- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)
c. Các nhóm đồng nghĩa là động từ
Khảo sát các dãy đồng nghĩa là động từ, chúng tơi tìm thấy dãy đồng nghĩa có từ chờ trong cả bốn cuốn từ điển đồng nghĩa, nhưng chỉ có ba cuốn đưa ra
định nghĩa (LĐ – NVM, HVH, NVT), còn từ điển DKĐ chỉ dùng ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa các từ trong dãy.
LĐ – NVM
Dãy đồng nghĩa chờ, đợi, chờ đợi, đợi chờ (xem phần Phụ lục).
Đối chiếu với danh sách các thế đối lập ngữ nghĩa (Nguyễn Đức Tồn), có thể thấy việc giải nghĩa dãy chờ, đợi trong từ điển LĐ – NVM có những điểm sau:
Về phong cách – biểu cảm, đặc điểm kết hợp và đặc điểm cú pháp, phạm vi sử dụng của từ: từ điển LĐ – NVM chưa phân biệt rõ sự khác nhau về phương diện này.
Về phương diện ý nghĩa lơ gich – sự vật tính:
Từ điển LĐ – NVM khơng nêu rõ từ nào có ý nghĩa cụ thể, từ nào có ý nghĩa trừu tượng, khái quát, mà chỉ nêu lên nghĩa chung của toàn bộ dãy đồng nghĩa “mong người khác làm việc gì để mình làm”.
Đối với dãy đồng nghĩa động từ chờ, đợi, sự đối lập về thành tố phụ (thời gian của hành động) trong công thức danh học của lớp từ này, từ điển LĐ – NVM nêu ra như sau: chờ là “việc đó chưa làm, tiếng chờ có hàm ý chưa”,
đợi là “việc đã bắt đầu làm, hay đang làm”.
Từ điển LĐ – NVM xác định dãy đồng nghĩa chờ, đợi với cách giải thích để phân biệt hai “tiếng” này bằng phương pháp nêu lên nét nghĩa chung của nhóm từ, sau đó tác giả phân biệt sự khác nhau giữa chờ và đợi. Có thể thấy cuốn từ điển LĐ – NVM đã chỉ ra được sự khác nhau cơ bản giữa hai đơn vị đồng nghĩa (chờ, đợi), tuy nhiên tác giả chỉ chú trọng phân biệt các từ dễ nhầm lẫn trong “quốc văn” thời bấy giờ (những năm 40 của thế kỷ XX) nên việc giải nghĩa những từ được xem là đồng nghĩa trong cuốn sách còn khá đơn giản.
HVH: Chờ, đợi (xem phần Phụ lục).
Dựa vào các thế đối lập ngữ nghĩa (Nguyễn Đức Tồn), chúng ta thấy sự phân biệt nghĩa của dãy đồng nghĩa có từ chờ trong cuốn HVH như sau:
Với dãy đồng nghĩa chờ, đợi trong cuốn HVH, tác giả cũng đi từ việc xem xét sự giống nhau về ngữ nghĩa của cả hai đơn vị, sau đó mới nêu lên những sự khác biệt của từng từ.
Đầu tiên, từ điển HVH nêu lên nhóm từ ngữ đang xét có ý nghĩa chung là “chờ và đợi cùng có nghĩa là ở trong trạng thái mong ngóng cái sẽ đến, sẽ có, sẽ xảy ra”. Tiếp theo, tác giả đưa vào các nét nghĩa khác biệt của mỗi đơn vị để người đọc dễ dàng lựa chọn từ ngữ thích hợp cho mục đích sử dụng của mình. Cụ thể, từ điển chỉ ra sự khác biệt về kết quả của hành động: chờ hàm ý “điều mong ngóng có thể đến mà cũng có thể khơng, hoặc chưa chắc đã đến”, cịn đợi hàm ý “điều mong ngóng chắc sẽ đến và có trong một thời gian khơng lâu lắm”.
Nhìn chung, từ điển HVH đã làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau trong dãy đồng nghĩa chờ, đợi, cách giải thích của các nhà biên soạn hoàn
toàn hợp lý.
NVT
Chờ, đợi, ngóng, chờ đợi, đợi chờ, chực, chầu chực.(xem phần Phụ lục)
Dãy đồng nghĩa “chờ, đợi, ngóng, chờ đợi, đợi chờ, chực, chầu chực” được tác giả xác định từ trung tâm là chờ.
Việc giải nghĩa các từ đồng nghĩa trong nhóm trên được tác giả tiến hành như sau: cắt nghĩa từ trung tâm, rồi lấy từ trung tâm làm cơ sở để cắt nghĩa các từ khác trong nhóm. Dựa vào các thế đối lập ngữ nghĩa của Nguyễn Đức Tồn, có thể thấy, từ điển NVT chỉ ra sự khác nhau về cách thức của hành động giữa các từ, chẳng hạn: đợi là “chờ, hàm nghĩa ở một chỗ cho đến khi có người hoặc
cái gì sẽ đến”; chực là “ở ngay bên cạnh, có ý mong mỏi”; chầu chực là “có mặt sẵn ở một nơi nào đó, đón sẵn một cái gì”; ngóng là “chỉ trạng thái lo lắng, thấp thỏm trông chờ”; chờ đợi là “chờ hay đợi có ý sốt ruột”.
Như vậy, nhóm từ đồng nghĩa với từ chờ trong LĐ – NVM, HVH và NVT có những cách định nghĩa khác nhau. Hai cuốn LĐ – NVM và HVH chọn
cách giải nghĩa là vạch ra nét nghĩa chung, khái quát của cả nhóm từ đồng nghĩa, rồi sau đó chỉ ra sắc thái nghĩa khác nhau của từng đơn vị trong nhóm. Cịn cuốn NVT cắt nghĩa từ trung tâm rồi lấy đó làm cơ sở giải nghĩa các từ khác trong nhóm. Theo chúng tơi, cuốn từ điển HVH có cách giải nghĩa tương đối kỹ càng và rõ ràng so với hai cuốn còn lại. Vận dụng các thế đối lập ngữ
nghĩa phổ biến của Nguyễn Đức Tồn, chúng ta thấy dãy đồng nghĩa với từ chờ có những thế đối lập sau:
Về phương diện sắc thái biểu cảm – phong cách các từ có sắc thái trung
tính là chờ, đợi, ngóng, chờ đợi,v.v.; các từ ngữ có sắc thái thơng tục, khẩu
ngữ là chực, chầu chực.
Về phương diện ý nghĩa logic - sự vật tính: từ có ý nghĩa khái quát hơn các
từ cịn lại trong nhóm là từ chờ.
Đây là dãy đồng nghĩa gồm các động từ nên dễ dàng nhận thấy sự đối lập giữa các thành tố chính và phụ trong cơng thức danh học của lớp từ này: Các thành tố chính là +) chủ thể hành động: chờ, đợi, ngóng (dùng cho người) –
chực, chầu chực (dùng cho cả người và vật); +) khách thể hành động: chờ là mong mỏi một cái gì sẽ đến nhưng khơng chắc chắn; đợi là điều trơng ngóng chắc chắn sẽ xảy ra. Các thành tố phụ trong dãy đồng nghĩa với từ “chờ” có sự khác nhau về mục đích hành động, chẳng hạn: chờ - mong cái gì sẽ đến, sẽ xảy ra; chực – mong mỏi người ta giải quyết việc gì hoặc chờ ăn uống,…