Nhận thức về tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí chưa sâu sắc, đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Nhận thức về tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí chưa sâu sắc, đầy

đầy đủ

Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 đã nghiêm khắc nhận rõ 4 hạn chế, thiếu sót sau về vấn đề thiếu sót của các cơ quan báo chí, sai về tôn chỉ, mục đích khiến cho việc chạy theo thông tin, đưa thông tin thiếu chính xác:

- Một số cơ quan và cán bộ báo chí chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của báo chí trước xã hội và trước sự nghiệp đổi mới của đất nước; nhận thức, sự nhạy bén chính trị còn hạn chế, bất cập; chưa coi trọng việc phát hiện, biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chính; thiếu nhạy bén trong xử lý thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp

liên quan đối ngoại, biển đảo, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng luật pháp và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Thậm chí, có trường hợp một số cơ quan báo chí bị lôi cuốn làm nóng một số vụ việc, vấn đề, gây trở ngại cho việc xử lý, giải quyết, ổn định tình hình xã hội.

- Xu hướng “thương mại hoá” hoạt động báo chí, hạ thấp chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, nghiệp vụ chưa được đẩy lùi. Thậm chí, ở một số cơ quan báo chí điện tử, báo in, chuyên san, phụ san xu hướng này có lúc nghiêm trọng khiến xã hội lo ngại, công chúng bức xúc. Biểu hiện rõ nhất là việc khai thác thiếu chọn lọc, xô bồ các sự việc, vấn đề, nội dung giật gân, câu khách như chuyện “khoe hàng”, “lộ hàng”, các vụ án ly kỳ, rùng rợn… nhằm chiều theo thị hiếu thiếu lành mạnh của một bộ phận công chúng hạn chế, lệch lạc về thẩm mỹ, lối sống.

- Một số cơ quan và một số nhà báo đưa thông tin thiếu chuẩn xác, thiếu trách nhiệm, thậm chí vi phạm đạo đức người làm báo, lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi.

- Một số đài truyền hình, chạy theo xu hướng mở thêm nhiều kênh sóng, trong khi năng lực sản xuất có hạn, dẫn đến lệ thuộc các đối tác nước ngoài; phát chiếu quá nhiều chương trình nước ngoài, trong đó có nhiều chương trình, không phù hợp tâm lý, lối sống, thẩm mỹ của dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực đến công chúng, nhất là giới trẻ.

Nhiều BĐT hiện nay đang chạy theo xu hướng đăng những tin giật gân câu khách. Bởi thông tin giật gân, câu khách thường đánh vào trí tò mò của con người. Đó là những thông tin đời tư, thông tin về giới tính, về các vụ phạm tội bệnh hoạn… Mật độ dày đặc của các thông tin này trên BĐT đã khiến dư luận phải lên tiếng ở nhiều các diễn đàn khác nhau, cho thấy sự bức xúc của người đọc khi một loại hình báo chí rất được yêu thích là BĐT đang

Khi đã đăng tải thông tin mà thiếu tính thẩm định. Khi phát hiện sai phạm, ở BĐT việc đăng tin đính chính đã được thay thế bằng các thủ pháp kĩ thuật nhằm sửa bài, gỡ bài để lấp liếm những thông tin sai sự thật.

Với ảnh thì các lỗi nội dung thường thấy là ảnh không liên quan tới nội dung bài viết, ảnh các nghệ sĩ ăn mặc hở hang và ảnh chứa thông tin quảng cáo, PR trá hình. Trong khi ảnh đóng một vai trò quan trọng, cùng với bài viết truyền tải thông tin trọn vẹn tới người đọc thì những ảnh với nội dung như trên đã gây phương hại tới bài viết, làm giảm uy tín thông tin và khiến độc giả có cái nhìn phản cảm, lệch lạc về thông tin trên BĐT.

Một phần nguyên nhân dẫn tới các lỗi về nội dung cũng là do trình độ yếu kém, sự thiếu trách nhiệm, cẩu thả trong quá trình tác nghiệp của các phóng viên, biên tập viên và hơn hết là tôn chỉ mục đích sai lầm của toà soạn.

Tại các cuộc họp giao ban tuần, không ít lần các cơ quan quản lý về báo chí lên tiếng việc các tòa soạn báo đang đi “chệch hướng” về tôn chỉ mục đích. Ngày 13/10/2015, ông Nguyễn Văn Hùng, hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản lên tiếng: “Một số báo nội chính cần điều chỉnh thông tin các vụ án mất nhân tính, sai tôn chỉ mục đích, mặt trái xã hội dày đặc gây mệt mỏi”.

Một vị Phó vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản cho biết, trong năm 2015, BTTTT đã xử lý vi phạm hành chính 37 cơ quan báo chí vi phạm, phạt 33 trường hợp. Bộ cũng đã thu hồi 7 thẻ nhà báo. 8 tháng đầu năm 2015, BTTTT cũng đã xử lý hàng loạt các cơ quan báo chí, trong đó có một số BĐT; thu hồi 8 thẻ nhà báo, trong đó có 3 thẻ của các BĐT như Infonet, Công an nhân dân điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)