Kiến nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 111 - 118)

- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)

d. Nhóm đồng nghĩa là tính từ

3.3.2. kiến nhận xét

Trong một cuốn từ điển đồng nghĩa, vấn đề quan trọng hàng đầu mà người biên soạn cũng như người sử dụng từ điển quan tâm là nội dung định nghĩa (lời giải thích) của các đơn vị thu thập. Tuy nhiên, để làm rõ sự khác biệt về ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, theo chúng tơi, ngồi phần định nghĩa được coi là hạt nhân, là trung tâm chủ yếu của thông tin từ điển, mỗi đơn vị mục từ cịn cần những thơng tin bổ sung nhiều mặt của nó nữa. Cụ thể, trong từ điển đồng nghĩa nên đưa thêm các thông tin về đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm từ vựng, đặc điểm nghĩa, sắc thái biểu cảm – tu từ bằng các hệ thống chú:

Hệ thống chú

Các loại thơng tin chú Kí chú Lời chú

1 Về đặc điểm ngữ pháp - từ loại - khả năng kết hợp - chức năng ngữ pháp đặc biệt - cách dùng đặc biệt d., đg., t., đ., p. … (dùng kết hợp với x) (dùng để xưng gọi) (dùng có kèm ý phủ định…) 2 Về đặc điểm từ vựng - cấu tạo từ - lĩnh vực từ ngữ - phạm vi sử dụng (ph.), (kng.), (id.),… (nói về x) … 3 Về phạm vi nghĩa - các khía cạnh chuyên biệt - các sắc thái nghĩa

(nói khái quát) (ý nhấn mạnh) (ý mắc độ nhiều)… 4 Sắc thái biểu cảm tu từ - sắc thái phong cách - hàm ý đánh giá (khen, chê, khinh, trọng) - nhấn mạnh (vch.) (trtr.) (kc.) (kng.)

Các thơng tin bổ sung trên có thể làm rõ sự đối lập giữa các đơn vị trong một dãy đồng nghĩa, và góp phần tạo nên cơ sở nội dung trong cấu trúc vi mô của từ điển đồng nghĩa.

3.4. Tiểu kết

Trong chương 3 này, chúng tôi khảo sát bốn cuốn từ điển đồng nghĩa đã xuất bản ở Việt Nam về định nghĩa và ví dụ. Phần trình bày trên cho thấy những đặc điểm vi mô của mỗi cuốn như sau:

Trong phần cấu trúc vi mô, từ điển đồng nghĩa HVH bao gồm lời định nghĩa (lời giải thích) và các ví dụ nhằm phân tích những sự khác nhau tồn tại giữa các từ được coi là đồng nghĩa.

Cuốn từ điển DKD được xây dựng từ các danh sách từ đồng nghĩa. Những lời giải thích về mức độ đồng nghĩa giữa các từ không được chỉ ra. Trong từ điển này, tác giả khu biệt các từ ngữ trong dãy đồng nghĩa bằng các ví dụ.

Trong phần cấu trúc vi mô của từ điển LĐ – NVM, tác giả chỉ giải thích một số từ gần nghĩa với nhau. Tác giả dựa vào từ nguyên để giải thích các từ đồng nghĩa. Phần ví dụ được tác giả trích dẫn từ tác phẩm văn học cổ nổi tiếng.

Cuốn NVT được xây dựng một cách có phương pháp về cách giải thích nghĩa các từ đồng nghĩa cũng như cách đưa ví dụ để khu biệt các từ với nhau.

Trong cấu trúc vi mô của cuốn từ điển đồng nghĩa, các nhà nghiên cứu thường chú ý đến định nghĩa cũng như ví dụ của các từ trong dãy. Theo sự tham khảo của chúng tơi thì để định nghĩa, tìm sự khu biệt giữa các từ trong dãy đồng nghĩa tốt nhất nên dựa vào các thế đối lập ngữ nghĩa phổ biến của các đơn vị trong dãy. Cịn về phần ví dụ trong cấu trúc vi mô của từ điển đồng nghĩa, nếu chúng ta xác lập được càng nhiều ngữ cảnh trống thì sự khu biệt

giữa các từ đồng nghĩa sẽ càng rõ ràng hơn.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn biên soạn từ điển đồng nghĩa ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:

1. Về mặt lý thuyết và thực tiễn biên soạn của các nước, chúng tôi thấy vấn đề từ đồng nghĩa cũng như từ điển đồng nghĩa được các nhà nghiên cứu quan tâm từ khá lâu. Số lượng các nghiên cứu lý thuyết của họ khá nhiều. Trong đó, hầu hết các vấn đề lớn nhỏ đều được đề cập đến: dãy đồng nghĩa, từ trung tâm, định nghĩa, ví dụ. Từ điển đồng nghĩa tập hợp các chuỗi từ đồng nghĩa, gần nghĩa, hoặc những nhóm từ có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. Các đơn vị từ ngữ trong bảng từ được chọn lựa từ ngôn ngữ chuẩn, ngơn ngữ tồn dân, những từ hiện đại. Khi tập hợp các từ đồng nghĩa lại thành những nhóm thì tạo ra dãy đồng nghĩa, trong mỗi dãy thường có một từ làm từ trung tâm. Áp dụng lý thuyết về từ đồng nghĩa của Nguyễn Đức Tồn là các thế đối lập

ngữ nghĩa, xác lập ngữ cảnh trống, chúng tơi tiến hành khảo sát lời giải thích,

ví dụ trong các từ điển đồng nghĩa.

2. Về bảng từ, các cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt thu thập các đơn vị phù hợp với mục đích, quy mơ của từng cuốn. Các đơn vị mục từ được các cuốn từ điển đồng nghĩa thu thập chủ yếu là các đơn vị ngơn ngữ có tư cách là từ hoặc tương đương với từ. Ngồi ra, cịn xuất hiện các đơn vị nhỏ hơn từ có sức sản sinh cao, các tổ hợp định danh biểu thị một khái niệm xác định, tên riêng,v.v. Các lớp từ loại được thu thập khá phong phú trong các cuốn từ điển đồng nghĩa, bao gồm cả thực từ và hư từ. Trong cấu trúc của một dãy đồng nghĩa, từ điển DKĐ và NVT có nêu lên từ trung tâm, còn hai từ điển LĐ – NVM và HVH không nêu lên từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa. Cách thức sắp xếp các đơn vị trong một dãy đồng nghĩa ở các cuốn từ điển chưa được đề cập cụ thể, rõ ràng, mà chỉ đưa ra các dãy đồng nghĩa.

3. Về định nghĩa và ví dụ, các từ điển cũng có những cách xử lý khác nhau. Các từ điển HVH, LĐ – NVM và NVT bao gồm lời định nghĩa (lời giải thích) và các ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa các từ đồng nghĩa. Còn Từ điển DKĐ chỉ nêu ra các ví dụ để minh họa cho các từ đồng nghĩa.

Cuốn từ điển đồng nghĩa HVH bao gồm lời định nghĩa (lời giải thích) và các ví dụ. Trong phần cấu trúc vi mô, các tác giả phân tích những sự khác nhau tồn tại giữa các từ được coi là đồng nghĩa. Định hướng của từ điển HVH là khi thấy những từ có thể bị dùng lẫn lộn, và đặc biệt khơng được hiểu chính xác giá trị của chúng nên các tác giả tập hợp các từ đó lại để cho ra đời một tác phẩm làm cho độc giả hiểu rõ những từ dễ nhầm lẫn đó. Trong cuốn từ điển này, việc giải nghĩa các từ trong dãy đồng nghĩa được thực hiện một cách kỹ lưỡng, dễ hiểu và có nhiều ví dụ phong phú có thể nêu bật được ý nghĩa riêng của từng từ.

Cuốn từ điển DKD được xây dựng từ các danh sách từ đồng nghĩa. Chính vì vậy, đây là cuốn có số lượng các từ trong dãy nhiều nhất trong bốn cuốn được khảo sát. Theo sau từ đầu mục là một danh sách từ đồng nghĩa với từ trung tâm. Tuy nhiên, những lời giải thích về mức độ đồng nghĩa giữa các từ không được chỉ ra, chỉ đôi khi xuất hiện những lời giải thích của dấu hiệu về phong cách ngơn ngữ. Trong từ điển này, tác giả khu biệt các từ ngữ trong dãy đồng nghĩa bằng các ví dụ, ngữ cảnh. Mặc dù vậy, độc giả không được cung cấp thông tin về các nghĩa khác nhau của từ và các ngữ cảnh trong từ điển không đủ rõ để phân biệt các từ với nhau thì việc đưa ra một sự lựa chọn từ ngữ sẽ khơng đủ tốt. Vì vậy, sự vắng mặt của các lời định nghĩa trong cuốn từ điển này sẽ bắt buộc người đọc phải có thêm một cuốn từ điển phổ thơng khi họ tra cứu để biết từ nào là phù hợp nhất.

Trong phần cấu trúc vi mô của cuốn từ điển LĐ – NVM, tác giả chỉ giải thích một số từ gần nghĩa với nhau. Cuốn từ điển này phân biệt một số từ có thể bị dùng lẫn lộn, và giúp cho độc giả hiểu được chính xác giá trị của chúng. Đặc biệt, tác giả đã rút ra từ từ nguyên những giá trị của các từ đồng nghĩa. Mặc dù vậy, trong một số mục từ, độc giả có cảm giác như từ điển đã lạm dụng từ nguyên quá nhiều. Phần trích dẫn các ví dụ được tác giả chú trọng bởi các trích dẫn phong phú từ tác phẩm văn học cổ nổi tiếng. Tuy vậy, giá trị khu

biệt các từ trong dãy đồng nghĩa của các định nghĩa hay ví dụ trong cuốn từ điển này vẫn chưa thật sự “hoàn hảo”. Nhưng bằng mẫn cảm tiếng mẹ đẻ, đây vẫn là một cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt đầu tiên có giá trị chất lượng của Việt Nam.

Cuốn NVT được xây dựng một cách có phương pháp về cách giải thích nghĩa các từ đồng nghĩa cũng như cách đưa ví dụ để khu biệt các từ với nhau. Phần định nghĩa được tác giả tiến hành theo hướng: nói lên được cái chung chủa những từ trong một dãy đồng nghĩa và những sắc thái khác nhau của chúng để giúp người sử dùng phân biệt và lựa chọn được những từ cần thiết một cách chính xác. Trong từ điển này, tác giả chủ yếu dùng từ trung tâm để cắt nghĩa những từ cùng dãy rồi thêm vào những chỗ khác nhau về sắc thái tu từ hay sắc thái ý nghĩa,v.v. Phần ví dụ được tác giả chú trọng một cách cẩn thận, nhưng qua khảo sát thì vẫn gặp những ví dụ trùng nhau về kết cấu. Do vậy sự phân biệt về ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa chưa hoàn toàn rõ.

4. Từ những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn từ điển học trong và ngồi nước về lĩnh vực này, chúng ta có thể có một cái nhìn rõ ràng hơn về các vấn đề lí thuyết của từ điển đồng nghĩa tiếng Việt. Trên cơ sở đó, chúng tơi đưa ra một số ý kiến nhận xét về mơ hình từ điển đồng nghĩa tiếng Việt. Cuốn từ điển đồng nghĩa phải được thiết kế dựa trên một cơ sở lý luận cụ thể, rõ ràng. Bảng từ sẽ gồm khoảng 10.000 mục từ thuộc các ngữ liệu ngôn ngữ học trong hội thoại và trên sách báo (tác phẩm văn học, báo chí, xuất bản phẩm các loại…), ngữ liệu ngôn ngữ trong các từ điển đồng nghĩa trước và trong các cơng trình khảo sát, nghiên cứu ngôn ngữ học (sách ngữ pháp, từ vựng,….), tài liệu, sách vở cung cấp tri thức về sự vật, khái niệm như từ điển bách khoa, từ điển và các sách chuyên ngành. Việc xác lập các dãy đồng nghĩa với từ đã cho, có thể sử dụng bảng điều tra (anket) gồm các câu hỏi gợi ý nhắc nhớ đến các loại nghĩa với từ đã cho. Trong một dãy đồng nghĩa, vấn đề từ trung của cả dãy rất quan trọng vì nó có tác dụng tích cực khi định nghĩa

các từ đồng nghĩa. Để làm rõ sự khác biệt về nghĩa giữa các từ trong dãy đồng nghĩa, ngoài phần định nghĩa được coi là hạt nhân, từ điển này sẽ đưa thêm các thông tin về đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm từ vựng, đặc điểm nghĩa, sắc thái biểu cảm tu từ.

Từ những nội dung mà chúng tơi đã trình bày thơng qua việc khảo sát bốn cuốn từ điển đồng nghĩa ở Việt Nam, có thể hình dung ra thực trạng từ điển đồng nghĩa trong nước hiện nay.

Từ điển là một dạng sách cơng cụ nhằm mục đích đầu tiên là phục vụ cho việc học tiếng.Từ điển từ đồng nghĩa trên thế giới và ở Việt Nam thuộc diện ra đời sớm và đã khẳng định được vị trí nhất định trong các loại từ điển. Với nhiệm vụ phục vụ cho việc học tiếng Việt ở các cấp, từ điển đồng nghĩa cần hồn thiện hơn nữa để có những sản phẩm chất lượng cao, theo kịp thị trường từ điển. Việc khảo sát các cuốn từ điển đồng nghĩa trong luận văn của chúng tơi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu và biên soạn từ điển ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 111 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)