- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)
3.2.1. Quan điểm của người biên soạn về cách giải nghĩa từ
Tác giả Từ điển trái nghĩa – đồng nghĩa tiếng Việt liệt kê 267 nhóm từ đồng nghĩa. Tuy vậy, trong các nhóm từ đồng nghĩa, tác giả chỉ liệt kê danh sách các đơn vị mà khơng có lời giải thích về ngữ nghĩa.
Việc giải nghĩa các từ đồng nghĩa trong cuốn Từ điển từ đồng nghĩa tiếng
Việt được Nguyễn Văn Tu nêu lên một cách cụ thể trong phần Mở đầu như sau: “Định nghĩa những từ trong một nhóm từ đồng nghĩa khác cách cắt
nghĩa trong một cuốn từ điển phổ thơng. Mục đích của cuốn từ điển phổ thông là miêu tả những nghĩa của một từ. Trái lại, mục đích của một cuốn từ điển đồng nghĩa là nói lên được cái chung của những từ trong một nhóm từ đồng nghĩa và những sắc thái khác nhau của chúng để giúp người dùng phân biệt được chúng và chọn lọc một trong những từ cần thiết một cách chính xác” [53, 3]. Dựa trên ý tưởng về cách giải thích nghĩa đó, tác giả nêu lên cơ
cấu cắt nghĩa nhóm từ đồng nghĩa trong cuốn từ điển của mình là: cắt nghĩa kỹ từ trung tâm rồi lấy từ trung tâm làm cơ sở cắt nghĩa những từ khác trong nhóm. Ơng cho rằng cách này “rất thuận tiện cho người tra cứu nắm được sự
giống nhau và khác nhau về nghĩa của những từ đồng nghĩa”. Ngoài ra,
Nguyễn Văn Tu còn vận dụng thêm phương pháp định nghĩa từng từ một và dùng cách miêu tả nghĩa từng từ một để thấy nghĩa chung và sắc thái riêng của chúng.
Từ điển HVH của nhóm tác giả Hồng Văn Hành, Hồng Phê, Đào Thản chú trọng đến cách sử dụng, cách dùng từ cũng như chọn từ ngữ thích hợp trong một nhóm từ có nghĩa giống nhau nên các nhóm từ được giải thích kỹ lưỡng. Mặc dù vậy, các soạn giả của từ điển này chưa đề cập đến phương pháp giải nghĩa của các nhóm từ đồng nghĩa.
Trong cuốn LĐ - NVM, tác giả có nêu ra ý tưởng của mình là tìm ra nghĩa riêng của những nhóm đồng nghĩa để tránh dùng nhầm lẫn. Điều đó cho thấy tác giả chọn cách giải thích từng từ trong nhóm đồng nghĩa để phân biệt và tìm ra nghĩa riêng.