Cấu trúc vi mô của từ điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 83 - 90)

- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)

3.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển

Việc khảo sát phần định nghĩa (hay phần lời giải thích) được tiến hành theo cách lựa chọn các dãy có số lượng từ đồng nghĩa nhiều nhất và các nhóm đồng nghĩa giống nhau về từ loại (danh từ, động từ, tính từ) ở mỗi cuốn từ điển. Cách làm phổ biến của các soạn giả là giải thích chung về nghĩa của toàn bộ tổ hợp cố định, đồng thời đưa thêm vào những lời giải thích về sự khác biệt ngữ nghĩa. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào phần khảo sát định nghĩa – lời giải thích cụ thể của từng cuốn từ điển.

a. Dãy đồng nghĩa có số lượng các từ đồng nghĩa nhiều nhất ở mỗi cuốn từ điển đồng nghĩa

 Cuốn từ điển LĐ – NVM:

Mang, ẵm, bê, bế, bồng, bưng, cầm, cắp, cáng, cõng, chở, dắt, giắt, dun, dảy, đẩy, đem, đội, đeo, đèo, đun, đưa, gánh, gồng, kéo, kèm, khênh, khiêng, khuân, lê, lăn, lôi, nâng, nẫng, nưng, ôm, quẳng, quảy, nhấc, tha, tải, tung, vác, vần, võng, vứt, vất, xe, xách. (xem phần Phụ lục)

Như đã trình bày, dãy đồng nghĩa trên được chúng tơi lựa chọn để khảo sát bởi vì đây là dãy có số lượng đơn vị đồng nghĩa nhiều nhất của cuốn LĐ – NVM (bao gồm 49 đơn vị đồng nghĩa – gần nghĩa). Vì vậy, việc giải thích sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa giữa các đơn vị trong dãy đồng nghĩa này không hề đơn giản.

Nghĩa khái quát của nhóm đồng nghĩa có từ mang trong dãy đồng nghĩa trên là “giữ cho lúc nào cũng cùng theo với mình mà di chuyển” [HP, 2006, tr.588].

Đối chiếu với danh sách các thế đối lập của Nguyễn Đức Tồn, ta thấy cuốn LĐ – NVM đã phân biệt dãy đồng nghĩa có từ mang về ngữ nghĩa như sau:

Tác giả không xác định tường minh đâu là từ trung tâm trong cả dãy đồng nghĩa, nhưng cách giải thích và phân biệt nghĩa giữa các đơn vị trong dãy đồng nghĩa là: giải thích từ có nét nghĩa khái quát nhất rồi từ đó đi đến cắt nghĩa các từ khác trong nhóm. Trước tiên, tác giả định nghĩa từ “mang”, sau đó sử dụng từ “mang” để giải thích hầu hết các từ khác trong nhóm với ý

nghĩa bao qt của nó. Ví dụ: Ẵm: Dùng một tay hay hai tay mang một vật gì

vào trong lịng; Xách: mang vật gì bằng tay; Vác: mang vật gì lên vai; Nhấc: mang vật gì lên khỏi mặt đất bằng một tay hai tay; v.v.

Trong phần giải thích các đơn vị của dãy đồng nghĩa, tác giả cuốn từ điển này còn dùng cách so sánh các từ trong một dãy với nhau. Chẳng hạn, tác giả dùng từ ẵm để làm rõ nghĩa hơn các từ bế, bồng, bưng (Bế: Cũng như ẵm, nhưng dùng được cả về động vật và bất động vật; Bồng: cũng như ẵm nhưng nâng cao lên hay có ý nâng niu; Bưng: Hai tay mang vật gì mà nâng cao lên. “Bưng” và “ẵm” khác nhau; “ẵm” thì quàng cả hai tay, tức là ơm, cịn “bưng” thì chỉ để vật gì ở ngồi hai bàn tay, chứ khơng ơm quàng. Thường nói: “bưng khay nước, bưng mâm cơm”). Tương tự, tác giả dùng dun để giải

thích nghĩa các từ dảy, đẩy, đun; hay để giải thích đem thì dùng từ đưa; giải thích gánh thì dùng gồng; giải thích đèo thì dùng kèm; giải thích kéo thì dùng

lôi và đẩy;v.v.

Xét về phương diện phong cách – biểu cảm, đặc điểm kết hợp và đặc điểm cú pháp, phạm vi sử dụng của từ: từ điển LĐ – NVM chưa chỉ ra những từ nào trong dãy đồng nghĩa trên là từ trung tính hay có tính chất khẩu ngữ, văn chương,v.v. và chưa nêu rõ từ nào là từ toàn dân, địa phương,v.v.

Về khả năng kết hợp: tác giả đã chỉ rõ các từ trong dãy thường đi với từ nào: ẵm con, ẵm mèo, ẵm chó, bế cháu, bế con, bế em, bế một bọc, bế một đẫy, bưng khay nước, bưng mâm cơm, đẩy cửa, đẩy xe, đẩy thuyền, đưa võng, đò đưa, đưa chân, đưa dâu, đưa đám, đưa đường,gánh nước, gánh củi, gánh thóc, khiêng kiệu, khiêng tủ, khiêng quan tài, vất tiền, vất của,v.v.

Xét về phương diện ý nghĩa lô gich – sự vật tính: Trong dãy đồng nghĩa trên, tác giả đã chỉ ra “mang” là từ có ý nghĩa khái quát nhất của dãy, nghĩa là “dời một vật gì ở nơi này ra nơi khác bằng một phương tiện nào đó, khơng

Mặc dù vậy, từ điển LĐ – NVM chưa chỉ rõ sự đối lập giữa các thành tố chính và phụ trong cơng thức danh học của dãy đồng nghĩa động từ này.

Do dãy đồng nghĩa trên gồm 49 đơn vị cần được giải thích và khu biệt nghĩa để tránh nhầm lẫn, nên tác giả đã định nghĩa từ mang và chỉ ra rằng đó là từ có ý nghĩa bao quát. Từ đó, các từ (gần) đồng nghĩa sau đó được so sánh đối chiếu với nó thơng qua triển khai các nét nghĩa tương ứng. Trong cả dãy đồng nghĩa thì có một số nhóm từ được tách nhỏ ra để phân biệt nghĩa với nhau. Điều này tạo nên sự không thống nhất trong cách khu biệt nghĩa của cả nhóm đồng nghĩa, gây cảm giác rối rắm, khơng hệ thống. Người tra cứu sẽ không nhận thấy rõ sự khu biệt về nghĩa giữa các đơn vị đồng nghĩa trong cả dãy mà tác giả đã liệt kê ra.

Một điều đáng chú ý là, khi định nghĩa các đơn vị đồng nghĩa trong dãy, tác giả đã đưa vào những nét nghĩa không tiêu chuẩn dùng để phân biệt các từ trong dãy với nhau như: nghĩa bóng, nghĩa rộng hay nghĩa chuyển. Ví dụ:

“Đem” có nghĩa rộng là để ý vào việc gì, sự gì; “Đeo” lại có nghĩa rộng là mắc níu, vướng víu nhưng thường khơng đi một mình mà hay đi cùng với một tiếng khác; “Đưa” có nghĩa nữa là đun hay đẩy một vật gì cho văng đi văng lại , “đưa võng”, “đị đưa”. Lại có nghĩa rộng là chỉ bảo, dẫn dụ, dìu dắt như “đưa chân”, tiễn người đi xa: “đưa dâu”, tiễn người con gái về nhà chồng, cũng có ý như đi xa, vì con gái lấy chồng phải lo lắng việc nhà chồng, khơng phải săn sóc đến việc nhà mình, khơng khác gì người đi vắng, xa nhà. “Đưa đám”: tiễn người quen chết, đén chỗ chôn; “đưa đường” chỉ lối cho mà đi hay dẫn đường cho mà đi hoặc bảo cách thức cho làm việc gì; “đưa ma” cũng như “đưa đám” nhưng có ý dùng chung là đem đi chơn một người chết không cứ quen hay lạ; v.v… Việc liệt kê hầu hết các nghĩa của từ đồng nghĩa

không mang lại hiệu quả là phân biệt các từ trong dãy đồng nghĩa, mà ngược lại, gây lung túng cho người tra cứu. Tương đương với mỗi nét nghĩa đó thì có

các từ đồng nghĩa khác nhau, tùy theo các nghĩa khác nhau của nó. Điều quan trọng đối với người biên soạn là phát hiện ra các nét nghĩa tiêu chuẩn.

 Từ điển HVH

Lựa chọn dãy có nhiều từ đồng nghĩa nhất trong cuốn từ điển HVH, ta có 5 từ được xếp thành dãy sau: kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm sát (xem phần Phụ lục).

Từ định nghĩa các từ trong dãy trên, có thể nhận thấy, tác giả đi từ việc giải thích nghĩa khái quát của cả dãy, sau đó mới đi tới việc giải thích các đơn vị trong dãy đồng nghĩa. Mặc dù từ điển HVH không xác định đâu là từ trung tâm trong một dãy đồng nghĩa, nhưng tác giả đã bắt đầu bằng việc định nghĩa một từ có tính chất khái qt nhất là từ kiểm tra. Các từ sau đó là thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm sát được so sánh, đối chiếu với kiểm tra thông qua các nét nghĩa tương ứng: (Kiểm tra là từ có nghĩa khái quát nhất. Kiểm tra là

xem xét (xét tình trạng sự vật hoặc tình hình cơng việc), đối chiếu với những

yêu cầu đã được xác định, để có sự đánh giá; Thanh tra là kiểm tra về mặt nhà nước công việc của cấp dưới; Khác với kiểm tra, giám sát là theo dõi hoạt động để xem có tuân theo những điều quy định hay không; Kiểm sát

được dùng để chỉ công tác chuyên trách của một cơ quan nhà nước dưới chế độ ta: các viện kiểm sát). Với định nghĩa trên, chúng tơi nhận thấy cách giải

thích của từ điển HVH rất tỉ mỉ, cặn kẽ.

Áp dụng Các thế đối lập ngữ nghĩa của các đơn vị trong dãy đồng nghĩa

mà Nguyễn Đức Tồn trình bày, đối với nhóm động từ kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm sốt, kiểm sát, chúng tơi nhận thấy cuốn HVH đã chú ý làm rõ

sự khác nhau cơ bản giữa các thế đối lập thành tố chính và thành tố phụ trong cơng thức danh học của lớp từ này:

Thành tố chính: - Chủ thể hành động: kiểm tra - bất cứ ai; thanh tra – nhà

nước; kiểm soát – những người thừa hành một chức vụ nhất định; kiểm sát – công tác chuyên trách của một cơ quan nhà nước dưới chế độ ta.

- Khách thể hành động: Kiểm tra – những cái đã có hoặc những việc đã làm; thanh tra – về mặt nhà nước công việc của cấp dưới; giám sát – những hoạt động đang tiến hành; kiểm soát – những sự vật cụ thể; kiểm sát - những việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước.

Thành tố phụ: gồm có các yếu tố như mục đích, phương tiện, cách thức

của các hành động kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm sát đã được từ điển HVH chỉ ra cụ thể để nhằm phân biệt rõ các sự khác biệt về nghĩa giữa các từ trên.

Qua việc phân tích, xem xét định nghĩa các từ đồng nghĩa trong dãy kiểm

tra, thanh tra, giám sát, kiểm sốt, kiểm sát, có thể thấy từ điển HVH đã chọn

cách giải thích là giải nghĩa cặn kẽ từ khái quát nhất của nhóm, sau đó dùng từ này để giải thích cho các từ khác trong dãy cùng với việc chỉ ra những nét nghĩa khác biệt, sự khác nhau về phong cách – biểu cảm, phạm vi sử dụng và đặc điểm kết hợp. Từ điển HVH cho thấy sự giống và khác nhau về nghĩa của các đơn vị trong dãy đồng nghĩa trên một cách đầy đủ, rõ ràng.

 Từ điển NVT

Dãy đồng nghĩa gồm nhiều đơn vị nhất trong cuốn từ điển NVT: Trắng, trắng bạch, trắng bệch, trắng bóc, trắng bong, trắng bốp, trắng dã, trắng đục, trắng hếu, trắng lốp, trắng mịn, trắng muốt, trắng mượt, trắng ngà, trắng ngần, trắng nhởn, trắng nõn, trắng nuột, trắng ởn, trắng phau, trắng phếu, trắng tinh, trắng toát, trắng trẻo, trắng trong, trắng xóa (xem phần Phụ lục)

được giải thích như sau:

Từ điển NVT chủ trương xác lập dãy đồng nghĩa với một từ trung tâm. Vì vậy khi giải thích các từ trong dãy đồng nghĩa trên, tác giả chọn cách giải thích từ trung tâm trước rồi sau đó lần lượt giải thích các từ khác trong dãy, có so sánh để tìm ra những nét nghĩa khu biệt.

Nét nghĩa khái quát của dãy đồng nghĩa với từ “trắng” là “có màu như màu

Dựa vào các thế đối lập ngữ nghĩa (Nguyễn Đức Tồn), chúng tôi nhận

thấy từ điển NVT đã nêu ra được những sự khác biệt về nghĩa trong dãy đồng nghĩa có từ chỉ màu trắng như sau: Các từ đồng nghĩa trong dãy trên đều có ý nghĩa chung là những từ nói về màu trắng, tác giả đã chỉ ra từ trắng có tính chất trung tính, các từ cịn lại được tác giả phân biệt với nhau về cường độ, mức độ, không gian, cảm giác,v.v. Chẳng hạn, về mức độ sáng sủa – trắng bạch (trắng lắm, tồn màu trắng); khơng gian – trắng lốp (trắng đều trong một

khoảng rộng), trắng xóa (trắng đều trên một diện tích rộng); cảm giác (sự mềm mại – trắng muốt (trắng và bóng mượt), trắng mịn (trắng và mịn màng),

trắng mượt, trắng ngà, trắng ngần (trắng trong và bóng), sự sợ hãi – trắng bệch (trắng nhạt và có sự phai màu hay nhạt màu trơng xấu), trắng dã (chỉ

mắt người có lịng trắng nhiều hơn lịng đen, trơng dễ sợ), trắng đục (trắng lờ lờ như màu sữa pha, thường nói về vật màu trắng khơng đẹp lắm), trắng hếu (trắng trơ và lộ ra quá),v.v.

Tuy nhiên, đoạn giải thích về dãy đồng nghĩa gồm 26 đơn vị trên của từ điển NVT, một số phần chưa được đề cập chi tiết lắm, chưa có được một bức tranh đủ phong phú để chứng tỏ được sự khu biệt về ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa chỉ các sắc độ khác nhau của tính chất trắng. Ví dụ như: trắng nhởn và

trắng ởn được tác giả giải thích như nhau, là “trắng”; từ trắng muốt được giải

thích tới hai lần: “Trắng muốt = trắng mịn trắng, mịn màng, trông đẹp” và “Trắng muốt trắng và bóng mượt, trơng rất đẹp”. Ngoài ra, trong dãy đồng nghĩa trên, tác giả đã “bỏ quên” từ trắng nuột trong q trình giải thích tìm sự khu biệt nghĩa của cả dãy. Cách giải thích đơi khi chung chung và trùng lặp: với từ trắng toát, tác giả giải thích “nói một sự vật nào đó tồn là màu trắng” hay như từ trắng bạch “trắng lắm, toàn màu trắng” hoặc với trắng trẻo là

“trắng trông rất xinh đẹp”.

Đây là một dãy đồng nghĩa khá phức tạp, gồm 26 đơn vị đồng nghĩa về “màu trắng”. Để chứng minh được những sự khác nhau này tinh vi như thế

nào quả là một việc không mấy dễ dàng với các nhà từ điển học. Theo chúng tôi, khi xem xét các dãy đồng nghĩa để phân tích sự khác nhau về ý nghĩa giữa các từ trong dãy thì chúng ta nên áp dụng “các thế đối lập ngữ nghĩa” mà tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)