Dãy đồng nghĩa có số lượng các từ đồng nghĩa nhiều nhấ tở mỗi cuốn từ điển đồng nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 122 - 132)

- chống, đương đầu, chống cự, kháng cự, đối địch (NVT) cưỡng, cãi, chống (DKĐ)

a. Dãy đồng nghĩa có số lượng các từ đồng nghĩa nhiều nhấ tở mỗi cuốn từ điển đồng nghĩa

từ điển đồng nghĩa

 Từ điển LĐ – NVM:

Mang, ẵm, bê, bế, bồng, bưng, cầm, cắp, cáng, cõng, chở, dắt, giắt, dun, dảy, đẩy, đem, đội, đeo, đèo, đun, đưa, gánh, gồng, kéo, kèm, khênh, khiêng, khuân, lê, lăn, lôi, nâng, nẫng, nưng, ôm, quẳng, quảy, nhấc, tha, tải, tung, vác, vần, võng, vứt, vất, xe, xách.

Mang: Dời một vật gì ở nơi này ra nơi khác bằng một phương tiện nào đó,

khơng bắt buộc phải theo một cách thức rõ rệt. “Mang” có ý bao quát. Ẵm: Dùng một tay hay hai tay mang một vật gì vào trong lịng, nhưng chỉ

dùng để nói về người hay sinh vật, khơng dùng nói về bất động vật; thường nói: “ẵm con, ẵm mèo, ẵm chó” mà khơng bao giờ nói: “ẵm thúng, ẵm nồi, ẵm nải”.

Bê: mang bằng hai tay, mà không nhấc cao lên được, hay chỉ nhấc một góc. Bế: Cũng như ẵm, nhưng dùng được cả về động vật và bất động vật. Thường nói: “bế cháu, bế con, bế em” và cũng nói: “bế một bọc, bế một đẫy”.

Bồng: cũng như “ẵm” nhưng nâng cao lên hay có ý nâng niu.

Bưng: Hai tay mang vật gì mà nâng cao lên. “Bưng” và “ẵm” khác nhau; “ẵm”

thì qng cả hai tay, tức là ơm, cịn “bưng” thì chỉ để vật gì ở ngồi hai bàn tay, chứ khơng ơm qng. Thường nói: “bưng khay nước, bưng mâm cơm”.

Cầm: mang vật gì bằng một tay, mang hai tay là bưng.

Cầm lại có nghĩa rộng nói về sự gìn giữ cho có thứ tự, chừng mực một việc gì.

Cáng: mang bằng cái cáng, mà chỉ dùng nói về người già yếu, ốm, bị

Cắp: mang vật gì bằng cánh tay để bên sườn hay vào nách rồi kẹp cánh

tay lại.

Công: mang vật gì lên lưng.

Chở: mang vật gì bằng đường thủy, khơng dùng nói về dường bộ. Dắt Cầm tay, cầm gậy, cầm dây mà đưa đi.

Giắt: mang vật gì, hoặc cài vào, hoặc đẻ vào mình.

Dun: sẽ đẩy, sẽ xơ một vật gì cho ngã, hay để dời vật ấy chỗ này ra chỗ khác. Dảy: mạnh hơn “dun”.

Đẩy: Mạnh hơn “dảy”, và có ý dời vật gì xa một chút. Thường nói: “đẩy cửa, đẩy xe, đẩy thuyền”.

Đem: cũng như “đưa”, nhưng chỉ dùng nói những vật nhẹ nhàng và khơng cần

trao tận tay cho người nhận. “Đem” có nghĩa rộng là để ý vào việc gì, sự gì.

Đeo: Mang vật gì bằng cách lấy dây buộc vào người hay vào vật. “Đeo” lại

có nghĩa rộng là mắc níu, vướng víu nhưng thường khơng đi một mình mà hay đi cùng với một tiếng khác.

Đèo: đeo thêm, đã đeo một vật gì rồi , lại kèm thêm một vật nữa. Đội: mang vật gì lên đầu.

Đun: Mạnh hơn “dun”, mà khơng mạnh bằng “đẩy”. “Đun” có nghĩa rộng

là thổi nấu.

Đưa: Cũng như “đem”, nhưng phải trao tận tay cho người có quyền nhận.

“Đưa” có nghĩa nữa là đun hay đẩy một vật gì cho văng đi văng lại , “đưa võng”, “đị đưa”.

Lại có nghĩa rộng là chỉ bảo, dẫn dụ, dìu dắt như “đưa chân”, tiễn người đi xa: “đưa dâu”, tiễn người con gái về nhà chồng, cũng có ý như đi xa, vì con gái lấy chồng phải lo lắng việc nhà chồng, khơng phải săn sóc đến việc nhà mình, khơng khác gì người đi vắng, xa nhà. “Đưa đám”: tiễn người quen chết, đén chỗ chôn; “đưa đường” chỉ lối cho mà đi hay dẫn đường cho mà đi hoặc bảo cách thức cho

làm việc gì; “đưa ma” cũng như “đưa đám” nhưng có ý dùng chung là đem đi chôn một người chết không cứ quen hay lạ.

Gánh: mang vật gì bằng một cái địn gánh để trên vai, hai trọng lượng đều

bằng nhau. Thường nói “gánh nước, gánh củi, gánh thóc”. “Gánh” lại có nghĩa bóng là cáng đáng cơng việc to tát, nặng nề. Thường nói: “Gánh vác cơng kia, việc nọ”.

Gồng: gánh lệch một bên, gánh thì hai bên đều nhau mà gồng chỉ có một

bên, cịn một bên phải lấy tay giữ lấy.

Kèm: cũng như đèo nhưng dùng nói những vật nặng. Lại có nghĩa rộng là

phụ vào. Lại có nghĩa bóng là giữ gìn để kiểm sốt.

Kéo: dùng sức mà lơi đi, có ý nói về những vật nhẹ; nặng thì dùng tiếng

“lơi”, nặng lắm thì dùng tiếng “đẩy”.

Khênh: mang vật gì hơi nặng, ít ra cũng phải có hai người.

Khiêng: cũng như “khênh” nhưng phải cần nhiều người. Thường nói:

“khiêng kiệu, khiêng tủ, khiêng quan tài”.

Khuân: mang dần nhiều vật, bằng cách gì tùy tiện.

Lăn: dời vật gì hình trịn, hay hơi trịn, bằng cách đẩy đằng sau. “Lăn” lại

có nghĩa rộng là xơng vào, dấn mình vào một cách bạo dạn và liều lĩnh.

Lê: Kéo vật gì xệt trên mặt đát, hoặc vì lười mà làm thế, hoặc vì vật ấy

nặng quá sức mà phải làm thế. “Lê” cịn có nghĩa rộng là ngồi dai.

Lôi: Kéo mạnh hay nhanh tức là “lôi”.

Nưng: bưng cao lên tức là “nưng”. “Nưng” và “bưng” khác nhau ở chỗ:

“nưng” thì phải đưa cao lên có ý tơn trọng, cẩn thận; cịn “bưng” thì khơng phải đưa cao lên. “Nưng” lại có nghĩa rộng: 1. Là đỡ; 2. Là đem cao lên, như: nưng nền nhà.

Nâng: cũng như tiếng “nưng”, theo nghĩa rộng là đỡ, nhưng nói về tinh

thần, săn sóc, âu yếm. Không dùng một mình, thường cùng với một tiếng khác, như: “nâng dấc”- săn sóc, “nâng niu” – ơm ấp, u dấu.

Nẫng: mang đi một vật gì của người ta, đem theo trong mình, hoặc định

lấy hẳn, hoặc đùa chơi. Cũng cùng nghĩa như tiếng “ăn cắp” nhưng “ăn cắp” thì là định lấy hẳn, cịn “nẫng” có nghĩa là đùa.

Ơm: mang vật gì bằng hai tay quàng và giữ ở trước ngực. “Ơm” lại có

nghĩa bóng là giữ vững.

Quẳng: mang vật gì xấu xa, ơ uế, bẩn thỉu, có ý duồng dẫy bằng phương

tiện nào đó, ra một quãng xa.

Quảy: cũng như “gồng”, nhưng nhẹ, nói vật nhẹ. Mang vật gì nhẹ buộc

vào đầu gậy để lên vai vác cũng gọi là quảy.

Nhấc: mang vật gì lên khỏi mặt đất bằng một tay hai tay. Lại có nghĩa rộng là tăng lên cao. Lại có nghĩa bóng là giúp đỡ cho ai được thăng tiến.

Tải: mang vật gì bằng đường bộ.

Tung: lấy một tay hay hai tay vứt vật gì lên cao. “Tung” có nghĩa rộng là

phân ra nhiều mảnh, nhiều nơi. Lại có nghĩa bóng theo nghĩa dọc, ngang, nói về người có chí khí ngang tàng.

Tha: ngậm vào miệng mà mang vật gì; thường nói về sinh vật.

Vần: lăn vật gì khơng trịn nhưng nặng q,khơng có người khiêng.

Vác: mang vật gì lên vai. Võng: khiêng bằng cái võng.

Vứt: cũng như “quẳng”, nhưng có ý bỏ hẳn.

Vất: thường nhiều người hay dùng tiếng “vứt” và tiếng “vất” lẫn lộn, nay

nên phân biệt rõ: “vứt”thì là quẳng xa hẳn vật gì hư hỏng, khơng dùng được nữa; cịn “vất” là bỏ hay làm mất vật gì một cách phao phí, nghĩa là vật ấy vẫn cịn có thể dùng được, thường nói về tinh thần, như: vất tiền, vất của, vất cả công việc đấy mà đi chơi.

Xách: mang vật gì bằng tay, hay dây buộc đồ vật ấy. Xe: mang vật gì bằng xe.

 Từ điển HVH:

Để nói cái ý “xem xét đánh giá theo những u cầu nào đó, nếu cần thiết thì có thể có những biện pháp xử lý thích hợp”, ta có các từ kiểm tra, thanh

tra, giám sát, kiểm soát, kiểm sát.

Kiểm tra là từ có nghĩa khái quát nhất. Kiểm tra là xem xét (xét tình trạng

sự vật hoặc tình hình cơng việc), đối chiếu với những u cầu đã được xác định, để có sự đánh giá (…). Đối tượng kiểm tra có thể rất rộng, và bất cứ ai, ngay trong đời sống hàng ngày, cũng có những cái, những việc thuộc quyền chi phối, xử lý của mình mà mình có thể và cần phải kiểm tra.

Thanh tra là kiểm tra về mặt nhà nước công việc của cấp dưới. Thanh tra

là một công tác của nhà nước, mà nội dung và yêu cầu là kiểm tra “những việc làm” và “cách thức làm những việc đó”, “ngăn ngừa khuyết điểm và thiếu sót”, “sửa chữa và xử lý khi khuyết điểm và thiếu sót đã xảy ra rồi” (Nguyễn Duy Trinh).

Khác với kiểm tra, giám sát là theo dõi hoạt động để xem có tuân theo

những điều quy định hay không. Khác với đối tượng kiểm tra là những cái đã có hoặc những việc đã làm, đối tượng giám sát thường là những hoạt động đang tiến hành. Mục đích giám sát là phát hiện những hoạt động trái với

những quy định, để sau đó có những biện pháp thích hợp.

Kiểm sốt trước đây cũng dùng với nghĩa như kiểm tra hoặc như giám sát.

(…) Đối tượng kiểm soát thường là những sự vật cụ thể (khác với đối tượng giám sát là những hoạt động đang tiến hành), và người kiểm soát là người

thừa hành một chức vụ nhất định. Mục đích của kiểm sốt khác kiểm tra. Mục đích của kiểm tra là thấy rõ mặt đạt yêu cầu cũng như mặt không hoặc chưa

đạt yêu cầu để - nếu cần thiết – có thể tác động đến công việc sao cho đạt được kết quả tốt nhất; do đó sau khi kiểm tra có thể có biện pháp xử lý đối với những hiện tượng khơng tốt, mà cũng có thể có biện pháp biểu dương, phát huy những nhân tố tốt, tích cực. Cịn mục đích của kiểm sốt chỉ là phát hiện

những hiện tượng phi pháp hoặc phạm pháp để có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo chấp hành đúng các điều qui định.

Ngồi ra, kiểm sốt còn dùng với nghĩa nắm quyền làm chủ trong một khu vực nào đó.

Kiểm sát được dùng để chỉ công tác chuyên trách của một cơ quan nhà

nước dưới chế độ ta: các viện kiểm sát. Nội dung của công tác này là kiểm tra, giám sát “việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước” cũng như của “các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân”.

[52, tr. 182 – 185]

 Từ điển NVT:

Trắng, trắng bạch, trắng bệch, trắng bóc, trắng bong, trắng bốp, trắng dã, trắng đục, trắng hếu, trắng lốp, trắng mịn, trắng muốt, trắng mượt, trắng ngà, trắng ngần, trắng nhởn, trắng nõn, trắng nuột, trắng ởn, trắng phau, trắng phếu, trắng tinh, trắng tốt, trắng trẻo, trắng trong, trắng xóa

Trắng: có màu giống như màu bơng, màu vơi. Trắng bạch: trắng lắm, tồn màu trắng.

Trắng bệch: trắng nhạt và có sự phai màu hay nhạt màu trơng xấu. Trắng bóc: trắng như trứng gà bóc vỏ.

Trắng bong: rất trắng, khơng tì vết gì. Trắng bốp: rất trắng trơng như mới.

Trắng dã: chỉ màu mắt người có lịng trắng nhiều hơn màu đen, trơng dễ sợ. Trắng đục: trắng lờ lờ như màu sữa pha; thường nói về vật màu trắng

không đẹp lắm.

Trắng hếu: trắng trơ và lộ ra quá.

Trắng lốp: trắng đều trong một khoảng rộng.

Trắng muốt = Trắng mịn: trắng, mịn màng, trông đẹp. Trắng mượt: như trắng mướt.

Trắng ngần: trắng trong và bóng nom rất đẹp. Trắng nhởn: trắng (thường nói về răng). Trắng nõn: trắng tươi đẹp và mơn mởn.

Trắng muốt: trắng và bóng mượt, trơng rất đẹp. Trắng ởn: trắng (nói về răng).

Trắng phau: trắng đẹp và tự nhiên khơng có vết bẩn.

Trắng phếu: màu trắng của một sự vật, hiện tượng nào đó khi nom thấy

gây cho người ta có cảm giác ghê tởm.

Trắng tinh: trắng đều và sạch.

Trắng tốt: nói một sự vật nào đó tồn là màu trắng. Trắng trẻo: trắng trơng rất xinh đẹp: da trắng trẻo. Trắng trong: màu trắng trong suốt khơng có vẩn đục. Trắng xóa: trắng đều trên một diện tích rộng.

[53, tr. 328 - 331]

b. Danh từ

 Từ điển LĐ – NVM:

Gia đình, nhà cửa

Thường nhiều người hay nhầm “gia đình” và “nhà cửa” là đồng nghĩa, tưởng “gia đình” là tiếng Hán mà nghĩa là “nhà cửa” tiếng Việt. Thực ra, hai tiếng có nghĩa và màu vẻ khác nhau.

Gia đình: Tiếng Hán. Gia là nhà; đình là sân. Tiếng “gia đình” Việt hóa từ

lâu, nhưng trong trong quốc văn dùng theo nghĩa bóng nói về những người ở trong một nhà tức là bố mẹ, vợ chồng, con cháu, nên thường nói: gia đình đơng, gia đình hịa thuận.

Nhà cửa: Chỉ về hình thức: nhà và cửa để ở, nên thường nói: nhà cửa chật

hẹp, nhà cao cửa rộng, nhà cửa mát mẻ.

 Từ điển HVH:

Dãy đồng nghĩa Gia đình, gia quyến

Gia đình là một từ Hán Việt, chỉ nhóm người cùng máu mủ, gần gũi nhất

chung sống với nhau, thường bao gồm ông bà, cha mẹ, vợ chồng cùng với con, cháu.

Với nghĩa này, bên cạnh từ gia đình, trước đây còn dùng từ gia quyến. Song, nếu như gia đình chỉ nhóm người có quan hệ máu mủ, ruột thịt

chung sống với nhau như một đơn vị có tổ chức của xã hội, thì gia quyến chỉ tồn thể, nói chung những người có quan hệ thân thiết, ruột thịt, mà những người này không nhất thiết sống chung với nhau. Chính vì vậy mà gia quyến khơng thể thay thế được cho gia đình trong những tổ hợp như: xa gia đình, về

với gia đình, hạnh phúc gia đình, quan hệ giữa gia đình và xã hội. Trong

tiếng Việt ngày nay, từ gia quyến thường được dùng trong những lời chức tụng hoặc chia buồn có tính chất trang trọng.

Khác với gia quyến, từ gia đình cịn được dùng với nghĩa rộng, chỉ một tổ chức, một tập đồn người có quan hệ thân thiết, gắn bó với nhau vì những lợi ích chung nào đó.

[52, tr. 6 - 7]

 Từ điển NVT:

Dãy đồng nghĩa Gia đình, gia quyến, nhà

Gia đình: đơn vị xã hội gồm những người có quan hệ ruột thịt. Gia quyến: (id) những người thân thuộc trong gia đình.

Nhà: những người cùng ở trong một nơi.

[53, tr.144]

c. Động từ

 Từ điển LĐ – NVM:

Nhiều người cho hai tiếng này đồng nghĩa, nhưng xét câu Ca dao: “Duyên kia ai “đợi” mà “chờ” , tình ai tơ tưởng mà tơ tưởng tình” đủ thấy mỗi tiếng có nghĩa khác nhau.

Chờ: Mong người khác làm việc gì để mình làm, mà việc đó chưa làm.

Trong tiếng “Chờ” có hàm ý “chưa”. Thí dụ nói: “Tơi chờ ông ấy ăn cơm rồi mới đi”, thế là việc ăn cơm chưa bắt đầu: nhưng phải để ông ấy ăn xong, mới đi. Lại câu ca dao: Ai sang đò ấy bây giờ, ta còn ở lại ta chờ bạn ta; tức là bạn ta chưa đến, chưa thấy bóng.

(…) Tiếng “chờ” cũng có nghĩa là mong để gặp việc gì hay người nào, nhưng người và việc cũng vẫn chưa làm như: chờ khách, chờ thời, chờ dịp, chờ lương, chờ tiền.

Đợi: Cũng như “chờ”, nhưng việc đã bắt đầu làm, hay đang làm. Trong

tiếng “đợi” hàm ý “đang” hay “đã”. Xét như câu Tục ngữ: Cắm sào đợi nước, và câu: ông rằng lượng rượu kém ai, tiệc vui dù chẳng đợi mời cũng say (Nh.đ

m) thì tiếng “đợi” có nghĩa rõ là việc đang làm hay đã bắt đầu làm.

(…) Tiếng “đợi” lại cũng có nghĩa là mong để gặp, như “chờ” nhưng việc và người mà mình mong gặp, mong được cũng đã bắt đầu làm hay đang làm như: đợi khách, đợi thời, đợi dịp, đợi tiền, đợi lương.

(…) Tiếng “đợi” hay đi cùng tiếng “chờ” có nghĩa là cả “chờ” và “đợi” để làm cho mạnh nghĩa, hàm ý chờ đợi lắm.

Chờ đợi: chờ và đợi, dùng cho mạnh, có ý mong mỏi một cái gì, một sự gì. Đợi chờ: đợi lắm.

[51,tr. 376-379]

 Từ điển HVH:

Chờ, đợi

Chờ và đợi cùng có nghĩa là ở trong trạng thái mong ngóng cái sẽ đến, sẽ

có, sẽ xẩy ra. Trong nhiều trường hợp, chờ và đợi hoàn toàn đồng nghĩa với

Tuy vậy, vẫn thấy có hiện tượng dùng chờ đợi với sự phân biệt khía

cạnh ý nghĩa khá tế nhị.

Chờ thường hàm ý rằng điều mong ngóng có thể đến mà cũng có thể

khơng, hoặc chưa chắc đã đến.

Đợi thường hàm ý rằng điều mong ngóng chắc sẽ đến và có trong một thời

gian khơng lâu lắm, vì ít nhiều đã có cơ sở để có thể tin như vậy.

[52, tr.106 - 107]

 Từ điển NVT:

Chờ, đợi, ngóng, chờ đợi, đợi chờ, chực, chầu chực.

Chờ mong mỏi một cái gì sẽ đến, sẽ xẩy ra.

Đợi chờ có khi hàm nghĩa ở một chỗ cho đến khi có người hoặc cái gì sẽ đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng việt hiện nay (Trang 122 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)