1.2.3.1. Khái niệm định nghĩa
Định nghĩa là thông tin về ngữ nghĩa, một phần thông tin quan trọng nhất trong các thông tin về đầu mục của các loại từ điển, bên cạnh các thơng tin về ngữ âm, chính tả, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, từ nguyên, ví dụ, v.v. Khái niệm định nghĩa, theo Dictionary of lexicography, được hiểu như sau:
“Bộ phận trong cấu trúc vi mô của một cơng trình tra cứu, các cơng trình
này có đưa ra việc giải thích nghĩa của từ, hay thuật ngữ. Định nghĩa cung cấp một chức năng chủ yếu: nó là nơi mà người biên soạn ấn định và người
dùng tìm kiếm các thơng tin ngữ nghĩa. Từ điển phổ thông đơn ngữ cung cấp các định nghĩa trong một vị trí nổi bật ngay từ đầu các mục từ (do đó, nó cịn được gọi là từ điển định nghĩa hay từ điển giải thích), ln ln ở dạng một lời “bình luận” về “chủ đề” đưa vào qua từ đầu mục. Mối quan hệ giữa từ được giải thích và lời giải thích rất phức tạp và phụ thuộc vào mục đích của việc định nghĩa và phong cách định nghĩa được sử dụng” (dẫn theo [19]).
Định nghĩa trong các cuốn từ điển phổ thơng chủ yếu nhằm mục đích miêu tả những nghĩa của một từ. Trái lại, trong các cuốn từ điển từ đồng nghĩa, các nhà từ điển học quan tâm đến sự khác nhau giữa các từ trong dãy đồng nghĩa. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa trong những cuốn từ điển đồng nghĩa.
1.2.3.2. Định nghĩa trong từ điển đồng nghĩa
a. Sự cần thiết của định nghĩa trong từ điển từ đồng nghĩa
Một trong những chức năng quan trọng của từ điển là cung cấp thông tin. Độc giả luôn mong muốn biết rõ về sự phân biệt nghĩa của các từ ở cùng một dãy đồng nghĩa trong cuốn từ điển đồng nghĩa. Vì vậy, phần định nghĩa (phần giải nghĩa các từ đồng nghĩa) luôn được nhấn mạnh khi người ta biên soạn từ điển từ đồng nghĩa. Có một số ý kiến còn cho rằng không nên gạt bỏ phần định nghĩa trong cấu trúc vi mô khi thiết kế các cuốn từ điển đồng nghĩa.
Ladislav Zgusta, tác giả của cuốn Giáo trình từ điển học cho rằng: “Trong
bất kỳ trường hợp nào, việc nghiên cứu các từ đồng nghĩa và việc phân tích những sự khác nhau của chúng cũng là một nhiệm vụ nổi bật nhất của các nhà từ điển học. Quả vậy, tầm quan trọng của nhiệm vụ này nhấn mạnh thế nào cũng khơng đủ, vì có thể nói rằng nếu người ta không nghiên cứu ý nghĩa của một từ trong sự so sánh và đối chiếu với các từ gần đồng nghĩa của nó thì người ta khơng thể hiểu được ý nghĩa của một từ trong tất cả tính chất phức tạp của nó” [45].
Để đạt được mục đích của cuốn từ điển đồng nghĩa, nói lên được các ý nghĩa chung của những từ trong một nhóm từ đồng nghĩa và những sắc thái khác nhau của chúng, để giúp người dùng phân biệt và chọn lọc những từ cần thiết một cách chính xác, trong cấu trúc vi mô của các cuốn từ điển đồng nghĩa “cần chú trọng cái chung của cả nhóm và cái riêng của mỗi đơn vị
trong nhóm. Cái chung của cả nhóm từ thường được thể hiện qua các yếu tố mang thông tin ngữ pháp và ngữ nghĩa. Cái riêng của mỗi đơn vị trong nhóm thường được thể hiện qua các yếu tố mang thông tin phụ cho nghĩa, thông tin về phong cách, phạm vi sử dụng và đặc biệt là trong thông tin tổng hợp – các ví dụ” [46, tr. 13].
b. Phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ nghĩa trong dãy đồng nghĩa Sau khi đã xác lập được cấu trúc một dãy đồng nghĩa, các nhà từ điển học thường quan tâm đến vấn đề tiếp theo là giải thích sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của các đơn vị trong cấu trúc đó.
Để thực hiện được mục đích nói trên, các nhà biên soạn từ điển vận dụng hai phương pháp chủ yếu sau: (1) vạch ra nghĩa chung, nghĩa khái quát của cả dãy từ đồng nghĩa, sau đó chỉ rõ sắc thái nghĩa khác nhau của từ trung tâm với các từ khác; (2) cắt nghĩa từ trung tâm, sau đó dùng từ trung tâm để cắt nghĩa những từ còn lại trong dãy đồng nghĩa. Tác giả Nguyễn Văn Tu nhận xét : “Hai phương pháp định nghĩa trên đều có ưu điểm riêng, nhưng đều có chỗ
chưa thỏa mãn đầy đủ mong muốn của người dùng. Cách thứ nhất chú ý nhiều đến sự khác nhau về mặt tu từ học của những từ trong nhóm nhưng thiếu sự khác biệt về mặt sắc thái nghĩa. Cịn cách thứ hai thì thiếu chú ý đến mặt tu từ học của các từ trong nhóm” [44, tr.15]. Vì vậy, trong khi biên soạn
cuốn Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, tác giả đã luân phiên dùng cả hai phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm và mục đích của từng dãy đồng nghĩa mà ơng lập ra.
Zgusta có quan điểm rằng: “Người ta bắt đầu định nghĩa ý nghĩa của một
từ (amuser), và các từ gần đồng nghĩa sau đó được so sánh đối chiếu với nó bằng một sự phát biểu lên các nét nghĩa tương ứng (…). Đối với nhà từ điển học, việc phát hiện ra các nét nghĩa tiêu chuẩn là điều quan trọng bậc nhất. Những nét nghĩa đó đơi khi rất cụ thể và việc phát hiện ra chúng đòi hỏi phải có sự quan sát rất tỉ mỉ” [45, tr. 111]. Như vậy, tác giả dựa vào nét nghĩa của
từ để tìm ra sự khu biệt về ý nghĩa trong dãy đồng nghĩa.
Theo Nguyễn Đức Tồn, để giải thích ý nghĩa các đơn vị nêu ra trong dãy đồng nghĩa, có thể vận dụng cả hai phương pháp giải thích đã từng được các nhà nghiên cứu áp dụng ở những cuốn từ điển từ đồng nghĩa trong và ngồi nước. Ngồi ra, tác giả có chỉ rõ, cách giải thích từ trung tâm trước rồi dựa vào đó mới giải thích các từ cịn lại trong nhóm được áp dụng thuận lợi trong trường hợp dãy đồng nghĩa là những đơn vị cùng nghĩa hoặc gồm những từ phái sinh từ một từ gốc – từ trung tâm.
Việc tìm ra sự khu biệt về ngữ nghĩa của các đơn vị đồng nghĩa cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt có nêu ra cách phân biệt từ đồng nghĩa như sau: (a) phân biệt
từ đồng nghĩa theo nguyên nhân hình thành và nguồn gốc: từ cũ – từ mới; từ địa phương – từ của tiếng địa phương; từ thuần Việt – từ vay mượn; thuật ngữ - từ thường dùng cho toàn dân, (b) phân biệt từ đồng nghĩa về sắc thái ý nghĩa, bao gồm: sắc thái tình cảm; phạm vi to nhỏ, rộng hẹp khác nhau; mức độ khái quát khác nhau; mức độ nặng, nhẹ, cao, thấp khác nhau; thái độ thân mật, kính trọng hay bình thường; phương thức hay phương tiện khác nhau [44, tr. 23-26].
Như vậy, những tiêu chí mà tác giả Nguyễn Văn Tu đưa ra để tìm sự khu biệt về ngữ nghĩa của các từ đồng nghĩa là rất phổ biến, nhưng về phương diện ý nghĩa lơ gich thì tác giả lại khó thống kê hết được các tiêu chí.
Nguyễn Đức Tồn đã vận dụng phương pháp lập ô trống của nhà ngôn ngữ học tâm lý Nga là Iu. A. Sơrơkin để hình thành nên phương pháp xác lập ngữ cảnh trống – những ngữ cảnh khu biệt trong đó các từ đồng nghĩa khơng
thay thế được cho nhau, nếu thay từ vào thì gây cảm giác khơi hài. Tác giả đã nêu lên ba loại ngữ cảnh trống là: (1) cho thấy những sắc thái khác nhau của cùng một ý nghĩa ở hai từ đồng nghĩa; (2) chỉ ra một nghĩa chuyển nào đó chỉ có ở từ này mà khơng có ở từ kia; (3) loại ngữ cảnh trống này không cho phép chỉ ra được sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, mà chỉ cho thấy khả năng kết hợp từ vựng – ngữ nghĩa khác nhau [35, tr. 229]. Từ đó, Nguyễn Đức Tồn đã nêu ra quan điểm của mình về thế đối lập ngữ nghĩa phổ biến của
các đơn vị trong dãy đồng nghĩa đó là: (1) Xét về phương diện phong cách -
biểu cảm, đặc điểm kết hợp và đặc điểm cú pháp, phạm vi sử dụng của từ: a. từ trung tính hay có tính chất khẩu ngữ? văn chương? trang trọng?
thơng tục? kiểu cách, v.v.?
b. khả năng kết hợp có bị hạn chế hay khơng? Nếu có thì thường kết hợp với từ loại nào? ở vị trí nào?
c. Có chức năng cú pháp nào đặc biệt hay khơng? d. Từ thương dùng hay ít dùng?
e. Từ tồn dân hay từ địa phương? Thuật ngữ? từ nghề nghiệp? từ lóng?
(2) Xét về phương diện ý nghĩa lơ gích – sự vật tính:
a. Từ có ý nghĩa cụ thể hay trừu tượng, khái quát hơn? b. Từ có dung lượng ý nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn?
c. Đối với một số thực từ, đặc biệt là các hư từ nên chú ý tới sự khác biệt về ngữ dụng: thái độ đánh giá của người nói; sự đánh giá theo tham tố chân lí, tức là sự khác nhau về độ tin cậy, khả năng xẩy ra, tính phỏng đoán hay sự khẳng định.
d. Đối với các đại từ xưng hô, từ dùng làm lời chào hỏi cần chú ý đến sự khác biệt về quan hệ địa vị giữa người nói và người nghe.
e. Đối với các danh từ biểu thị các sự vật cần chú ý đến sự đối lập phổ biến về quy mơ, kích thước [rộng hẹp, lớn nhỏ v.v. ] của các sự vật mà các từ đồng nghĩa biểu thị.
f. Đối với các tính từ cần chú ý đến sự đối lập về mức độ, cường độ (cao thấp, mạnh yếu, v.v.)
g. Đối với động từ, cần chú ý đến sự đối lập giữa các thành tố chính (chủ thể hành động và khách thể hành động) và phụ (mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức, địa điểm, thời gian, v.v. của hành động).
h. Dựa vào hình thái bên trong (từ nguyên) để phát hiện sự khác biệt về ý nghĩa của các từ đồng nghĩa [35, tr. 230- 236].
Trên đây là những điểm cơ bản về việc giải thích và tìm sự khu biệt về ý nghĩa của các từ đồng nghĩa. Tiếp thu những nghiên cứu của các nhà từ điển học ở trong và ngoài nước, Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này. Chúng tơi nhận thấy quan điểm này hợp lí trong việc đưa ra những thế đối lập về ý nghĩa và dựa vào đó để tìm những sự khác biệt về ngữ nghĩa của các từ đồng nghĩa.