- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)
c. Nhóm đồng nghĩa là động từ
Khảo sát những dãy đồng nghĩa là động từ trong các từ điển, chúng tôi nhận thấy cả bốn từ điển đều có các ví dụ về dãy có từ chờ.
LĐ – NVM: chờ, đợi (xem phần Phụ lục).
Dãy đồng nghĩa với chờ và đợi được tác giả cuốn từ điển LĐ – NVM dẫn dắt khá nhiều ví dụ (Chờ với 18 ví dụ, đợi với 10 ví dụ), các ví dụ được đưa ra khá phong phú bao gồm cả các ví dụ tự đặt và đặc biệt các ví dụ được trích dẫn trong những tác phẩm văn học và ca dao, tục ngữ.
Khi xem xét vai trị của những ví dụ được trích dẫn ở trên trong việc chỉ ra sự khu biệt nghĩa giữa đợi và chờ, chúng tơi nhận thấy hầu hết các ví dụ chưa có sự khu biệt rõ ràng, bởi các ví dụ có thể thay thế được cho nhau thì sự khu biệt đó càng ít ỏi. Chẳng hạn:
- Chờ cho nước xuống phơi bờ, xem con người ấy nương nhờ vào đâu => Đợi cho nước xuống phơi bờ, xem con người ấy nương nhờ vào đâu (+)
- Chờ khách đến hãy mở cửa => Đợi khách đến hãy mở cửa (+).
HVH: chờ, đợi (xem phần Phụ lục).
Cuốn từ điển HVH đưa ra văn cảnh trong đó có các từ đồng nghĩa chờ và
đợi khá hợp lý. Hai từ đồng nghĩa này khó có thể thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh của mỗi từ hoặc nếu thay thế thì sẽ dẫn đến một hàm ý khác cho ngữ cảnh đó. Cụ thể:
Chờ cơ hội => Đợi cơ hội (*). Hay, Đợi cho ngớt cơn mưa, ngồi đợi ở đây
một lát => Chờ cho ngớt cơn mưa, ngồi chờ ở đây một lát (*). Ngữ cảnh của từ
chờ trong “Chờ cơ hội” có nghĩa là “cơ hội” đang được trơng chờ đó có thể đến
hoặc có thể khơng, nhưng nếu thay “Đợi cơ hội” thì “cơ hội đang được trong chờ chắc chắn sẽ đến, và sẽ đến trong một thời gian không xa. Tương tự với ngữ cảnh “Đợi cho ngớt cơn mưa, ngồi đợi ở đây một lát” khi thay từ chờ vào.
Còn những ví dụ được tác giả trích dẫn trong ca dao hay tác phẩm văn học trên thì khơng thể thay thế các từ đồng nghĩa vào mỗi ví dụ của nhau được. Điều đó sẽ làm mất đi hồn tồn dụng ý nghệ thuật của các tác gia.
DKĐ: Hi vọng, chờ đợi, kì vọng (xem phần Phụ lục).
Khác với các cuốn từ điển LĐ – NVM, HVH hay NVT, cuốn DKĐ lại xác định từ chờ đợi nằm trong dãy đồng nghĩa hi vọng, chờ đợi, kì vọng. Về
phương diện ngữ nghĩa, dãy đồng nghĩa trên có ý nghĩa chung là chỉ “sự mong ngóng cái sẽ đến, sẽ có, sẽ xẩy ra”. Vận dụng phương pháp xác lập ngữ cảnh trống để xem xét các ví dụ trong cuốn DKĐ đưa ra để phân biệt các từ trong dãy hi vọng, chờ đợi, kì vọng, chúng tơi nhận thấy các từ đó khó có thể thay thế được cho nhau trong các ví dụ trên. Tức là, sự phân biệt các từ trong dãy đồng nghĩa này của cuốn DKĐ đã được làm rõ bằng các ví dụ. Chẳng hạn: Bài ca hi vọng => Bài ca kỳ vọng/ chờ đợi (-);chờ đợi sự thành đạt của
con cái => hi vọng sự thành đạt của con cái (*); màu xanh hi vọng => màu
xanh kỳ vọng/ chờ đợi (-),v.v. Nhưng vẫn xuất hiện đơi ba ví dụ khi thay thế các từ trong dãy vào thì vẫn có thể chấp nhận được như: Hi vọng ngày gặp lại => Chờ đợi ngày gặp lại (+). Các ví dụ mà cuốn từ điển DKĐ đưa ra cho thấy sự khác biệt về khả năng kết hợp từ vựng – ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa.
NVT: Chờ, đợi, ngóng, chờ đợi, đợi chờ, chực, chầu chực (xem
phần Phụ lục).
Dựa vào phương pháp xác lập ngữ cảnh trống (Nguyễn Đức Tồn), chúng ta có các ngữ cảnh “khơi hài” khi thay các từ trong dãy vào ví dụ của từ kia như:
Như kho thuốc nổ đang chờ giặc => Như kho thuốc nổ đang đợi/ ngóng/ chờ đợi/ đợi chờ/ chực/ chầu chực giặc (-).
Người làm chẳng bực bằng người chực ăn => Người làm chẳng bực bằng người ngóng/ chờ đợi ăn (*)
v.v…
Hầu hết các ví dụ trong dãy đồng nghĩa Chờ, đợi, ngóng, chờ đợi, đợi chờ,
chực, chầu chực được tác giả trích trong các tác phẩm văn học nổi bật. Vì
vậy, trong các ví dụ này nếu thay thế đi các từ in nghiêng thì ý nghĩa của ví dụ sẽ bị biến đổi theo.