Các nhóm đồng nghĩa là danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 90 - 92)

- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)

b. Các nhóm đồng nghĩa là danh từ

Khảo sát những dãy đồng nghĩa là danh từ trong các cuốn từ điển LĐ – NVM, HVH, DKĐ, NVT chúng tơi tìm thấy trong ba cuốn LĐ – NVM, HVH và NVT có dãy đồng nghĩa chứa từ chỉ “gia đình” là giống nhau.

 LĐ – NVM: Gia đình, nhà cửa (xem phần Phụ lục).

Tác giả cuốn LĐ – NVM đi vào phân biệt hai từ “gia đình” và “nhà cửa”, bởi vì “thường nhiều người hay nhầm lẫn “gia đình” và “nhà cửa” là đồng nghĩa, tưởng “gia đình” là tiếng Hán mà nghĩa là “nhà cửa” tiếng Việt. Thực ra, hai tiếng có nghĩa và màu vẻ khác nhau.” Cũng theo như sự giải thích về nghĩa trong cuốn từ điển này thì hai từ “gia đình” và “nhà cửa” chỉ là hai từ dễ nhầm lẫn chứ không phải là một nhóm đồng nghĩa. Áp dụng kết cấu đồng nhất để nhận diện hai từ gia đình nhà cửa có phải là đồng nghĩa hay khơng, ta có: gia đình là nhà cửa => nhà cửa là gia đình (-). Hai kết cấu vừa

nêu khơng đồng nhất với nhau. Vì vậy, chúng tơi bỏ qua cách giải thích về nghĩa của nhóm “gia đình, nhà cửa” trong cuốn LĐ – NVM.

 HVH : gia đình, gia quyến (xem phần Phụ lục)

Nghĩa khái quát chung của dãy đồng nghĩa có từ gia đình là “Tập hợp

người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân và dịng máu, gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” [HP, 2006, tr.367].

Cách giải thích dãy gia đình, gia quyến trên của cuốn từ điển HVH cho thấy tác giả đã làm rõ những điểm giống và khác nhau về nghĩa giữa các đơn vị trong nhóm như sau:

Đầu tiên, tác giả chỉ ra sự giống nhau giữa gia đình và gia quyến: “những

người có quan hệ thân thiết, ruột thịt”, sau đó chỉ ra sự khu biệt về ngữ nghĩa giữa hai từ: gia đình gồm những người “chung sống với nhau, thường bao gồm ông bà, cha mẹ, vợ chồng cùng với con, cháu”; còn gia quyến thì gồm những

người có quan hệ máu mủ nhưng “khơng nhất thiết sống chung với nhau”.

Đối chiếu cách giải nghĩa của từ điển HVH với danh sách các thế đối lập của Nguyễn Đức Tồn, có thể thấy sự khu biệt ngữ nghĩa giữa hai từ gia đình và gia quyến thể hiện ở phương diện phong cách – biểu cảm, đặc điểm kết hợp và đặc điểm cú pháp, phạm vi sử dụng. Cụ thể, từ điển HVH chỉ ra gia

quyến có tính chất trang trọng hơn; hai từ gia đình và gia quyến có khả năng

kết hợp từ và cấu tạo khác nhau được thể hiện qua các ngữ cảnh trống sau: lập

gia quyến, xây dựng gia quyến, khơng khí gia quyến. Tác giả đã chỉ ra trong

các ngữ cảnh đó chỉ có thể dùng từ gia đình; trong các ngữ cảnh như: “xa gia

đình, về với gia đình, hạnh phúc gia đình, quan hệ giữa gia đình và xã hội…”

hay “lập gia đình, xây dựng gia đình, khơng khí gia đình, lối làm việc gia

đình chủ nghĩa” khơng thể dùng từ gia quyến được. Điều đó chứng tỏ sự đối

lập về quy mơ mà từ gia đình và gia quyến biểu thị: từ gia đình có quy mơ rộng hơn từ gia quyến.

Với dãy đồng nghĩa gồm hai từ gia đình, gia quyến, từ điển HVH đã chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nghĩa khả năng kết hợp từ vựng – ngữ nghĩa một cách thuyết phục. Đây là dãy đồng nghĩa chỉ gồm hai đơn vị nên việc giải thích sự giống và khác nhau về nghĩa của các đơn vị hoàn toàn đơn giản.

 NVT: gia đình, gia quyến, nhà (xem phần Phụ lục).

Nguyễn Văn Tu xác lập dãy đồng nghĩa gia đình, gia quyến, nhà với gia

đình là từ trung tâm của cả dãy. Tác giả giải thích sự khu biệt ngữ nghĩa giữa

các từ trong dãy đồng nghĩa bằng cách giải thích từng đơn vị cụ thể trong dãy: “Gia đình: đơn vị xã hội gồm những người có quan hệ ruột thịt; Gia quyến:

nơi”. Cách giải thích trên vẫn chưa nêu rõ được những điểm khác biệt giữa

các đơn vị trong dãy đồng nghĩa.

Như vậy, trong ba cuốn từ điển LĐ – NVM, HVH và NVT đều xuất hiện các dãy danh từ có chứa từ gia đình, nhưng chỉ hai cuốn từ điển HVH và

NVT là xác lập dãy đồng nghĩa phù hợp (HVH: gia đình, gia quyến; NVT:

gia đình, gia quyến, nhà) cịn cuốn từ điển LĐ – NVM, tác giả chỉ phân biệt

hai từ dễ dùng nhầm lẫn. Cách giải thích của cuốn HVH đã nêu rõ được sự khu biệt về nghĩa giữa các đơn vị trong dãy đồng nghĩa.

Đối chiếu danh sách các thế đối lập (Nguyễn Đức Tồn), chúng tôi nổ sung các đặc trưng ngữ nghĩa giống và khác nhau cơ bản của các từ đồng nghĩa gia

đình, gia quyến, nhà:

1) từ biểu thị quan hệ ruột thịt, gần gũi: gia đình, gia quyến, (người) nhà. 2) chỉ nhóm người có quan hệ ruột thịt cùng chung sống với nhau như một đơn vị, tổ chức: gia đình, nhà.

3) chỉ nhóm người có quan hệ ruột thịt nhưng khơng nhất thiết chung sống với nhau: gia quyến.

4) chỉ một tổ chức, một tập đồn người có nhau vì một lợi ích chung nào đó: gia đình.

5) những người cùng ở một nơi: nhà.

Về khả năng kết hợp, phạm vi sử dụng của từ:

- gia đình, gia quyến, nhà như tất cả các danh từ khác đều có thể kết hợp với danh từ.

- nhà, gia đình có thể đứng sau số từ: một nhà, một gia đình.

- gia đình có thể đứng sau động từ hoặc tính từ: lập gia đình, khơng khí gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)