Cũng như bảng từ và định nghĩa, các ví dụ trong từ điển từ đồng nghĩa, bên cạnh những đặc điểm của riêng mình, chúng cũng phải đáp ứng những tiêu chí của một từ điển giải thích nói chung. Vì thế, trong phần này, trước khi tìm hiểu về ví dụ của từ điển từ đồng nghĩa, chúng tôi điểm qua một số đặc điểm cơ bản của ví dụ trong từ điển ngơn ngữ.
Thuật ngữ ví dụ (example) được định nghĩa là: “Một từ hay một câu được
dùng trong cơng trình tra cứu để minh họa cho một dạng thức hoặc nghĩa riêng biệt trong một ngữ cảnh rộng, như trong câu. Các ví dụ cũng có thể dựa trên cơ sở một sự hiển nhiên khách quan (chẳng hạn từ tài liệu trích dẫn hoặc khối liệu) hoặc được sáng tạo bởi người biên soạn (ví dụ của người biên soạn)” (dẫn theo [19]).
Ví dụ cung cấp cho người học thông tin về cách dùng từ trong hồn cảnh cụ thể. Ví dụ có thể là các câu trích trong các tác phẩm, bài viết hoặc của tác giả từ điển đặt ra căn cứ vào ngữ cảnh. Thơng thường, ví dụ được xếp vào vị trí cuối cùng của cấu trúc vi mơ, sau các yếu tố khác, bổ sung cho các yếu tố đứng trước, như một “lời kết, một thông tin tổng hợp khép lại một văn bản” [46, tr.14].
1.2.4.2. Một số đặc điểm của ví dụ
a. Vai trị của ví dụ
Khi nghiên cứu về ví dụ, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng nó có hai vai trị chủ yếu là làm sáng tỏ định nghĩa và tạo sinh. Trong khi tìm kiếm thơng tin ở các cuốn từ điển ngơn ngữ nói chung, người dùng khơng chỉ muốn biết các thông tin về ngữ nghĩa của một từ mà còn muốn hiểu thêm về cách sử dụng các từ đó trong ngữ cảnh giao tiếp, thơng tin này nằm trong các ví dụ của cuốn từ điển.
b. Tiêu chí của một ví dụ tốt
Một ví dụ được các nhà nghiên cứu cho là đạt hiệu quả thơng tin tốt khi nó đáp ứng được ba tiêu chí sau: tính tự nhiên và tính điển hình; tính cung cấp thơng tin; tính dễ hiểu.
- Tính tự nhiên và tính điển hình: trong cuốn The Oxford Guide to Practical Lexicography, các tác giả cho rằng: “đối với tất cả trừ những yếu tố hiếm nhất, kho ngữ liệu lớn sẽ chỉ ra các ngữ cảnh, các mẫu cú pháp, các kết
hợp và các ngữ với các từ loại khác nhau mà ở đó một từ được thấy xuất hiện thường xuyên nhất, và tất cả những cái đó thể hiện hình thức điển hình của hành vi ngơn ngữ” (dẫn theo [19]).
- Tính cung cấp thơng tin: Một ví dụ được coi là có thơng tin khi ví dụ đó bổ sung thêm cho định nghĩa và giúp người dùng từ điển hiểu định nghĩa được tốt hơn (dẫn theo [19]).
- Tính dễ hiểu: Ví dụ phải dễ hiểu đối với các đối tượng sử dụng mà cuốn từ điển muốn hướng tới.
1.2.4.3. Ví dụ trong từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt
Trong các yếu tố của cấu trúc vi mơ, ví dụ được coi là một yếu tố đặc biệt. Xét về mặt chức năng, ví dụ khơng chỉ truyền đạt một loại thơng tin chuyên biệt mà nó được xem như là để diễn đạt một thơng tin có tính chất tổng hợp.
Zgusta xem ví dụ là một trong bốn cơng cụ để miêu tả ý nghĩa từ vựng của từ đầu mục, cụ thể đó là: 1. Định nghĩa; 2. Việc xác định vị trí trong hệ thống các từ đồng nghĩa; 3. Việc đưa ra ví dụ; 4. Những điều chú giải. Tác giả cho rằng: “Mục đích của các ví dụ là nói lên xem cái từ đầu mục hoạt động như
thế nào khi kết hợp với các đơn vị từ vựng khác. Hầu hết mọi thứ đều có thể được minh họa bằng ví dụ; các sắc thái ngữ cảnh khác nhau, phạm vi các tác giả có tác phẩm mà có từ đầu mục xuất hiện, sự xuất hiện đầu tiên của các từ, phạm vi ứng dụng, các kết hợp thuộc ngữ, các bổ ngữ điển hình của động từ, các kết hợp phó từ, những sự khác nhau có tính chất ứng dụng của các từ đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa…” [46, tr. 76]. Như vậy, ví dụ là một phần
quan trọng trong cấu trúc vi mô của từ điển ngôn ngữ, đặc biệt là trong các cuốn từ điển từ đồng nghĩa.
Như ta đã biết, người dùng khi tra cứu thông tin về các từ đồng nghĩa thì họ thường quan tâm về cách lựa chọn hay sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp nhất với mục đích của mình. Mà trong các cuốn từ điển đồng nghĩa, các ví dụ thường thường chỉ dẫn về cách dùng, qua đó chúng ta có thể thấy được nghĩa.
Theo Đỗ Hữu Châu thì ví dụ “là một bài học thực sự về cách dùng từ” [2, tr. 65]. Như vậy, tác giả Đỗ Hữu Châu xem ví dụ là một yếu tố mang thơng tin kí hiệu, thông tin ngôn ngữ học.
Zgusta nhận định rằng: “Tuyệt đại đa số các từ điển nêu ví dụ” [45, tr. 76]. Trong cuốn từ điển Từ trái nghĩa – đồng nghĩa tiếng Việt, các tác giả Dương Kỳ Đức và Vũ Quang Hào chỉ nêu các đầu mục và các ví dụ, trong đó các ví dụ được sắp xếp theo trật tự nhất định. Điều này có thể khẳng định rằng, trong những cuốn từ điển từ đồng nghĩa thì cấu trúc vi mơ đơn giản có thể chỉ gồm đầu mục và ví dụ cũng mang tải được những lượng thông tin đáng kể về nhiều mặt của ngôn ngữ.
1.3. Tiểu kết
Trong Chương 1, chúng tôi đã điểm qua một số cơ sở lí luận về hiện tượng đồng nghĩa và từ điển từ đồng nghĩa.
Về cơ sở lí luận, trên thế giới, vấn đề từ đồng nghĩa cũng như từ điển đồng nghĩa được các nhà nghiên cứu quan tâm từ khá lâu. Khái niệm cổ điển về từ đồng nghĩa được xác định khác nhau, thường theo hai cách hiểu: thứ nhất, Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau; thứ hai, Từ đồng nghĩa là những từ thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa chung của ngữ cảnh không thay đổi về cơ bản. Sự bất đồng đó
là do kết cấu đa dạng, phức tạp của từ gây nên. Một từ khơng phải bao giờ cũng chỉ có một nghĩa, mà trong nhiều trường hợp, một từ có vài nghĩa khác nhau.
Từ điển đồng nghĩa tập hợp các chuỗi từ đồng nghĩa, gần nghĩa, hoặc những nhóm từ có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. Các đơn vị từ ngữ trong bảng từ được chọn lựa từ ngơn ngữ chuẩn, ngơn ngữ tồn dân, những từ hiện đại. Khi tập hợp các từ đồng nghĩa lại thành những nhóm thì tạo ra dãy
đồng nghĩa, trong mỗi dãy ấy thường có một từ làm từ trung tâm.
Việc giải thích, tìm sự khu biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa trong một dãy được các nhà biên soạn từ điển vận dụng cả hai phương pháp sau: (1) vạch
ra nghĩa chung, khái quát của cả dãy tư đồng nghĩa, sau đó chỉ rõ sắc thái nghĩa khác nhau của từ trung tâm so với các từ khác; (2) cắt nghĩa từ trung tâm, sau đó dùng từ trung tâm để cắt nghĩa các từ còn lại. Vấn đề đặt ra là, trong trường hợp nào thì vận dụng phương pháp nào cho phù hợp và hiệu quả.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng quan niệm về từ đồng nghĩa của Nguyễn Đức Tồn cùng với phương pháp xác lập dãy đồng nghĩa và tìm sự khu biệt về nghĩa của các từ đồng nghĩa của ông. Lý thuyết về từ đồng nghĩa của Nguyễn Đức Tồn chú ý đến quan hệ giống nhau của các sự vật, khái niệm mà chúng biểu thị, mức độ giống nhau về nghĩa của chúng, từ đó nêu lên được cách thức nhận diện các từ đồng nghĩa.
CHƯƠNG 2: