- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)
d. Các nhóm đồng nghĩa là tính từ
Qua khảo sát các nhóm đồng nghĩa là tính từ, chúng tơi đã tìm được trong cả bốn cuốn những nhóm đồng nghĩa với từ “giản dị”, nhưng chỉ có ba cuốn (LĐ – NVM, HVH, NVT) là đưa ra định nghĩa cịn cuốn DKĐ dùng các ví dụ để phân biệt các từ đồng nghĩa trong dãy.
LĐ – NVM
Qua các thế đối lập về ngữ nghĩa, có thể thấy: từ điển LĐ – NVM dựa vào từ nguyên để phát hiện ra sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa giản
dị, giản tiện, giản tiệp. Dãy đồng nghĩa này gồm các từ là những đơn vị song
tiết, trong đó có một yếu tố chung (giản). Tác giả dựa vào từ nguyên để giải nghĩa yếu tố chung, từ đó có thể xác định được nét nghĩa khu biệt của các từ đồng nghĩa. Dựa vào sự khác biệt về hình thái bên trong qua các yếu tố giản,
dị, tiện, tiệp, tác giả xác định: giản: có nghĩa là “ngắn, lọc, dễ dàng, khơng
phiền phức, sơ sài”, sau đó xác định được giản dị là sơ sài, dễ dãi; giản tiện là dễ dàng, tiện lợi; giản tiệp là dễ dàng, nhanh chóng, sốt sắng.
Việc phát hiện ra các nét nghĩa khác biệt của các từ đồng nghĩa giản dị, giản tiện, giản tiệp dựa vào từ nguyên trong từ điển LĐ – NVM có hiệu quả
tối ưu, đặc biệt là trong trường hợp các từ đồng nghĩa này là những từ song tiết và có một yếu tố chung (giản).
HVH
Dãy đồng nghĩa giản dị, giản đơn, đơn giản (xem phần Phụ lục).
Thông qua định nghĩa trên về giản dị, giản đơn, đơn giản, chúng tôi nhận thấy tác giả đã chỉ ra nét nghĩa chung và phân biệt sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa này. Đối với nét nghĩa chung, từ điển cho biết các từ giản dị, giản
đơn, đơn giản là “không cầu kỳ, không gồm nhiều thành phần, không phức
tạp, rắc rối”. Sự khác biệt về nghĩa giữa các từ đồng nghĩa này được xác định bởi mức độ và phạm vi sử dụng của mỗi từ trong những lĩnh vực khác nhau:
giản dị “nói về lối sống, tác phong, lời nói, cách ăn mặc”; đơn giản thường
được dùng nhiều trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật hơn từ giản đơn.
Sự phân biệt các từ đồng nghĩa trên của cuốn HVH khá rõ ràng và dễ hiểu, tác giả giải thích nghĩa theo lối miêu tả tường giải cho từng đơn vị và kết hợp chỉ ra sự khác biệt về phạm vi sử dụng.
NVT
Ba đơn vị đồng nghĩa giản dị, đơn giản, đơn sơ trong cuốn NVT được giải
thích theo cách cắt nghĩa từ trung tâm kết hợp với việc giải nghĩa từng đơn vị trong dãy. Tức là, đầu tiên, tác giả giải nghĩa từ trung tâm – giản dị là “khơng địi
hỏi gì nhiều, dễ dàng, dễ gần người ta; tiếp theo dựa vào đó để giải nghĩa và thêm
vào các nét nghĩa khu biệt của những từ còn lại: đơn giản là “giản dị, khơng địi
hỏi nhiều, không phức tạp”, đơn sơ là “không kĩ, qua loa, không nhiều”.
Tuy vậy, cách giải nghĩa này chưa làm rõ được sự đối lập về mức độ ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa cần phân biệt, điều đó khiến cho người tra cứu mơ hồ trong sự lựa chọn một từ chuẩn xác nhất trong dãy để phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu đi vào nghiên cứu sâu hơn, chúng ta cịn có các sự khác nhau về phạm vi sử dụng và mức độ của các từ đồng nghĩa trên.
Áp dụng các thế đối lập ngữ nghĩa của Nguyễn Đức Tồn, chúng tôi nhận
thấy sự khác biệt về nghĩa của các từ đồng nghĩa trong dãy có từ giản dị được thể hiện như sau:
Về phương diện phong cách - biểu cảm, đặc điểm kết hợp và đặc điểm cú pháp, phạm vi sử dụng của từ:
+ giản dị, đơn giản: từ thường dùng, giản tiện, giản tiệp: từ ít dùng. + đơn giản: dùng trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Về phương diện ý nghĩa lô gich – sự vật tính:
+ Sự khác biệt về ngữ dụng (thái độ đánh giá của người nói): giản dị dùng để nói về một phẩm chất tốt (trái với cầu kỳ); giản đơn hay đơn giản dùng để nói về một tính chất khách quan của sự vật, khơng hàm ý đánh giá (trung tính).
+ Dựa vào hình thái bên trong (từ nguyên) để phát hiện sự khác biệt về ý nghĩa của các từ đồng nghĩa giản dị, đơn giản, giản đơn, giản tiện, giản tiệp:
Giản dị: không cầu kỳ, không phiền phức. Giản đơn: không phức tạp, rắc rối.
Giản tiện: không phiền phức, mà tiện lợi. Giản tiệp: dễ dàng, nhanh chóng, sốt sắng.
3.2.2.2. Ví dụ
Tác giả J. Rey – Debove viết: “Khơng một câu ví dụ nào cho phép hiểu
được nghĩa chính xác của một từ, chỉ có định nghĩa có thể làm được điều đó, bởi vì định nghĩa thì khái qt, trong khi ví dụ thì có tính cụ thể” (dẫn theo
[19]). Chính vì tính cụ thể này mà khi đưa ví dụ vào từ điển, các soạn giả cần phải tính đến mục đích biên soạn của từng cuốn từ điển cụ thể để lựa chọn ví dụ cho thích hợp. Với những cuốn từ điển từ đồng nghĩa, ví dụ đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần tạo ra những ngữ cảnh cụ thể để nhằm phân biệt nghĩa của các từ đồng nghĩa trong trong một dãy. Vì vậy, mức độ thích hợp là tiêu chí quyết định sự thành cơng của một cuốn từ điển.
Qua khảo sát, chúng tơi bước đầu đã có những nhận thức nhất định về thực trạng của các cuốn từ điển đồng nghĩa với những ví dụ trong các dãy. Dưới đây là vấn đề hình thức và nội dung của các ví dụ.
3.2.2.2.1.Về hình thức:
(i) Số lượng và nguồn gốc của ví dụ
Có thể tóm lược kết quả khảo sát số lượng cũng như nguồn gốc của ví dụ như sau:
Hầu hết các đơn vị đồng nghĩa trong mỗi dãy ở cuốn từ điển NVT đều có một ví dụ kèm theo. Các ví dụ được trích trong những tác phẩm văn học như: ca dao, thơ ca, văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…), có những trường hợp tác giả dùng những ví dụ tự đặt. Ví dụ: Đổi …đổi tiền; Xơi… Mời bác
xơi cơm với chúng tôi; v.v…
Cuốn từ điển HVH có số lượng ví dụ khá nhiều, hầu như mỗi từ trong các dãy đồng nghĩa đều có từ hai ví dụ trở lên, các ví dụ thường ở dạng câu và được trích dẫn từ các tác phẩm văn học của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi…, cũng có những ví dụ mà các tác giả tự đặt.
Còn cuốn từ điển LĐ – NVM có trung bình từ 1- 2 ví dụ cho mỗi từ trong dãy đồng nghĩa. Các ví dụ thường ở dạng câu và được tác giả trích trong
những tác phẩm văn học: ca dao, phong dao, tục ngữ, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Kim Vân Kiều truyện, Lục Vân Tiên hay Nhị Độ Mai, v.v.
Các ví dụ trong cuốn DKĐ có số lượng khá nhiều (trung bình khoảng 3 -4 ví dụ/ từ), các ví dụ đa dạng, có khi là những ngữ, có khi lại là những câu. Các ví dụ được trích trong thơ, tục ngữ, thành ngữ, văn vần hoặc là những ví dụ do tác giả tự đặt lấy.
Có thể thấy, số lượng các ví dụ trong các cuốn từ điển đồng nghĩa xấp xỉ nhau, không chênh lệch quá nhiều. Về nguồn gốc, đa số các ví dụ được trích dẫn trong các tác phẩm văn học.
(ii) Phương thức đưa ví dụ theo kiểu truyền thống
Những cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt đều sử dụng cách đưa ví dụ theo kiểu truyền thống, cụ thể: phần định nghĩa và ví dụ được tách biệt rõ ràng bằng dấu chấm, dấu hai chấm, dấu cộng hoặc thậm chí bằng cả chữ viết tắt (VD,…).
Chẳng hạn:
(DKĐ) bán, để, nhượng.
+ bán đổ bán tháo, bán sấp bán ngửa, bán tống bán táng, “Bán hàng chiều khách”, “Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ” / “Thuận mua vừa bán” # để lại chiếc đồng hồ cho người quen, để rẻ # nhượng lại đồ đạc / hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
Ở cuốn từ điển này, lời định nghĩa không được đưa vào trong cấu trúc vi mơ và phần lời ví dụ được tách biệt rõ ràng với cả dãy đồng nghĩa. Mỗi từ đồng nghĩa trong dãy thường có hai, ba ví dụ và các ví dụ có hình thức là một ngữ được sắp xếp trước, ví dụ có dạng câu được sắp xếp sau. Điều này rất phù hợp với mục đích của tác giả là phục vụ cho việc dạy tiếng Việt cơ sở: tạo ngữ trước, trên cơ sở đó kết hợp các ngữ để tạo thành câu. Các ví dụ của mỗi đơn vị đồng nghĩa trong cả dãy được ngăn cách nhau bởi kí hiệu thăng (#).
Trong những cuốn từ điển còn lại, số lượng ví dụ được đưa vào từ điển cũng tương đồng với cuốn DKĐ. Chỉ khác là cách đưa ví dụ vào từ điển ngay sau lời định nghĩa của mỗi đơn vị đồng nghĩa trong dãy.
Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, từ điển đồng nghĩa tiếng Việt có chú trọng đến việc đưa ví dụ vào trong từ điển và những ví dụ này hầu như được trích từ trong các tác phẩm là tinh hoa của nền văn học Việt Nam.
3.2.2.2.2. Về nội dung
Trong các yếu tố của cấu trúc vi mơ, ví dụ được coi là một yếu tố đặc biệt. Xét về mặt chức năng, ví dụ truyền đạt một thơng tin có tính chất tổng hợp. Đặc biệt trong cấu trúc vi mô của các cuốn từ điển đồng nghĩa, ví dụ đóng vai trị thể hiện cái riêng của mỗi đơn vị trong dãy đồng nghĩa.
Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát từng cuốn từ điển đồng nghĩa cụ thể để xem cách đưa ví dụ vào trong cấu trúc vi mơ cũng giống như cách xem xét định nghĩa ở phần trên đã làm. Cách xem xét các ví dụ trong các cuốn từ điển là khảo sát những dãy đồng nghĩa có nhiều đơn vị nhất và những dãy đồng nghĩa giống nhau (xét theo từ loại danh từ, động từ, tính từ) để rút ra đặc điểm về ví dụ của từng cuốn.
a. Các nhóm đồng nghĩa có số lượng nhiều nhất trong mỗi cuốn từ điển
Từ điển DKĐ
Dãy đồng nghĩa với 72 từ chỉ sự “buồn” (xem phần Phụ lục).
Buồn, ai oán, ảm đạm, ảo não, âu sầu, bi, bi ai, bi đát, bi lụy, bi thảm, bi
thiết, bi thương, bi tráng, bùi ngùi, buồn bã, buồn bực, buồn chán, buồn phiền, buồn rầu, buồn rượi, buồn tẻ, buồn teo, buồn tênh, buồn thảm, buồn thiu, buồn tình, buồn tủi, buồn xo, chán ngắt, lâm li, lo buồn, lo phiền, não (hiếm), não nề, não nùng, não nuột, phiền, phiền lòng, phiền muộn, phiền não (cũ), rầu, rầu rĩ, sầu, sầu bi, sầu muộn, sầu não, sầu thảm, sầu tư, tẻ, tẻ ngắt, tẻ nhạt, thảm, thảm đạm, thảm sầu (sách), thảm thê (hiếm), thảm thiết, thảm thương, thê lương
(sách), thê thảm, thê thiết (sách), thống thiết, tủi, tủi hổ, u buồn, u hoài, u sầu (sách), u uất, ủ dột, ủ ê, ủ rũ, ưu phiền (cũ), ưu sầu (cũ, hiếm).
Với dãy gồm nhiều từ đồng nghĩa như dãy trên thì việc chỉ ra những nét nghĩa riêng cho mỗi đơn vị trong dãy bằng các ví dụ quả là một việc làm khó khăn với các nhà từ điển học. Khảo sát cách đưa ví dụ trong dãy đồng nghĩa chỉ sự buồn của cuốn từ điển DKĐ trên đây, chúng tôi nhận thấy môt số đặc điểm đáng chú ý sau:
Khi xem xét các ví dụ của những từ đồng nghĩa trên, chúng tôi vẫn chưa thấy được những sự khác nhau có tính chất ứng dụng của các từ đồng nghĩa đó. Chẳng hạn, có những trường hợp từ điển đưa ví dụ trùng nhau: tiếng khóc than ai oán - tiếng khóc bi ai - tiếng khóc than bi thiết - tiếng khóc than não
nề - tiếng khóc than sầu thảm; tâm trạng buồn bã - tâm trạng buồn chán - tâm
trạng u buồn; làm buồn phiền - làm não lòng; vẻ mặt buồn rầu - vẻ mặt rầu rĩ; câu chuyện buồn thảm - câu chuyện chán ngắt - câu chuyện tẻ nhạt; nỗi u hoài - nỗi u sầu - nỗi ưu phiền. Với các từ đồng nghĩa bi ai, bi thiết, não nề, sầu thảm, tác giả dùng cùng một kết cấu ví dụ: “tiếng khóc than + …”; các từ buồn bã, buồn chán, u buồn có cùng một kiểu ví dụ “tâm trạng + …”; v.v.
Việc dẫn các ví dụ trùng lặp về kết cấu như trên sẽ không nêu được cái riêng của từng từ đồng nghĩa trong cả dãy cần xem xét.
Ngồi ra, trong cách đưa ví dụ của cuốn DKĐ ở trên có sự trích dẫn các cụm từ khá nhiều nhưng lại ít thơng tin và thường chỉ theo một khn ngữ pháp. Ví dụ: chuyện buồn, tin buồn, điệu hát ảo não, giọng nói u sầu, tiếng kêu thê thảm, nỗi u hồi, lịng sầu muộn, v.v. Chính cách đưa ví dụ này làm cho độc giả khơng hình dung được những sự khác biệt giữa các từ đồng nghĩa trong khi đó cơ cấu của cuốn từ điển này khơng có định nghĩa mà chỉ có các ví dụ. Đồng thời, khi dẫn ví dụ theo một kết cấu ngữ pháp như vậy, người tra cứu cũng khơng tìm được những thơng tin khu biệt về khả năng kết hợp của các từ.
Mang, ãm, bê, bế, bồng, bưng, cầm, cắp, cáng, cõng, chở, dắt, giắt, dun, dảy, đẩy, đem, đội, đeo, đèo, đun, đưa, gánh, gồng, kéo, kèm, khênh, khiêng, khuân, lê, lăn, lôi, nâng, nẫng, nưng, ôm, quẳng, quảy, nhấc, tha, tải, tung, vác, vần, võng, vứt, vất, xe, xách (xem phần Phụ lục).
Dãy đồng nghĩa trên trong cuốn LĐ – NVM gồm 49 đơn vị chỉ hành động
mang trong tiếng Việt. Mục đích của các ví dụ trong những dãy đồng nghĩa là
chỉ ra sự khác nhau thuộc về những phạm vi nào mà từ đồng nghĩa có. Vì vậy, khi làm phép thử đối với các ví dụ bằng cách thay thế các từ đồng nghĩa cho nhau, chúng tơi nhận thấy, có những từ khi thay vào ví dụ của từ kia thì gây ra cảm giác khó chịu, khơi hài, v.v…
Chẳng hạn:
Nó đèo em nó trên xe đạp => Nó đội em nó trên xe đạp (-). Ngược lại, đội sổ, đội bảng => đèo sổ, đèo bảng (-) và Đội lốt hươu lấy sữa. – Đội lốt quan để lừa người. – Gà đội lốt công => Đèo lốt hươu lấy sữa. – Đèo lốt quan để lừa người. – Gà đèo lốt cơng (-).
Hay: Anh ấy mải chơi, nó nẫng mất sách => Anh ấy mải chơi, nó ơm mất
sách (-). Ngược lại, Trăm năm, thề chẳng ôm cầm thuyền ai => Trăm năm,
thề chẳng nẫng cầm thuyền ai (-).
Điều này chứng tỏ khả năng phân biệt nghĩa của các từ đèo – đội, nẫng – ơm,v.v. với những ví dụ dẫn ra là hồn tồn hợp lý.
Mặc dù vậy, trong ví dụ của dãy đồng nghĩa trên, phần lớn những từ có thể thay thế cho nhau trong các ngữ cảnh mà khơng gây ra cảm giác khó chịu khi nói. Điều đó chứng tỏ các ví dụ này chưa thể hiện được nhiệm vụ phân biệt các từ đồng nghĩa với nhau. Chẳng hạn:
Thay bê vào ví dụ của từ mang, và ngược lại: Tơi đã bảo nó làm thế nào bê
Hay các từ đồng nghĩa ẵm , bế, bồng cũng có thể thay thế cho nhau trong ví dụ của từ ẵm: Con thơ hay ẵm / bế / bồng luống trơng chồng (Cúc Hoa). Già thì
bế cháu ẵm / bế / bồng con, già đâu lại muốn cau non trái mùa (C.d.) (+)
Các từ khênh, khiêng, khuân có thể thay thế được trong các ví dụ của nhau: Anh khênh/ khiêng/ khuân hộ tôi cái bàn; Thằng chết cãi thằng khiêng/ khênh/ khuân (t.ng.). – Ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng, hễ ai thấy tớ thì khiêng/ khuân/ khênh tớ về (c.d.); Anh cho khuân/ khiêng/ khênh đồ đạc lên nhà trên, vì nước đã lên tới sân. Ông bảo họ khuân/ khiêng/ khênh hàng
xuống tàu. (+)
v.v….
Các trường hợp khác trong dãy trên có thể thay thế lẫn nhau ở ví dụ là: đeo
– đèo – đội; gánh – gồng; nâng – nưng – ôm, dắt – dun – dẩy – đẩy, v.v..