7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Chuyên môn nghiệp vụ của người đưa tin
Có thể khẳng định rằng, người viết là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về giá trị của thông tin mình muốn truyền tải đến độc giả. Chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo rất quan trọng, quyết định chất lượng thông tin cũng như tính đúng sai của thông tin. Đối với phóng viên, biên tập viên chịu trách nhiệm mảng tin pháp luật, thì kỹ năng làm tin, chuyên môn nghiệp của của người đưa tin rất quan trọng.
Những hạn chế về việc đưa tin pháp luật trên BĐT như: Thương mại hóa, giật gân câu khách, thiếu định hướng, tập trung quá nhiều vào chi tiết rùng rợn, bước đầu xuất phát từ chính bản thân người làm báo. Vậy những hạn chế nào trong quá trình tác nghiệp của phóng viên dẫn đến quá trình thông tin pháp luật trên BĐT có lỗi sai, chưa phù hợp? Trước tiên, phải khẳng định rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thông tin sai của phóng viên.
Phóng viên thường thiếu sự thẩm định nguồn tin. Bởi nguồn tin của báo chí bây giờ rất đa dạng cho nên nếu không thẩm định lại thông tin rất dễ dẫn đến việc thông tin sai. Trước các nguồn thông tin chính thống từ các văn bản có tính pháp quy, nhiều trường hợp do không “cân nhắc” về việc các con số trong văn bản ấy có sai hay không mà nhà báo viết sai. Nhiều trường hợp do văn bản viết sai mà báo chí vì không có sự cân nhắc đã “bê nguyên văn bản” dẫn đến sai. Đối với những trường hợp dẫn lời phỏng vấn không đúng đối tượng có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân: Thiếu cẩn trọng trong ghi chép, phỏng vấn.
Nguyên nhân tiếp theo là từ phía chủ quan của nhà báo. Tính chủ quan này thể hiện ở quan điểm nhà báo chưa thật khách quan để nhìn nhận thông tin theo nhiều hướng. Áp đặt tình cảm cá nhân của mình sẽ làm phản ánh không chân thực sự kiện, chênh lệch giữa “sai” và “đúng” cũng sẽ thay đổi theo cảm quan chủ quan của tác giả.
Thêm nữa, quá trình thu thập xử lý thông tin viết bài cần nhà báo tìm hiểu cặn kẽ sự việc. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà báo do quá trình tìm hiểu không sâu sắc, hoặc không tận mắt tìm hiểu thông tin nên chỉ phản ánh những lớp vỏ bề ngoài của sự việc, không hiểu sâu bản chất của vấn đề dẫn đến thông tin sai.
Nguyên nhân nữa dẫn đến việc thông tin của nhà báo bị sai là do những sai sót trong quá trình viết bài. Tức là thông tin của nhà báo có thể đúng, nhưng trong quá trình viết bài, nhà báo viết thiếu câu chữ, thiếu số liệu dẫn đến các câu mơ hồ cũng là chuyện mà báo phải cải chính.
Trong các lỗi sai của việc thông tin pháp luật chưa đúng trên BĐT, có không ít lỗi thuộc về trách nhiệm của biên tập viên. Vì sao lại như vậy, ta xét đến quá trình biên tập tin bài của phóng viên trước khi bài báo lên trang.
Theo lý thuyết, quy trình biên tập sẽ gồm các bước: Tin bài của phóng viên sẽ được trưởng ban biên tập duyệt, biên tập trước khi gửi lên thư ký tòa soạn. Thư ký tòa soạn sẽ biên tập lần 2, sau đó trình lên Phó tổng biên tập phụ trách nội dung, rồi Tổng biên tập duyệt có chữ ký thì bài viết ấy mới được lên trang - quy trình này cũng được áp dụng đối với báo điện tử. Tuy nhiên, thay vì chữ ký, người duyệt bài sẽ có một tài khoản tổng để tiếp nhận các tin bài được gửi và quyết định xem bài đó có được đẩy lên trang hay không.
Thực tế cho thấy, công tác biên tập tin bài đối với BĐT được rút ngắn công đoạn. Phóng viên lấy tin, viết bài, và đẩy bài lên chuyên mục đã được mặc định sẵn, biên tập viên sẽ xem xét bài phóng viên viết và trực tiếp đẩy bài lên mạng theo đúng chuyên mục. Công việc này được tiến hành rất nhanh vì
Theo nhận định của tác giả Trần Lê trên diễn đàn báo chí Việt Nam: “Công việc biên tập khó ở chỗ chỉ có thể xuất phát từ dụng ý của tác giả, sự chỉnh sửa và thay đổi không thể vượt quá một giới hạn nhất định. Biên tập viên cần phải để ý tới chủ tâm của tác giả khi triển khai kết cấu của tác phẩm, các đơn vị cấu trúc phải phục vụ điều này”.
Việc lỗi sai sót của biên tập viên dẫn đến việc để độc giả hiểu sai thông tin là ở chỗ: Cắt câu, cắt đoạn không hợp lý làm đứt các ý liên kết dẫn đến khó hiểu đối với người đọc (đây là một dạng lỗi rất thường gặp).
Biên tập viên nội dung ở một số trường hợp có thể rút tít bài, nhưng nếu không hiểu dụng ý của tác giả thì rất dễ làm sai. Nếu biên tập không kỹ càng, sẽ dẫn đến những lỗi sai về chi tiết trong bài như: Số liệu, tên người, địa danh…
Dưới sức ép của lượng bài vở quá lớn và thời gian cạnh tranh của các tờ BĐT, các biên tập viên rất khó tránh được sai sót. Vì vậy, thực tế là có nhiều lỗi cải chính trên báo có nguyên nhân là do công tác biên tập.