ngữ và văn hóa phải lên tiếng thuyết phục các cơ quan nhà nước sớm đưa ra quy định chính thức về tiếng Việt hoặc triệt để hơn là xây dựng một

Bên cạnh tần suất sai chính tả của các BĐT ngày càng nhiều, việc các báo đưa những hình ảnh vô thưởng vô phạt với chú thích khá chung chung: “Ảnh chỉ có tính chất minh họa”. Có hai vấn đề cần đưa ra ở đây. Thứ nhất, đó có thể làm sai lệch thông tin. Bài viết về các hiện tượng tiêu cực như những chuyện liên quan tới hành vi tội phạm mại dâm, đánh ghen, buôn bán ma túy… nhưng lại đưa ảnh người mẫu, hoa khôi nào đó vào thì rất nguy hiểm.

Thứ hai, bức ảnh được chọn có được sự đồng ý của nhân vật và người chụp không? Nếu không sẽ vi phạm bản quyền. Bởi không phải ai được đưa ảnh lên báo họ đều thích, đã có nhiều trường hợp khiếu nại, kiện cáo về chuyện này.

Với một số bài viết đặc thù, có thể kèm ảnh minh họa, nhưng nên hạn chế và tuân thủ luật báo chí về bản quyền. Người xuất bản cần truy nguồn gốc chính xác bức ảnh đó do ai chụp, chụp khi nào và thời điểm chụp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)