Vi phạm bản quyền và lỗi nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 70 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Vi phạm bản quyền và lỗi nghiệp vụ

Theo thống kê, năm 2014, Thanh tra Bộ TTTT xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đối với 4 trường hợp với tổng số tiền phạt là 32,5 triệu đồng. Đơn cử như, xử phạt báo Đời sống và Pháp luật 7,5

triệu đồng do đăng bài viết chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu; xử phạt Công ty Cổ phần Quang Minh Việt Nam 15 triệu đồng do đăng bài viết chưa

được sự đồng ý của chủ sở hữu và phạt 2 doanh nghiệp cung cấp phim trái phép.

Tại sao các báo và trang thông tin điện tử lại vi phạm bản quyền? Câu hỏi trên có thể đưa ra vô số các giải thích khác nhau. Phải chăng do sự quản lý lỏng lẻo trong các quy định pháp luật bảo vệ bản quyền, đặc biệt là ở lĩnh vực thương mại điện tử (BĐT cũng là mô hình kinh doanh thương mại điện tử). Hay do ý thức của mỗi tờ báo, hay nói gọn hơn là nhận thức cá nhân về việc tôn trọng bản quyền của Ban biên tập - Những người có toàn quyền quyết định nội dung và hướng đi của tờ báo. Cũng có lý do cho rằng đa số độc giả đọc báo họ không quan tâm nhiều đến vấn đề bản quyền. Với họ, chỉ cần website nào có tin tức hay, đáp ứng mối quan tâm và sở thích của họ, được cập nhật thường xuyên thì họ sẽ chọn trang đó cũng khiến các BĐT tiếp tục né vấn đề bản quyền.

Theo khảo sát của tác giả luận văn, hiện nay việc vi phạm bản quyền trên BĐT hết sức phức tạp. Việc này gần như không có cách khắc phục khi các chế tài liên quan chưa theo kịp tốc độ phát triển của BĐT hiện nay.

Vi phạm bản quyền trên BĐT có hai dạng: Vi phạm thông tin và vi phạm hình ảnh. Trong việc đưa tin pháp luật thì vi phạm này lại càng nhiều.

Ví dụ một ảnh đối tượng ở cơ quan điều tra thì được tất cả các báo đăng và báo nào cũng nhận đó là ảnh của mình. Vụ thực nghiệm hiện trường hung thủ sát hại 6 người là một ví dụ cụ thể. Các góc ảnh được các báo sử dụng đều giống nhau, tuy nhiên mỗi báo lại để tên tác giả khác nhau.

TTTT đang là tờ báo có đầu tư mạnh mẽ về chất lượng ảnh và ảnh độc

quyền. Ảnh trên trang đều có một thao tác nhỏ là ghi nguồn bên dưới mỗi tấm đăng trên mạng, thậm chí có thể là ảnh tội phạm (nếu đó được cho là độc). Nhưng điều đó cũng không hạn chế được chuyện ăn cắp bản quyền ảnh, bởi chỉ cần một thao tác nhỏ là có thể xóa đi được dòng chữ trong mỗi bức ảnh

Một lỗi sai lầm khá nghiêm trọng các BĐT vẫn đang mắc phải đó là câu chuyện dẫn lại nguồn của nhau. Do biên tập viên các báo không kiểm tra kĩ nên dẫn đến ghi nguồn của chính tờ báo đã đi dẫn lại trước đó.

Tránh mắc phải lỗi này, TTTT đều yêu cầu các biên tập viên phải tìm

đúng nguồn ảnh gốc, bài gốc. Do đó khi bài biên tập từ báo bạn lên trang đều có ghi rõ nguồn và hiện đường liên kết ở phía dưới bài viết. Việc tôn trọng bản quyền này được nhiều độc giả đánh giá cao. Đây được xem là một trong những tờ báo tôn trọng nghiêm ngặt bản quyền hiện nay.

Nêu quan điểm về việc vi phạm bản quyền báo chí một cách trắng trợn như hiện nay tại hội thảo “Vấn đề bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số” do Hội Nhà báo Việt Nam và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM tổ chức gần đây, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nhà báo Lê Xuân Trung - cho biết, việc tự tiện sao chép tác phẩm báo chí của báo khác, về đăng lên báo mình, trang tin của mình, từ đó thu hút độc giả, thu hút quảng cáo mà không tốn công sức đầu tư… là một cách làm ăn bất minh. Hiện tượng này nở rộ mạnh mẽ từ khi có BĐT lưu hành trên mạng Internet, nhất là từ khi xuất hiện ngày càng nhiều các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, trang tin tức tổng hợp không có chức năng báo chí nhưng hoạt động như báo chí.

Tuy nhiên không chỉ các trang mạng mới “sao chép và dán” nội dung tin bài của các tờ báo mà ngay những tờ báo chính thống cũng sao chép của nhau, tạo thành một cung cách làm ăn phi đạo đức và phi pháp.

Cùng với quan điểm trên, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Tổng biên tập

Tạp chí Nghề báo - Hội Nhà báo TP HCM cho rằng làm báo theo kiểu cắt,

dán là mặt trái của nghề báo trong kỷ nguyên số.

Nhằm khắc phục tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí, một số cơ quan báo chí đã áp dụng các biện pháp như lập ra một ban chuyên trách theo dõi phát hiện việc các trang báo, trang mạng sao chép tin bài của mình và thu tiền bản quyền hay sử dụng công nghệ để ngăn chặn sao

chép, đóng dấu lên hình ảnh… Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. Lý giải về điều này, nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng biên tập báo VietnamPlus cho rằng, mặc

dù tình trạng vi phạm xảy ra tràn lan nhưng các tờ báo ít khi nhờ pháp luật can thiệp hoặc đưa vấn đề ra trước tòa án, một phần do nể nang nhau, một phần do thiếu hành lang pháp lý cần thiết.

Mới đây, qua kiểm tra, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử phát hiện nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp trích dẫn lại nguồn từ các cơ quan báo chí nhưng không tuân thủ các quy định về bản quyền, tự ý trích dẫn các tin bài; thay đổi tiêu đề bài viết, cắt xén nội dung, hình ảnh trong bài viết, vi phạm quy định tại Điều 24, Nghị định 72: vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 2 của Thông tư 09 và các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Một số trang thông tin điện tử tổng hợp còn tự ý sản xuất tin bài như các cơ quan báo chí, không tuân thủ các quy định về nguồn tin, nội dung thông tin tổng hợp quá rộng, không phù hợp với giấy phép; nhiều trang thông tin điện tử chỉ tập trung tổng hợp những tin bài có nội dung tiêu cực, thông tin về các vụ án, những bài viết cổ súy cho lối sống, tạo môi trường thông tin không lành mạnh.

Với việc đưa tin bài pháp luật, việc vi phạm bản quyền thông tin lại dễ hơn nữa. Do độc giả rất quan tâm đến tin án, nên cứ có một vụ việc nghiêm trọng, các báo rất nhanh tay dẫn nguồn của nhau dù không có giấy xin phép. Khi có kết luận từ cơ quan điều tra cung cấp cho nhiều báo, thì cách thức thông tin trên các báo cũng giống hệt nhau, cùng từ một thông cáo báo chí hoặc một kết luận của cơ quan chức năng mà ra.

Đề cập về việc vi phạm bản quyền nội dung pháp luật trên các BĐT hiện nay, một nhà báo của VNN chia sẻ với tác giả luận văn: “Thực tế, có nhiều phóng viên tự lập ra một nhóm/hội để chia sẻ thông tin pháp luật, nội chính. Nó trở thành tài sản chung của cả nhóm, nhiều người copy/past y

nguyên mà không sử dụng nó như một nguồn tin. Chính vì thế, nhiều tin trên nhiều tờ báo giống nhau tới cả dấu chấm phẩy”.

Còn về vấn đề nghiệp vụ, hiện một số tờ BĐT thành lập ban Nội chính, ban Phóng viên hoặc ban Thời sự, trong đó có phóng viên hoặc nhóm phóng viên nội chính. Những người làm nội chính được phân theo dõi các vấn đề hoạt động trong cơ quan hệ thống tư pháp như công an, tòa án, viện kiểm sát nhân dân... Họ thường được mời dự họp, đưa tin về các cuộc họp của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp hoặc đi dự các cuộc họp của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ khi công bố luật hoặc nghị định để đưa tin viết bài.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai được phân công theo dõi mảng nội chính cũng am hiểu kiến thức về pháp luật (kể cả phóng viên, biên tập viên và thư ký tòa soạn), đặc biệt các quy trình tố tụng trong điều tra truy tố, xét xử một vụ án hình sự như: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc các thuật ngữ pháp lý như kháng cáo, đương sự, bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Điều đó dẫn đến trong quá trình tác nghiệp, ra sản phẩm bài viết có thể bị mắc lỗi.

Được theo dõi lĩnh vực pháp luật và có nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật đến độc giả nhưng tác giả luận văn nhận thấy ngay các phóng viên cũng như các tòa soạn báo cũng mắc lỗi. Chẳng hạn, khi viết về một vụ án, vụ tiêu cực nào đó thường trong bài tác giả trích dẫn điều luật quy định về tội danh và khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự để phân tích hoặc bình luận như thể đang có ý định khép tội, buộc tội họ. Trong khi đó, theo nguyên tắc quan trọng của Luật Hình sự là không một ai bị coi là tội phạm khi chưa bị đưa ra xét xử do tòa án nhân dân tuyên. Điều này dễ nhận thấy qua hàng loạt các vụ án lớn được các báo điện tử đã xử lý trong năm 2015.

Tháng 7/2015, khi hung thủ Nguyễn Hải Dương bị bắt, đồng loạt nhiều báo điện tử đều lấy ý kiến của các luật sư nói về mức án kẻ gây ra thảm sát sẽ ra sao. Trong bài viết: “Kẻ gây thảm sát ở Bình Phước khó thoát án tử hình” đăng trên TTTT ngày 14/7, luật sư Nguyễn Đức Chánh phân tích: “Trong vụ án này, 2 bị can có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự,… Tuy nhiên, dù với lý do, động cơ, mục đích gì đi nữa thì cũng khó biện minh cho hành vi phạm tội của 2 bị can Nguyễn Hải Dương và Văn Văn Tiến".

Cũng bàn về vụ việc, đứng trên góc độ cá nhân của mình, luật sư Huỳnh Phước Hiệp (Văn phòng luật sư Huỳnh Phước Hiệp, TP HCM) bình luận: “Vụ án này có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hung thủ ra tay rất tàn độc, máu lạnh”.

Không ít vụ việc, khi cơ quan chức năng còn chưa đưa ra quyết định khởi tố vụ án hay bị can, một số tờ BĐT còn cho đăng trước thông tin do chỉ dựa vào một số nguồn tin được cho là thân cận, không có nhiệm vụ phát ngôn. Hay khi chỉ mới bắt nghi can liên quan đến vụ án, các báo đã đồng loạt giật là hung thủ, kẻ giết người…

Thậm chí, có những tờ báo còn muốn định hướng, dẫn dắt cả cơ quan điều tra dù vụ việc vẫn đang trong quá trình làm rõ. Trong vụ sập nhà ở số 43

phố Cửa Bắc, báo điện tử Infonet của BTTTT đã cho đăng tải bài: “Cần khởi

tố vụ sập nhà 43 Cửa Bắc”. Tác giả Sông Mã viết: “Vụ làm sập nhà số 43 phố

Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội, khiến 5 người thương vong có dấu hiệu tội phạm, nên cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án hình sự. Sau đó, khởi tố bị can… liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này”.

Do chính việc đưa thông tin nhận định trước cơ quan điều tra, nhiều tờ BĐT đã phải chỉnh sửa lại nội dung vụ người phụ nữ tử vong trên quốc lộ ở Thái Bình. Khác với mô tả của con nạn nhân đi cùng và một số nhận định ban

đầu, nạn nhân xấu số trong vụ án chết do tai nạn giao thông, không phải do bị cướp chém chết như các bản tin ban đầu đã đưa.

Một trong những nguyên tắc được áp dụng khá thành công ở một số tờ BĐT hiện nay đó là yêu cầu phóng viên phải kiểm tra thông tin từ nhiều

nguồn, tránh đưa thông tin một chiều. Hiện một số phóng viên khi lấy tin viết

bài về các vụ tiêu cực, nhạy cảm quá phụ thuộc vào tư liệu của cơ quan điều tra, hoặc cá nhân cán bộ điều tra mà không có sự kiếm định cần thiết về độ chính xác dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bài học 2 phóng viên của báo Tuổi trẻ và Thanh niên bị khởi tố và bắt

tạm giam ngày 12/5/2008 là ví dụ điển hình. Trong khi đó, công việc báo chí đòi hỏi phóng viên phải độc lập trong khai thác tư liệu. Các tư liệu của cơ quan điều tra, công tố, toà án, một khi chưa được công bố chính thức thì chỉ có ý nghĩa tham khảo.

Từ việc không nắm chắc các kiến thức về kiến thức pháp luật cũng như quy định riêng của các ngành, không ít cơ quan báo chí gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi mô tả quá chi tiết các vụ bắt bạc, phá án mại dâm, ma túy hay manh mối vụ giết người… Không ít lần các cơ quan báo chí phải hạ bài, cắt bớt những thông tin lộ nghiệp vụ của cảnh sát hoặc giải trình với các điều tra viên về nguồn tin đăng tải.

Bên cạnh những lỗi mà cơ quan báo chí mắc phải, một số phóng viên còn mắc lỗi trong khi tác nghiệp cũng như trong đời sống. Chẳng hạn, có phóng viên đến dự và đưa tin về phiên tòa nhưng lại có thái độ thiếu tôn trọng chủ tọa, vi phạm các quy định về nội quy phiên toà; có phóng viên cố tình hoặc tìm mọi thủ thuật để "moi" các thông tin về vụ án còn đang ở giai đoạn điều. Thậm chí, một số ít phóng viên vi phạm quy định pháp luật và quy định về đạo đức nghề nghiệp, có thái độ hành nghề thiếu trung thực, khách quan hoặc là lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật...

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát thực tiễn ba tờ BĐT, có thế thấy việc đưa tin pháp luật trên loại hình này có những ưu điểm nhưng vẫn còn mang trong đó những hạn chế chưa thể khắc phục ngay, do yêu cầu về pháp lý, về chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo chưa đáp ứng ngay được.

Sự quan tâm của độc giả đối với mảng tin pháp luật rất lớn, xu thế mở của BĐT và xu thế công chúng loại hình này đang ngày một gia tăng. Vì thế, đòi hỏi chất lượng thông tin mảng tin pháp luật trong thời gian tới phải cao hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của độc giả, để hạn chế những tác động không mong muốn của mặt trái mà thông tin về pháp luật mang đến cho công chúng.

CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐƢA TIN PHÁP LUẬT TRÊN

BÁO ĐIỆN TỬ

3.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc đƣa tin pháp luật trên báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)