Sức ép của sự chạy đua thông tin giữa các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Sức ép của sự chạy đua thông tin giữa các cơ quan báo chí

Đặc trưng của BĐT là nhanh, thông tin nóng hổi, có tính thời sự. Sự bùng nổ của mạng xã hội và xu hướng báo chí công dân mấy năm trở lại đây càng làm cho đặc trưng này của BĐT nổi bật hơn nữa. Đó là thế mạnh, cũng như thách thức đối với thông tin trên BĐT.

Riêng mảng đề tài pháp luật thì yêu cầu tính nhanh, tính thời sự lại càng cao hơn nữa. Cuộc chạy đua thông tin của các báo rất căng thẳng. Ví dụ về trường hợp vụ trọng án tại Bình Phước, ngay lập tức tại hiện trường, rất nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí, trong đó chủ yếu là báo mạng đã có mặt. Lúc đầu là phóng viên thường trú, sau đó là phóng viên có kinh nghiệm từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương đều được cử vào khu vực gần hiện trường vụ án.

Ở thời điểm đó, đây là thông tin pháp luật rất gây chú ý, tập trung nhiều sự quan tâm của độc giả nên các báo, nhất là BĐT phải tập trung, dốc nhiều lực lượng để cập nhật thông tin đến độc giả bằng rất nhiều chiều phản ánh: Diễn biến vụ việc, quá trình điều tra của cơ quan công an, người xung quanh liên quan đến bị hại…

Không thể phủ nhận vai trò của việc cạnh tranh đối với sự phát triển của các trang BĐT. Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc có được một kênh thông tin tổng hợp, có tính chọn lọc cao và đáng tin cậy là nhu cầu của bất cứ độc giả nào.

Nhằm phục vụ và đáp ứng ở mức cao nhất những nhu cầu của độc giả, các trang BĐT liên tục tìm cách mở rộng các mục nội dung, nâng cao chất lượng thông tin, thay đổi cách thức trình bày sao cho hấp dẫn và được độc giả đón nhận ngày càng nhiều. Việc tìm kiếm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội giờ đây trở nên vô cùng dễ dàng với các độc giả. Chỉ với 1 từ khóa liên quan, độc giả đã có thể tìm thấy thông tin mà mình quan tâm qua rất nhiều những bài viết trên các trang BĐT.

Để thu hút và giữ chân độc giả thường xuyên truy cập, hầu hết các trang BĐT đã mở ra các mục như bạn đọc, diễn đàn,… cũng như dành khu vực cho độc giả để lại những ý kiến phản hồi cho mỗi bài viết. Nhờ đó, tính tương tác được nâng cao, chất lượng các bài viết cũng ngày càng được chú

dưới những góc độ khác nhau, mang đến cái nhìn đa chiều, toàn diện, khách quan cho độc giả về sự kiện, vấn đề đó.

Có thể nêu ra ở đây 1 ví dụ điển hình về sự kiện sập giàn giáo ở Vũng Áng cuối tháng 3 vừa qua. Các tờ BĐT đã nhanh chóng đưa tin và liên tục cập nhật những thông tin xung quanh vụ việc này. Báo VnExpress có bài viết tiếp cận góc độ thương cảm “Tiếng kêu cứu vang trong đêm ở Vũng Áng”; báo

Dân trí đăng tải bài viết theo hướng chỉ ra nguyên nhân sự kiện “Giàn giáo đã

rung lắc mạnh nhưng chỉ huy bảo chúng tôi làm tiếp”; Còn VNN thực hiện

chùm ảnh “Hình ảnh đầu tiên khi vụ sập giàn giáo xảy ra”…và nhiều các tin, bài, ảnh, video ở các trang BĐT khác theo nhiều cách thể hiện khác nhau. Cùng xuất phát từ một cơ sở dữ liệu là sự kiện sập giàn giáo ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, nhưng mỗi bài viết lại mang đến cho người đọc một góc nhìn, một khía cạnh mới của sự việc. Tất cả giúp người đọc có được một bức tranh toàn cảnh về sự việc.

Như vậy, việc cạnh tranh thông tin theo hướng tự hoàn thiện, tạo nên sự khác biệt trong cách thức đưa thông tin và góc độ phản ánh sự kiện, vấn đề đã thực sự là động lực để các trang BĐT phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của độc giả.

Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển, song nhìn thẳng vào thực tế, phải thừa nhận rằng cạnh tranh thông tin cũng mang những mặt trái của nó. Vì cạnh tranh mà hối hả “chạy đua” với thông tin, để khi quá vội vàng sẽ sinh ra tâm lý dễ dãi trong việc chọn bài và cách thức đưa tin, từ đó gây ra không ít vấn đề về trách nhiệm xã hội của báo chí với công chúng và cộng đồng.

Tuy nhiên, cạnh tranh thông tin, chạy đua về thời gian dễ khiến người làm báo đôi lúc không thể giữ vững lập trường quan điểm cũng như chỉn chu trong quá trình dựng tin, bài của mình. Nhất là việc thông tin tin bài về pháp luật, thường là những thông tin chưa được kiểm chứng bởi các cơ quan chức năng.

Theo một Phó vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản: “Đối với các cơ quan báo chí, ngoài việc tập trung nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phóng viên, cán bộ của mình, một trong những yêu cầu cấp bách nhằm hạn chế những sai sót thông tin, sai phạm trong tác nghiệp hiện nay là giám sát chặc chẽ quy trình tác nghiệp và quản lý nghiêm đội ngũ phóng viên, nhất là phóng viên thường trú để một mặt, tạo điều kiện cho các nhà báo bám sát, phản ánh hơi thở của cuộc sống, đồng thời kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng báo chí xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, của cá nhân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 82 - 85)