Từ điển học và từ điển từ đồng nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 37 - 40)

1.2.1.1. Từ điển học

Thuật ngữ từ điển cũng như từ điển học xuất phát trước tiên từ tiếng Pháp:

lexicographie; trong tiếng Anh là lexicography.

Theo Dictionnaire de l’ Académie francaise (1992 – 2000), “lexicographie” được định nghĩa là “Khoa học và kỹ thuật tổ chức biên soạn từ vựng, các cuốn

từ điển” [19].

Bách khoa tồn thư Liên Xơ, lần tái bản thứ 2 (1953) và lần thứ 3 (1973),

định nghĩa về từ điển học như sau: “Từ điển học là một phân ngành của ngôn

ngữ học, chuyên nghiên cứu những vấn đề thực tiễn và lý luận của việc biên soạn từ điển” [19].

Hartmann và R.R.K. & James G trong Dictionary of Lexicography chỉ ra

“lexicography” là “hoạt động nghê nghiệp và lĩnh vực hàn lâm liên quan đến các

từ điển và các cơng trình tra cứu khác. Nó gồm có hai phần cơ bản: thực hành từ điển học hay làm từ điển và lý thuyết từ điển học hay nghiên cứu từ điển” [19].

Hai công việc nghiên cứu và biên soạn từ điển có tính chất rất khác nhau. Vì vậy nên hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan niệm cho rằng “từ điển học” được cấu thành từ hai bộ phận: “nghiên cứu từ điển” và “biên soạn từ điển”. Sau này để phân biệt rạch ròi, người phương Tây đưa thêm thuật ngữ metalexicography để chỉ ngành nghiên cứu từ điển học, còn người

Pháp thì muốn đưa ra thuật ngữ dictionnairique để muốn chỉ công việc biên

soạn từ điển [33].

Để hiểu thêm về từ điển học, chúng ta cần xem xét vị trí và mối quan hệ giữa từ điển học và ngôn ngữ học. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng từ điển học là một phân ngành của từ vựng học (lexicologie), nằm trong ngôn ngữ học, vì các nhà nghiên cứu thời đó nghĩ rằng cả từ vựng học và từ điển học đều lấy đối tượng nghiên cứu là từ.

Hiện nay, theo Lý Tồn Thắng, có bốn quan điểm chính về vấn đề vị trí của từ điển học, đó là:

- Từ điển học là một bộ phận của từ vựng học.

- Từ điển học là một bộ phận của ngôn ngữ học ứng dụng.

- Từ điển học là một bộ môn độc lập của ngôn ngữ học, ngang bằng với từ vựng học và các bộ môn khác.

- Từ điển học là một ngành học ngang hàng với ngôn ngữ học và các ngành khoa học xã hội nhân văn khác.

Tác giả Hồ Hải Thụy với bài viết “Từ điển và từ điển học ngày nay” đăng trên tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (số 2 – 2009) đã tổng kết về vị trí của Từ điển học như sau: “Cho đến nay, nhiều người cho rằng quan điểm của

Witold Jan Doroszewski (Ba Lan) xem ra có vẻ hợp lý nhất. Ơng cho rằng từ điển học có tính độc lập tương đối, song cũng không thể phủ nhận quan hệ của nó với ngơn ngữ học và từ vựng học” [33, tr.17].

Quan hệ giữa Từ điển học (TĐH), ngôn ngữ học (NNH) và từ vựng học (TVH) được ông thể hiện bằng hình vẽ sau:

Khi tìm hiểu quan điểm này, chúng tơi nhận thấy sự hợp lý của nó và coi đây là một cơ sở lý thuyết cho luận văn.

1.2.1.2. Từ điển từ đồng nghĩa

NNH

TVH

Trong từ điển học, có rất nhiều cách phân loại từ điển mà các nhà loại hình học từ điển áp dụng. Nhưng phổ biến nhất là phương pháp lưỡng phân thành từ điển khái niệm và từ điển ngơn ngữ. Trong đó, từ điển khái niệm (bao gồm từ điển bách khoa và từ điển thuật ngữ) cung cấp các thông tin về sự vật, hiện tượng, cịn từ điển ngơn ngữ cung cấp các thông tin về từ ngữ. Trong từ điển ngôn ngữ, tùy theo các đặc điểm về cấu trúc vi mô và vĩ mô mà người ta lại chia ra nhiều loại nhỏ [19]. Trong số đó, từ điển giải thích được các nhà nghiên cứu hiểu một cách khái quát là loại từ điển có chứa phần giải thích nghĩa từ.

Từ điển đồng nghĩa là một tiểu loại của từ điển giải thích. Theo Ladislav Zgusta trong Giáo trình Từ điển học, từ điển đồng nghĩa là “sự giải thích chung về nghĩa của tồn bộ tổ hợp cố định” [45]. Tác giả Alice Ferrara nêu

lên: “Từ điển đồng nghĩa là một tác phẩm ghi lại những từ ngữ mà người ta

có thể nhầm lẫn, những từ đó chỉ cùng một thứ, hoặc tùy theo ngữ cảnh, có thể được dùng thay thế cho nhau” [48]. Đối tượng nghiên cứu của những

cuốn từ điển đồng nghĩa là các từ đồng nghĩa, được các tác giả tập hợp lại theo những nhóm nhất định, trong mỗi nhóm có một từ làm trung tâm.

Trên thế giới, vấn đề từ đồng nghĩa cũng như từ điển đồng nghĩa được các nhà nghiên cứu quan tâm từ khá lâu, đã có nhiều cơng trình về mặt lý luận cũng như hàng trăm cuốn từ điển đồng nghĩa ra đời. Các cuốn từ điển đồng nghĩa đã được biên soạn theo các phương pháp khác nhau. Ở Pháp, cuốn Từ

điển từ đồng nghĩa cỡ lớn của B. Lafaye (1857), Từ điển từ đồng nghĩa (Henri

Benac, 1956), những cuốn từ điển đồng nghĩa của Bally (1947) đều được biên soạn theo phương pháp: tập hợp các từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc từ gần nghĩa rồi giải thích nghĩa từ trung tâm và các từ trong nhóm, đồng thời nêu sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa của chúng. Ở Đức, những cuốn từ điển đồng nghĩa của các tác giả như J. B. Mayer (1841), J. Eberhand (1910) và Hoffman (1936), Herbent Gorner und Gunter Kempske (1974) xác định từ đồng nghĩa

theo nguyên tắc sau: “chọn một từ làm từ chính của dãy đồng nghĩa rồi dựa

trên cơ sở các nghĩa khác nhau của nó mà đưa ra các từ đồng nghĩa với ý nghĩa của nó” [35, tr.25]. Ở Anh cũng có nhiều cuốn từ điển đồng nghĩa được

xuất bản, các soạn giả tập hợp các từ đồng nghĩa thành các nhóm và nêu rõ sự khác nhau về cấu trúc ngữ nghĩa, cách sử dụng và đặc điểm phong cách của chúng, đồng thời chỉ ra sự giống nhau về ý nghĩa của các từ trong mỗi nhóm.

Nhìn chung, trên thế giới việc biên soạn từ điển từ đồng nghĩa rất được chú ý. Phương pháp chủ yếu vẫn là tập hợp các từ đồng nghĩa thành nhóm, có một từ trung tâm rồi cắt nghĩa các từ, chỉ ra nghĩa cơ bản chung và nét nghĩa sắc thái riêng của chúng. Từ điển từ đồng nghĩa có mục đích thiết thực, giúp cho người đọc dễ tra cứu và chọn ra những từ thích hợp với yêu cầu sử dụng.

Ở Việt Nam, các soạn giả khi biên soạn từ điển đồng nghĩa cũng đưa vào bảng từ các nhóm đồng nghĩa. Ở trong phần giải thích, các tác giả thường chú ý thể hiện cả nét tương đồng và nét khác biệt giữa các từ trong nhóm, kết hợp từ vựng, kết hợp ngữ pháp.

Tóm lại, từ điển đồng nghĩa “đưa ra những chuỗi từ đồng nghĩa, gần đồng

nghĩa và, hoặc những nhóm từ có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. (…) Giá trị khoa học của những từ điển này là giúp nhiều cho công việc phát hiện những quan hệ liên tưởng trong từ vựng, phân biệt ngữ nghĩa tinh vi hơn và thấy được tính chất giống nhau của kho từ vựng trong ngôn ngữ; về mặt thực tiễn thì những từ điển này cịn giúp tác giả tìm trúng được những từ “đúng” (right) mà họ cần tìm mà họ lại quên bẵng đi mất” [45, tr.259]. Từ điển đồng

nghĩa đưa vào phần giải thích mục từ những sự khác nhau về ngữ nghĩa của các từ trong nhóm đồng nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)