Cấu trúc vĩ mô của từ điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 58 - 68)

2 Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng – TT Từ điển học, 006 (HP)

2.2.2. Cấu trúc vĩ mô của từ điển

2.2.2.1. Bảng từ

Lập bảng từ (lập danh sách các mục từ) là vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết khi biên soạn một cuốn từ điển. Cơ cấu bảng từ và cách sắp xếp các mục từ là hai nội dung chính được khảo sát.

a. Cơ cấu bảng từ (1) Số lượng mục từ

Số lượng mục từ đại diện cho dãy đồng nghĩa của bốn cuốn từ điển được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 100 200 300 400 500 600 700 800 DKĐ NVT HVH LĐ - NVM số trang từ đầu mục

Biểu đồ 2.1: Số lượng các từ đầu mục và số trang của bốn cuốn từ điển được khảo sát

DKĐ NVT HVH LĐ – NVM

Số trang 100 359 213 404

Từ đầu mục 267 750 137 300

Từ biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy các từ điển đồng nghĩa tiếng Việt có số lượng mục từ rất khác nhau: DKĐ (267 mục từ), NVT (789 mục từ), HVH (137 mục từ), LĐ – NVM (300 mục từ). Như vậy, đơn thuần về mặt số lượng thì từ điển NVT có bảng từ lớn nhất, từ điển DKĐ và LĐ – NVM có số lượng thu thập xấp xỉ nhau, từ điển HVH có số từ đầu mục thấp nhất. Đồng thời, cũng dễ dàng nhận thấy sự không đồng đều về số lượng các trang từ điển. Từ điển DKĐ với số trang ít gần một nửa so với số lượng từ đầu mục (100 trang – 267 từ đầu mục) giới thiệu một lượng lớn các từ đồng nghĩa hơn cuốn từ điển HVH (213 trang – 137 từ đầu mục). Sở dĩ như vậy là vì từ điển DKĐ chỉ đưa ra các ví dụ, cịn từ điển HVH đưa vào cả định nghĩa lẫn ví dụ khiến cho số trang nhiều gấp đôi so với số lượng mục từ.

Ý tưởng của các tác giả khi biên soạn từ điển ảnh hưởng đến việc lựa chọn các đơn vị đưa vào bảng từ. Vì thế, ở các từ điển chúng ta nhận thấy sự khác nhau về số lượng, về cơ cấu và cách sắp xếp các đơn vị trong mục từ. Dưới đây là số lượng trung bình các từ đồng nghĩa trong dãy ở các cuốn từ điển được khảo sát:

0 1 2 3 4 5 6 DKĐ NVT HVH LĐ-NVM Mức TB

Biểu đồ 2.2: Số lượng trung bình của các từ đồng nghĩa trong một dãy của bốn cuốn từ điển được khảo sát

Bảng 2.2: Số lượng trung bình của các từ đồng nghĩa trong một dãy

Từ điển DKĐ NVT HVH LĐ – NVM

Mức TB 5,98 3,80 2,98 819/293=2,80

Như vậy, có thể nhận thấy sự khác nhau về số lượng của các từ đồng nghĩa trong mỗi dãy giữa các từ điển đồng nghĩa được khảo sát. Từ điển HVH có khơng hơn 2,98 từ đồng nghĩa ở mỗi nhóm, trong khi đó từ điển DKĐ có thể có hơn 6 từ. Chính ý tưởng của các tác giả khi xác lập một dãy đồng nghĩa đã tạo nên sự khác biệt trên.

Trong cuốn NVT, dãy có số lượng từ đồng nghĩa lớn nhất là trắng (26 từ); tiếp theo là vui (20 từ); bé (13 từ),v.v còn lại hầu như là những dãy bao gồm 2 – 7 từ đồng nghĩa. Điều này chứng tỏ tác giả thu thập khá đồng đều số lượng các từ trong một dãy với những tiêu chí lựa chọn từ đồng nghĩa cụ thể. Các từ đồng nghĩa được tập hợp lại dựa trên cơ sở một nét nghĩa chung nào đó. Đồng thời đối với những từ đồng nghĩa bộ phận thì tác giả chọn lọc một nghĩa nào đó đã ổn định để đưa vào từ điển, còn những nghĩa nào chưa ổn định thì khơng được chọn.

Từ điển đồng nghĩa DKĐ liệt kê trong danh sách khá nhiều từ đồng nghĩa, có những dãy từ đồng nghĩa lên đến 72 từ (dãy từ buồn), 70 từ (cao), 67 từ (chết),v.v. Những dãy từ có số lượng từ trong khoảng 10 – 30 từ chiếm số lượng khá nhiều như: ác (27 từ); anh dũng (13 từ); ân (12 từ); bạc (13 từ); bé1 (27 từ); bịa2 (20 từ); cá nhân2 (22 từ); chê (26 từ); v.v… Còn lại là những dãy đồng nghĩa chỉ có 2 – 3 từ (118/ 267 dãy). Tuy nhiên, tác giả chưa nêu rõ phương pháp xác lập dãy đồng nghĩa để độc giả có thể hình dung được các từ trong dãy đồng nghĩa được thu thập theo tiêu chí nào.

Các cuốn LĐ – NVM và HVH có số lượng các từ trong dãy đồng nghĩa xấp xỉ nhau (LĐ – NVM: 2,80 từ; HVH: 2,98 từ). Trong cuốn LĐ – NVM, chúng tơi tìm thấy dãy có số lượng từ đồng nghĩa nhiều nhất là 47 từ (dãy

mang); 5 dãy có 9 – 18 từ đồng nghĩa gồm thấy (13 từ); bọn (18 từ); hổ (9 từ); bàn bạc (11 từ); cành (17 từ); còn lại là những dãy có 2 – 6 từ. Còn cuốn HVH đồng đều về số lượng các từ đồng nghĩa trong mỗi dãy, chủ yếu mỗi dãy chỉ có 2 – 3 từ, dãy nhiều nhất cũng chỉ có 5 từ đồng nghĩa. Lý do số lượng từ trong dãy đồng nghĩa của cuốn LĐ – NVM và HVH ít hơn các cuốn của DKĐ và NVT có thể là vì các tác giả này chủ trương đưa vào cuốn từ điển của mình những từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt, và giải thích một cách cặn kẽ để người dùng từ điển phân biệt và có sự lựa chọn từ ngữ thích hợp. Hơn nữa, cuốn LĐ – NVM là cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam (khởi thảo từ năm 1947) nên tác giả chưa nêu lên được những cơ sở lý thuyết cần yếu làm chỗ dựa cho số lượng các mục từ đưa vào từ điển.

Như vậy, về số lượng mục từ, từ điển NVT có số lượng mục từ nhiều nhất và cuốn HVH có số lượng mục từ ít nhất (từ điển HVH ít hơn một nửa so với NVT); trong mỗi dãy đồng nghĩa, mức trung bình về số lượng của các từ là khác nhau: cuốn DKĐ đưa vào dãy nhiều từ đồng nghĩa nhất, và ít nhất là cuốn LĐ – NVM.

(2) Các đơn vị mục từ

Thông thường, trong bảng từ, các nhà biên soạn từ điển thu thập các đơn vị ngơn ngữ có tư cách là từ và tương đương với từ. Ngồi ra, họ cũng có thể đưa vào các ngữ cố định, các đơn vị dưới từ có sức sản sinh cao (như các yếu tố Hán - Việt thường dùng để cấu tạo từ như: bất, hóa, vơ,v.v.).

Trong cuốn LĐ – NVM, tác giả đưa vào bảng từ chủ yếu các đơn vị là “tiếng”: sinh, cuốn, quên, thấy, nhập, bọn, phe,v.v. hầu như không thấy các

ngữ cố định hay các đơn vị dưới từ có sức sản sinh. Theo Mấy lời nói đầu, tác giả Long Điền chủ trương đưa vào cuốn từ điển của mình những “tiếng” đồng nghĩa, tức là đối với một cuốn từ điển biên soạn từ năm 1947, người ta quen gọi “tiếng” hay “chữ” là một đơn vị (căn cứ vào ngữ âm hay văn tự).

Cuốn HVH, tác giả thu thập các đơn vị là từ: chép, gia đình, nong nả, giữ

gìn, mạng, chó, giúp đỡ, v.v. Số lượng các đơn vị là từ chiếm một tỷ lệ lớn

(khoảng 90%). Ngoài ra, các tác giả cũng đưa vào bảng từ cả những tổ hợp định danh biểu thị một khái niệm xác định, như chủ nghĩa xã hội, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người, thi hành kỷ luật, chấp hành kỷ luật; các đơn vị nhỏ

hơn từ được thu thập là yếu tố tạo từ có sức sản sinh cao, như bất (bất hợp

pháp), phi (phi pháp); hay cũng có thể tìm thấy cả tên riêng trong bảng từ như Hàn Mặc Tử, Hàn Mạc Tử. Việc thu thập các tổ hợp trên tuy phức tạp nhưng

sẽ giúp độc giả hiểu và dùng tiếng Việt một cách tích cực, đồng thời hiểu nghĩa từ ngữ trong q trình sử dụng để có những lựa chọn thích hợp.

Trong bảng từ của cuốn DKĐ, những đơn vị là từ vẫn chiếm tỉ cao. Đó là các từ đơn: ác, ẩm, ẩn, bán, bạn, bi, bận, cũ, dài, dại,v.v.; từ láy: nhỏ nhắn, xinh xắn, mỡ màng, ung dung, lêu đêu, thong thả, v.v..; từ gốc Hán: mãn khóa, binh cách, phu quân, hậu duệ, v.v. Ngồi ra, cịn có các đơn vị nhỏ hơn

từ có sức sản sinh cao: bất (bất hạnh, bất định, bất thường, bất tiện,v.v.), vơ

Cịn cuốn NVT, theo khảo sát của chúng tơi, tác giả đưa vào bảng từ các từ như áp, cài, cảm ơn, cắn, cho, chống, chừa, dọa, đắp,v.v., không thấy xuất

hiện những trường hợp khác như các đơn vị nhỏ hơn từ, các cụm từ hay các tổ hợp từ.

Có thể thấy, về các đơn vị từ vựng trong bảng từ, những người biên soạn từ điển đồng nghĩa đã lựa chọn những tiêu chí riêng để có một bảng từ phù hợp.

(3) Các lớp từ loại

Khi tiến hành khảo sát theo các lớp từ loại, chúng tơi thấy rằng, các nhóm đồng nghĩa có sự đa dạng về từ loại. Ngồi các nhóm đồng nghĩa là thực từ cịn có các nhóm là hư từ, trong đó số lượng các nhóm đồng nghĩa thực từ chiếm đa số. Sau đây là kết quả thống kê về các nhóm đồng nghĩa là thực từ và hư từ: 0 50 100 150 200 250 300 LĐ - NVM NVT DKĐ HVH Danh từ Động từ Tính từ Từ hư

Biểu đồ 2.3: Các lớp từ loại trong bốn cuốn từ điển đồng nghĩa được khảo sát.

Bảng 2.3: Các lớp từ loại trong bốn cuốn từ điển đồng nghĩa được khảo sát.

LĐ - NVM 101 103 67 29

NVT 201 291 275 22

DKĐ 43 34 187 3

HVH 53 45 35 4

Nhìn vào số liệu trên, ta thấy: cuốn LĐ – NVM thu thập các nhóm đồng nghĩa là thực từ (danh từ, động từ, tính từ) nhiều hơn (chiếm 90, 3 % tổng số mục từ), các nhóm là hư từ chỉ chiếm 9,6 % trên tổng số mục từ trong bảng từ. Tình hình cũng tương tự với các cuốn từ điển cịn lại. Cuốn NVT có nhóm đồng nghĩa là thực từ chiếm 97,22 %, hư từ chiếm 2,78 %. Trong cuốn DKĐ, nhóm đồng nghĩa là thực từ chiếm tỉ lệ 98,87 % còn hư từ chiếm tỉ lệ 1,12 %. Cịn cuốn HVH có 97,08 % nhóm đồng nghĩa là thực từ, 2, 91 % nhóm đồng nghĩa là hư từ. Có thể thấy được sự chênh lệch về thực từ và hư từ trong bảng từ của các cuốn từ điển đồng nghĩa qua bảng khảo sát trên. Sự chênh lệch này là do đặc điểm của tiếng Việt chi phối: thực từ chiếm một số lượng lớn trong vốn từ tiếng Việt, chúng có vai trị quan trọng về ngữ pháp. Các thực từ biểu đạt ý nghĩa liên quan đến nội dung phản ánh thực tại kết hợp với cách thức phản ánh của người Việt. Nội dung các khái niệm đó được phản ánh trong quá trình tư duy trừu tượng có ý nghĩa về các sự vật thực thể, ý nghĩa về vận động, ý nghĩa về đặc trưng, tính chất,v.v. Khác với thực từ, hư từ chiếm một số lượng không lớn và cũng khơng có ý nghĩa định danh.

Ngồi ra, qua bảng thống kê trên chúng ta thấy sự đa dạng về từ loại trong kết cấu bảng từ:

- Nhóm từ đồng nghĩa là danh từ:

Bọn, bầy, bè, đám, đàn, đảng, đồn, hội, lũ, nhóm, phe, phường, tốn, tóp, tốp, túp, tụi, vạn (LĐ – NVM).

Chân, đáy, đít, đốc, đi, gầm, gậm, gót, gốc, trơn (DKĐ).

Lợn, heo, hợi (HVH).

- Nhóm từ đồng nghĩa là động từ:

Thấy, trơng, nom, nhìn, nhận, dịm, nhòm, nhắm, nghé, ghé, nhác, liếc, xem, coi (LĐ – NVM).

Chi, chi dùng, chi phí, chi tiêu, tiêu, tiêu dùng, tiêu pha, tiêu phí, tiêu xài,

xài, xài phí (DKĐ).

Phản, phản bội, phản nghịch, phản phúc, phản trắc (NVT).

Tìm, kiếm (HVH).

- Nhóm từ đồng nghĩa là tính từ:

Lanh lẹn, nhanh nhẹn, nhanh nhẹ, nhanh nhẩu, lanh chanh, nhanh trai

(LĐ - NVM).

Dài, dài dặc, dài dằng dặc, dài đuỗi, dài nghêu, dài nhằng, dài thong, dài

thượt, đằn dặc, lê thê, lêu nghêu, long thong, khẩu, lướt thướt, lượt thượt, thõng thượt, trường (DKĐ).

Nhẵn, nhẵn lì, nhẵn nhụi, nhẵn thín (NVT).

Phân vân, lưỡng lự, do dự, chần chừ (HVH).

Về hư từ, trong bốn cuốn từ điển đồng nghĩa được khảo sát, các tác giả đã đưa vào bảng từ danh sách một số nhóm đồng nghĩa như sau:

Trong cuốn LĐ – NVM, tác giả đưa vào bảng từ các nhóm từ đồng nghĩa là hư từ như: không, chẳng, chăng, chả; chớ, đừng; với, mới, mấy, cùng; mặc,

dù, dầu, dẫu; giá, nếu; v.v.

Cuốn HVH có các dãy đồng nghĩa là hư từ như: mà, nhưng, nhưng mà; vừa, mới; đừng, chớ; thì ra, hóa ra, té ra.

Cuốn NVT có các dãy đồng nghĩa là hư từ như: như, giống; nhưng, song,

nhưng mà.

Như vậy, các tác giả chú ý thu thập cả thực từ cũng như các hư từ. Thực tế cho thấy, trong tiếng Việt, số lượng các từ đồng nghĩa trong nhóm hư từ ít hơn thực từ. Nếu các từ trong nhóm đồng nghĩa thực từ giống nhau ở các nét

nghĩa từ vựng (định danh), thì các từ trong nhóm đồng nghĩa của hư từ giống nhau ở sự tương đồng về ý nghĩa ngữ pháp và có những nét dị biệt ở sắc thái biểu cảm, mức độ hoặc phong cách.

b. Cấu trúc của một dãy đồng nghĩa

Hai nội dung chính cần chú ý về cấu trúc của dãy đồng nghĩa là từ trung tâm của dãy đồng nghĩa và cách sắp xếp các từ trong một dãy đồng nghĩa.

(1) Từ trung tâm của dãy đồng nghĩa

Khảo sát tổng thể các cuốn từ điển, chúng tôi nhận thấy cuốn DKĐ và NVT có nêu lên từ trung tâm, cịn hai cuốn LĐ – NVM và HVH không nêu lên từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa.

- Trường hợp khơng có từ trung tâm: Đây là trường hợp từ điển HVH và LĐ – NVM.

Hãy xem xét hai dãy đồng nghĩa giống nhau trong hai cuốn HVH và LĐ – NVM: HVH: hát, ca

LĐ – MVM: ca, hát

Cùng một dãy đồng nghĩa như nhau, với số lượng các từ trong một dãy giống nhau nhưng hai tác giả đều không xác định đâu là từ trung tâm, mà chỉ giới thiệu các từ đồng nghĩa. Các nhà biên soạn tập hợp hai từ ca, hát thành một dãy đồng nghĩa nhưng ở hai cuốn từ điển có sự sắp xếp trật tự trong dãy không giống nhau. Trật tự các từ đồng nghĩa trong một dãy chưa được quan tâm đúng mức, bởi vì hai từ điển HVH và LĐ – NVM chỉ chú trọng phân biệt các từ hay dùng lẫn lộn, và giúp cho các độc giả hiểu rõ nghĩa của các từ gần nghĩa.

Có thể nói, hai cuốn từ điển HVH và LĐ – NVM là kiểu từ điển đồng nghĩa có từ đầu mục đa bội (Alice Ferrara) với hai, ba hoặc thậm chí là bốn từ được so sánh với nhau.

Chẳng hạn, trong cuốn HVH, các dãy chỉ liệt kê các từ đồng nghĩa mà khơng có từ trung tâm như:

+ chờ, đợi

+ giúp đỡ, tương trợ, hỗ trợ, trợ giúp

+ kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm sát.

Trong cuốn LĐ – NVM, tình hình trên cũng tương tự như vậy:

+ quên, nhãng, lãng + thư, nhàn

+ hổ, hầm, hùm, cọp, khái, kễnh, quan tướng, chúa sơn lâm, ông ba mươi + bàn bạc, bàn soạn, bàn định, bàn tán, bàn phiếm, bàn thầm, bàn gẫu, bàn quanh, bàn quẩn, bàn mảnh, bàn giao.

- Trường hợp có từ trung tâm: Đây là trường hợp từ điển NVT và DKĐ. Nguyễn Văn Tu trình bày tường minh quan điểm về từ trung tâm ngay trong phần Mở đầu. Tác giả nhận xét: “Những từ đồng nghĩa được tập hợp lại, trên cơ sở một nét nghĩa chung nào đó. Những từ này quây quần xung quanh một từ thường dùng nhất, vốn là từ thuần Việt hay là một từ gốc Hán đã được Việt hóa đến mức ai cũng biết, cũng dùng trong lời nói hàng ngày. Từ ấy gọi là từ trung tâm. Từ trung tâm dễ hiểu hơn cả, có thể tiêu biểu cho cả nhóm từ. Từ trung tâm có vai trị rất quan trọng trong nhóm vì nó dùng làm cơ sở để cắt nghĩa những từ khác, để so sánh với những từ khác, để tìm ra sắc thái riêng của những từ”. [44, tr.12]. Chẳng hạn, trong dãy đồng nghĩa xa, xa cách, xa lắc, xa thẳm, xa tắp, xa tít, xa vời, xa vắng, xa xăm, xa xơi thì xa được chọn làm từ trung tâm của dãy.

Từ điển DKĐ, mặc dù tác giả không đề cập trực tiếp đến vấn đề từ trung tâm nhưng với cấu trúc mục từ gồm từ đầu mục và những từ đồng nghĩa với từ đầu mục (không xét đến phần từ trái nghĩa), chúng tôi cho rằng ở đây từ đầu mục cũng có thể xem như là từ trung tâm. Chẳng hạn, sau từ đầu mục (–

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)