1.2.2.1. Khái niệm
Cấu trúc vĩ mô (macrostructure) là cấu trúc bao gồm toàn thể các mục từ
tổng thể hay cấu trúc bảng từ. Khái niệm cấu trúc vĩ mô đi liền với khái niệm
cấu trúc vi mô (microstructure) là cấu trúc tồn bộ những thơng tin được trình
bày một cách có hệ thống trong mỗi mục từ; được gọi là cấu trúc mục từ. Cặp thuật ngữ này được dùng lần đầu tiên trong từ điển học ở cơng trình của J. Rey Debove (1971). Trong việc nghiên cứu từ điển, việc xác định cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mơ là cách nhìn mới áp dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc. Các mục từ trong từ điển phải được thu thập theo những tiêu chí nhất định, tạo thành một bảng từ có cấu trúc chặt chẽ, có tính hệ thống và đảm bảo sự nhất quán.
Bảng từ là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu tạo nên cấu trúc vĩ mô của từ điển. Khi nghiên cứu cấu trúc bảng từ, người ta thường quan tâm đến hai mặt: đặc tính của đơn vị trong bảng từ và số lượng các đơn vị (xét toàn bộ hay từng bộ phận cấu thành).
1.2.2.2. Các đơn vị từ ngữ trong bảng từ
Khi đề cập đến vấn đề các đơn vị từ ngữ trong bảng từ của từ điển đồng nghĩa, các nhà nghiên cứu quan tâm đến: những từ cần được chọn vào dãy đồng nghĩa? Tác giả Nguyễn Văn Tu trong Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt chọn những từ trong ngơn ngữ chuẩn, những từ tồn dân, những từ hiện đại để đưa vào trong cuốn từ điển của mình. Hầu hết các soạn giả trong và ngoài nước khi biên soạn những cuốn từ điển đồng nghĩa đều nhất trí đưa vào bảng từ những đơn vị từ vựng như trên. Khi tập hợp các từ đồng nghĩa lại thành những nhóm thì hình thành nên các dãy đồng nghĩa; trong mỗi dãy ấy thường có một từ làm từ trung tâm.
Như chúng ta biết, khi từ trung tâm của dãy đồng nghĩa mà đa nghĩa thì việc lập dãy đồng nghĩa theo nghĩa chuyển nào đó của nó trong thực tiễn biên soạn từ điển từ đồng nghĩa sẽ hết sức khó khăn và phức tạp. Vì vậy, các tác giả chủ trương “trong số các từ đồng nghĩa theo nghĩa chuyển chỉ nên đưa
[35]). Còn tác giả Nguyễn Văn Tu chỉ ra rằng: vì mục đích thực tiễn, cho nên chỉ đưa vào trong cuốn sách của ông những từ đồng nghĩa với nghĩa đen của từ trung tâm là chủ yếu, nhưng trong một số trường hợp cần thiết thì nghĩa bóng cũng được chú ý đến [44].
Một vấn đề được xem là quan trọng nhất khi lập bảng từ cho các cuốn từ điển đồng nghĩa là vấn đề xác lập dãy đồng nghĩa.
Theo V. N. Kliueva trong Từ điển giản yếu từ đồng nghĩa tiếng Nga, từ
trung tâm “dường như là chủ đề quán xuyến của cả dãy và quyết định tính chất
cơ bản của dãy” [35]. Còn V. A. Sirôtina chỉ ra đặc điểm của từ trung tâm
“trong chừng mực có thể cần phải là trung tính về phong cách, khơng có sắc
thái biểu cảm – cảm xúc bổ sung nào” [35]. Tuy nhiên, có những tác giả lại chủ
trương xây dựng dãy đồng nghĩa khơng có từ trung tâm vì khơng dễ dàng xác định được chúng, như M. F. Palepskaia. Tuy nhiên theo chúng tôi nhận thấy, việc chỉ ra một từ trung tâm trong mỗi dãy đồng nghĩa là việc làm cần thiết để có thể chỉ ra được những nét khu biệt về nghĩa của các từ trong dãy đó.
Dãy đồng nghĩa, theo Nguyễn Đức Tồn, là “một vi hệ thống trong hệ thống
từ vựng và hệ thống chung của ngơn ngữ. Tính đặc biệt của vi hệ thống này dựa trên sự gọi tên cùng một khái niệm, cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan” [35, tr.201]. Dãy đồng nghĩa về ngun tắc khơng bao giờ đóng
mà ln ln mở, ln ln được bổ sung.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác lập được một dãy đồng nghĩa mà một phương pháp phổ biến là xây dựng một bảng câu hỏi (anket) mà câu trả lời là những từ đồng nghĩa tương ứng. Để lập được anket trên, các soạn giả dựa vào cơ sở khoa học là những con đường hình thành nên các loại từ đồng
nghĩa. Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra những con đường sau:
(1) Các đơn vị đồng nghĩa được tạo ra do cách nhìn khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng.
(3) Hiện tượng rút gọn.
(4) Sự vay mượn từ vựng của nước ngoài. (5) Sự biến thể của từ.
(6) Sự thâm nhập của các lớp từ hạn chế về lãnh thổ hoặc xã hội vào ngơn ngữ tồn dân.
(7) Phương thức ghép các từ đơn đồng nghĩa. (8) Sự chuyển nghĩa, sự phát triển ý nghĩa của từ. (9) Sự biến đổi của ngôn ngữ theo thời gian.
Dựa vào những con đường đã trình bày ở trên, các nhà biên soạn từ điển đồng nghĩa ở Việt Nam nêu lên những câu hỏi trong anket để thu được những từ trong dãy đồng nghĩa.
(1) Cịn có tên gọi nào khác trong ngơn ngữ tồn dân? (2) Có những tên gọi uyển ngữ nào do hiện tượng kiêng kị? (3) Có những tên rút gọn hoặc đầy đủ nào?
(4) Cịn có tên gọi vay mượn (hoặc bản ngữ) nào? (5) Có những tên gọi nào là:
a/ biến thể ngữ âm của từ đang điều tra? b/ biến thể về trật tự thành tố của nó? c/ từ láy được tạo ra từ từ đó?
(6) Cịn có tên gọi nào khác được sử dụng trong a/ phạm vi địa phương? (từ địa phương)
b/ phạm vi nghề nghiệp? (tức từ nghề nghiệp) c/ phạm vi khoa học? (tức thuật ngữ)
d/ phạm vi tiếng lóng? (tức từ tiếng lóng)
e/ phạm vi tồn dân? (nếu đang điều tra khơng phải là từ tồn dân) (7) Có tên gọi cũ (hoặc mới) nào?
(8) Trên cơ sở các từ đơn đồng nghĩa đã thu thập được, có thể tạo ra các “từ ghép” song tiết nào?
(9) Có nghĩa chuyển đồng nghĩa với từ nào?
(10) Có những cụm từ cố định đồng nghĩa nào? [35, tr. 216].
1.2.2.3. Cấu trúc của dãy đồng nghĩa
Sau khi đã tập hợp được các từ đồng nghĩa lại thành một dãy, vấn đề tiếp theo mà các nhà biên soạn từ điển đặt ra là xác định được cấu trúc cơ bản của dãy đồng nghĩa đó, tức là tìm ra đâu là từ trung tâm trong dãy.
Vấn đề từ trung tâm trong dãy từ đồng nghĩa đã được nhiều tác giả bàn tới và gọi bằng nhiều tên khác nhau: từ trung tâm (Nguyễn Văn Tu); từ bao (L.
Zgusta), trội đồng nghĩa (I. V. Arnold), từ chủ đạo (Nguyễn Thiện Giáp),v.v. Mặc dù có những tên gọi khác nhau nhưng nội dung khái niệm mà các tác giả muốn đề cập đến là “từ chung nhất có thể mang những nét đặc thù của mọi
thành viên khác trong nhóm” (I. V. Arnold), các từ khác trong dãy đồng nghĩa
là từ ngoại biên.
Tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra cách chọn từ trung tâm trong một dãy đồng nghĩa như sau: Trước hết, ông lựa chọn phương pháp biên soạn từ điển đồng nghĩa theo trường để hạn chế sự nhầm lẫn đưa cả những từ cùng chủ đề vào một dãy đồng nghĩa. Theo ông, cách chọn từ trung tâm trong một dãy đồng nghĩa có thể có hai trường hợp:
1/ Dãy đồng nghĩa chỉ có các từ cùng nghĩa:
a/ Các từ có ý nghĩa lơgich – sự vật tính như nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau về các sắc thái phụ phong cách - biểu cảm, phạm vi sử dụng, v.v. thì từ được chọn làm từ trung tâm thường là từ gốc, có nghĩa đen, trung tính về các phương diện, có khả năng kết hợp rộng nhất. Ví dụ: mẹ, u, bầm, má
b/ Khi các từ trong dãy đều bi đánh dấu về phong cách – biểu cảm, phạm vi sử dụng hoặc vay mượn thì từ thuần Việt sẽ được chọn làm từ trung tâm. Ví dụ: Khách hàng – bạn hàng (id) – thân chủ (cũ) – khách.
a/ Nếu dãy đồng nghĩa gồm từ gốc và từ phái sinh từ từ gốc đó thì chọn từ gốc làm từ trung tâm (nếu nghĩa của nó bao qt hơn các từ phái sinh). Ví dụ:
Gan, gan góc, gan dạ, gan liền, gan lì.
b/ Nếu dãy bao gồm các từ gần nghĩa khơng có chung yếu tố gốc, hoặc yếu tố gốc có nghĩa hẹp hơn các từ trong dãy thì từ trung tâm có thể là từ tồn dân, trung tính, có ý nghĩa bao qt.
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Đức Tồn cũng chỉ ra trật tự các từ ngữ trong dãy đồng nghĩa như sau:
- Các từ càng gần nghĩa với từ trung tâm thì càng được sắp sếp gần từ trung tâm.
- Các từ tồn dân, trung tính được sắp xếp trước các đơn vị có đánh dấu về các phương diện.
- Khi các đơn vị trong dãy “bình đẳng” nhau về mọi phương diện thì trật tự của chúng được sắp xếp theo theo thứ tự chữ cái đầu [35, tr.221].
Tóm lại, nhận biết từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa là một việc làm không mấy dễ dàng. Chúng ta có thể dựa vào những nét đối lập về tính đơn tiết / tính đa tiết (từ trung tâm thường có tính đơn tiết) hoặc tham gia cấu tạo từ nhiều / tham gia cấu tạo từ ít (từ trung tâm tham gia cấu tạo từ nhiều hơn) để tiến hành nhận biết từ trung tâm.