2 Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng – TT Từ điển học, 006 (HP)
2.2.1. tưởng lập bảng từ và các từ ngữ trong bảng từ
Thơng thường, phần lời nói đầu (cịn gọi là lời dẫn, mở đầu,v.v) là phần tác giả nêu lên ý tưởng biên soạn của mình.
Cuốn Việt ngữ tinh nghĩa từ điển (LĐ – NVM) của Long Điền – Nguyễn Văn Minh là cuốn từ điển từ đồng nghĩa đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam (gồm 2 tập, được xuất bản tại Hà Nội, năm 1953). Tác giả đã đưa ra nguyên tắc cho việc tập hợp các từ trong nhóm đồng nghĩa: (1) những tiếng Việt Nam đồng nghĩa; (2) những tiếng địa phương mà đã phổ thông Nam Bắc và đã quen dùng; (3) những tiếng ngoại quốc đã Việt hóa mà đã quen dùng cả chữ nghĩa lẫn lộn.
Cuốn Từ điển trái nghĩa – đồng nghĩa tiếng Việt (DKĐ) khác với các từ điển đồng nghĩa đơn thuần, vì thu thập đồng thời những từ vừa có quan hệ trái nghĩa vừa có quan hệ đồng nghĩa với từ đầu mục (trong luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát những từ có quan hệ đồng nghĩa với từ đầu mục). Các tác giả đã xác định trong phần Lời nói đầu: “Từ điển này chủ yếu nhằm phục vụ việc học phần từ
ngữ trong môn tiếng Việt của học sinh tiểu học và những năm đầu của bậc trung học phổ thơng. Ngồi ra nó cịn là cuốn sách hữu ích cho thanh thiếu niên Việt kiều muốn nắm vững tiếng nói của quê hương và cho người nước ngoài học
tiếng Việt như một ngoại ngữ” [50, 1]. Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể
thấy tác giả đã đưa vào bảng từ của mình vốn từ ngữ cơ bản của tiếng Việt.
Trong cuốn Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt (NVT), Nguyễn Văn Tu đã
trình bày ý tưởng về bảng từ một cách đầy đủ, rõ ràng như sau: “Cuốn sách
này mới chỉ là cuốn sách sơ thảo cỡ vừa. Vì vậy, những từ đồng nghĩa được chọn nói chung là những từ trong ngơn ngữ chuẩn, những từ toàn dân, những từ hiện đại. Những từ đồng nghĩa từ vựng, ngồi nghĩa chính ra, cịn có nghĩa bóng, nghĩa phụ, những sắc thái diễn cảm, cảm xúc, đặc điểm cách dùng, khả năng tổ hợp với các từ khác. Những từ được chọn vào từ điển khơng những có quan hệ đồng nghĩa là chủ yếu nhưng đơi khi cả những từ gần nghĩa cần cắt nghĩa, cần phân biệt cũng được lựa chọn” [53, tr.1]. Trên cơ sở đó, bảng từ
được tác giả xác định theo một số tiêu chí cơ bản như sau:
(1) chỉ chọn những từ đồng nghĩa với nghĩa đen của từ trung tâm, nhưng trong một số trường hợp cần thiết chú ý đến cả nghĩa bóng (theo thói quen) của nó.
(2) khơng coi những từ chỉ những sự vật cùng loại là từ đồng nghĩa, trừ môt số trường hợp đặc biệt.
(3) chọn những từ cũ, từ cổ dùng trong các tác phẩm văn học, từ lịch sử cần thiết.
(4) không chọn những từ lóng (khơng được được dùng rộng rãi trong tồn dân) trừ một vài từ lóng đã đi vào vốn từ tích cực.
(5) chọn những từ thông tục, từ thân mật,v.v. đồng nghĩa với những từ bình thường.
(6) đưa vào từ điển một vài thuật ngữ được phổ biến rộng rãi cùng chỉ một sự vật với các từ thường.
Cuốn HVH chưa đề cập đến vấn đề bảng từ. Theo Lời nói đầu, thì các tác giả đã tập hợp những bài ngắn trong mục “Sổ tay dùng từ”, đăng trên tạp chí Văn học thời kì đầu và về sau trên tạp chí Ngơn ngữ, để góp phần làm sáng rõ
một số chuẩn từ vựng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cuốn sách này là tập hợp của 137 nhóm từ có nghĩa giống nhau. Đó là những nhóm từ rất thông dụng trong đời sống hằng ngày của người dân.
Tóm lại, có thể thấy rằng, hầu hết các tác giả đều có ý tưởng rõ ràng khi biên soạn. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi tìm hiểu cấu trúc vĩ mơ và vi mơ trong các cuốn từ điển được khảo sát.