Vi phạm tính chân thật và đời tư cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 52 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hạn chế về mặt nội dung

2.2.5 Vi phạm tính chân thật và đời tư cá nhân

Năm 2014-2015, hàng loạt vụ án liên quan đến các “sếp” lớn của các ngân hàng được đưa ra xét xử, kéo dài và gây sự tò mò lớn từ phía công

chúng. Điển hình nhất là vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên (hay gọi bầu Kiên), một sếp lớn của ngân hàng ACB với nhiều tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.

Các tin tức liên quan đến bầu Kiên rất thu hút sự chú ý của dư luận, bởi nhân vật này có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với hoạt động kinh tế cũng như giới truyền thông. Toàn bộ diễn biến vụ việc từ vấn đề bắt ông Kiên ra sao, tranh tụng tại tòa như thế nào đều được báo chí thông tin hết sức cặn kẽ.

Song song với vụ việc bầu Kiên là nhiều vụ án liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại các ngân hàng lớn đều được đưa ra xét xử. Như vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn.

Vấn đề là ở chỗ, tin bài về vụ việc chống tham nhũng, gian lận thương mại, kinh doanh sai phép là những việc cần yếu tố chuyên môn của nhà báo, không những am hiểu luật, nghiệp vụ báo chí vững vàng mà phải có kiến thức về kinh tế. Bởi thủ đoạn làm trái pháp luật, phạm tội của các “sếp” lớn ngân hàng không hề đơn giản.

Nhưng qua vụ việc, báo chí hoàn toàn chỉ đưa thông tin về tài sản, quá trình bầu Kiên từ biện hộ tại tòa, thậm chí có nhiều bài báo “thần tượng hóa” bầu Kiên thành một người “dám nói, dám nhận tội” mà quên mất rằng, ở phương diện luật pháp, bầu Kiên là người đang bị luận tội. Có những tờ báo lại tập trung quá nhiều vào chi tiết ngoài lề như vợ bầu Kiên là một người có “nhan sắc”…

Còn nhớ năm 2014, khi cựu Phó chủ tịch ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên bị bắt, hàng loạt các tờ báo chụp ảnh, khai thác, tổng hợp lại các hình ảnh bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên), trong đó VNN giật title: “Bông Lan của bầu Kiên đẹp mọi nơi, đẹp quên tuổi”. Tác giả Khánh Chi viết: “Trải qua nhiều biến cố, “bông Lan” duy nhất của cuộc đời bầu Kiên vẫn đẹp mặn mà và đằm thắm. Ít ai ngờ rằng, người phụ nữ ở tuổi 40 có 3 con vẫn đẹp ở mọi tình huống, thậm chí còn trẻ và đẹp hơn rất nhiều so với cái thời ông Kiên

Không có những lời bình luận mang cảm tính giống VNN, nhưng khi vợ bầu Kiên xuất hiện ở tòa, phóng viên Anh Tuấn của TTTT cũng “cố săn” bức ảnh liên quan đến người phụ nữ này. Sự việc khiến người liên quan tỏ rõ sự khó chịu khi ống kính máy ảnh của phóng viên lia về mình. Nhờ có bức hình cộng thêm tựa đề: “Vợ bầu Kiên đi xe sang đến dự tòa” đã mang lại lượng truy cập khá tốt cho tờ BĐT trên.

Cũng chính vì chạy theo tin giật gân, câu khách, có tình huống éo le, phức tạp mà có nhiều cơ quan báo chí, nhiều nhà báo đã vi phạm nghiêm trọng đời tư cá nhân. Nhất là trong thông tin về pháp luật thì những vi phạm đến thân nhân người bị hại, khai thác yếu tố gia đình kẻ thủ ác rất nhiều.

Riêng vụ việc thảm án tại Bình Phước, báo chí đã có nguồn tin không chính xác về cháu bé duy nhất còn sống, khai thác yếu tố bố nghi phạm thứ hai vì quá xấu hổ mà phi xe xuống cầu tự tự.

Thời điểm đó, nhiều title bài và nội dung liên quan đến bé Na (nạn nhân sống sót duy nhất trong vụ thảm sát) được các báo điện tử đề cập: Thảm sát ở Bình Phước: Ai là cha mẹ đẻ thực sự của bé Na (VTC), Thảm sát ở Bình Phước: Bé gái sống sót là con của ai? (Người đưa tin), Bác tin đồn bé Na là con gái của nghi can Dương (VNN)…

Là cơ quan báo chí chuyên trách về pháp luật nhưng khi duyệt tin bài lên trang, lãnh đạo PLVN tỏ ra vô cùng cẩu thả. Đây cũng là lỗi chung của rất nhiều báo BĐT nay khiến không ít nhân vật liên quan đến bài viết bị ảnh hưởng đến đời tư cá nhân.

Liên quan đến vụ Nữ sinh lớp 7 bị giết trong bồn tắm ở Sài Gòn, mặc dù PLVN đã cố tình đổi tên nạn nhân nhưng khi bài lên trang vẫn cho duyệt

kèm theo bức ảnh của ngôi nhà của nữ sinh xấu số. Điều này dẫn đến những người còn sống trong ngôi nhà cảm thấy đau xót hơn.

Khi cái ác diễn ra, kéo theo đó rất nhiều nỗi đau. Mà nếu chỉ mê mải chạy theo tin câu view, nhà báo vừa vi phạm đạo đức nghệ nghiệp, vừa vi phạm pháp luật liên quan đến đời tư cá nhân và quyền con người.

Hiện, nhiều cá nhân (đặc biệt là những người nổi tiếng) vô cùng bức xúc và đau đầu trước những thông tin tư liệu cá nhân và bí mật đời tư của mình lại bị bơi móc và đưa lên dày đặc khắp các mặt báo. Thậm chí có những thông tin được cánh nhà báo săm soi một cách triệt để.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ Internet, nhiều tờ báo đã lợi dụng sức mạnh của để bới móc và phanh phui đời tư của người khác một cách bất hợp pháp, đặc biệt là đời tư của những người nổi tiếng nhằm tạo scandal cũng như thu hút sự chú của các độc giả. Hiện tượng này không chỉ dừng lại ở con số nhỏ mà ngày càng trở nên phức tạp hơn, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi, danh dự và tính mạng của người bị hại. Vậy thì, cuộc sống của họ sẽ như thế nào khi bị báo chí xâm phạm bí mật đời tư như vậy? Ai sẽ là người đứng về phía họ, bênh vực và bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của họ?

Để xử lý vụ việc báo chí xâm phạm bí mật đời tư, pháp luật có thể áp dụng các quy định của Luật Giao dịch điện tử, Luật Dân sự, Luật Báo chí… Qua đó, người bị xâm phạm bí mật đời tư có thể yêu cầu phía nhà báo xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại. Nếu yêu cầu không được chấp nhận, người bị xâm phạm bí mật đời tư có thể khiếu nại hoặc khởi kiện đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của việc xâm phạm bí mật đời tư, pháp luật sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau, cụ thể:

- Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm (theo Điều 125 Bộ luật Hình sự quy định).

- Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải

vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (theo Điều 50 Hiến pháp năm 1992 và cụ thể tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2005 và khoản 2 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử quy định).

- Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án) (theo khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật Báo chí quy định ).

Điều đó đủ để thấy rằng, đưa tin tranh tụng, đưa các tin có tính chất chuyên môn về luật pháp, đòi hỏi các nhà báo phải hết sức thận trọng.

Sự việc nữ kiện tướng dancesport (khiêu vũ thể thao) có bầu năm tháng lập tức được nhiều báo chí tập trung khai thác. Các tấm ảnh đời tư của nữ kiện tướng này tải trên facebook được lôi ra mổ xẻ, phân tích, từ đó kết luận "như đúng rồi" về mối tình của cô với một học trò kém 12 tuổi, ảnh hai người chụp chung được trưng ra làm minh chứng! Những nhất cử nhất động của cô đều bị một số báo thị trường dõi theo. Đời tư của cô, vì vậy, đang trở thành nơi bị người hiếu kỳ nhòm ngó. Xét từ góc độ pháp luật, thì những bài viết này đang xâm phạm nặng nề đến đời tư nữ kiện tướng dancesport.

Hiện không hiếm những trang báo chỉ quẩn quanh với chuyện đời tư của ca sĩ, diễn viên. Facebook của các nhân vật "hot trong làng giải trí" luôn được một số "nhà báo thị trường" chăm sóc kỹ lưỡng. Chỉ cần người mẫu, diễn viên viết gì mới là lập tức trở thành "chất liệu" để chế biến ra bài báo giật gân với các "nghi án" đại loại như người mẫu X và ông bầu T có tình ý với nhau, diễn viên H sắp bỏ chồng, ca sĩ N là người đồng tính, cầu thủ C hẹn hò

với ca sĩ M... Cách đây không lâu là sự việc liên quan một cầu thủ trẻ. Nghi ngờ về tuổi thật của cầu thủ này khiến một số phóng viên về quê của cậu, lần tìm và cung cấp rộng rãi trên truyền thông rất nhiều thông tin đời tư của cầu thủ, mà không nghĩ rằng, hành động này đã phạm luật về quyền bí mật đời tư…

Chính vì vậy, trong số 4 hạn chế mà các báo điện hiện nay mắc phải, trao đổi với tác giả luận văn, ông Phó vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) nhấn mạnh: “Thông tin thiếu chính xác, sai sự thật, ảnh hưởng hoạt động tổ chức, doanh nghiệp, xâm phạm đời tư cá nhân là dạng sai phạm tương đối phổ biến”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)