Nâng cao ý thức thực hiện pháp luật, thế chế hoá các quy định và cơ chế để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 98)

3.2. Giải pháp đổi mới, hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và phố

3.2.6. Nâng cao ý thức thực hiện pháp luật, thế chế hoá các quy định và cơ chế để

và cơ chế để nhân dân thuận tiện tham gia giám sát đối với các cơ quan quyền lực nhà nước

Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với việc đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân. Cho nên, xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực sự là hai mặt của một nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động của các tổ chức và công dân nhằm sử dụng đầy đủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của họ, sự khuyến khích tính tích cực pháp lý phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đổi mới và cải cách hành chính và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật và pháp chế còn đặt ra nhiệm vụ phải bằng mọi cách nâng cao sự hiểu biết pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội phạm, kiên quyết chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức thực hiện nghiêm túc để bảo đảm sự thống nhất và bản chất của quyền lực nhà nước. Cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, bao gồm: kiểm tra của Đảng, tổ chức Đảng; giám sát của Quốc hội, HĐND; kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước; kiểm tra, giám sát của các đoàn thể nhân dân và công dân… Cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra nói chung đã được quy định qua các văn bản pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể, đặc biệt là chưa quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia, cũng như trách nhiệm của cơ quan hành

chính các cấp. Thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra trên thực tế còn tồn tại nhiều bất cập, đôi lúc mang tính hình thức, thậm chí làm sai lệch sự việc để diễn ra những vụ kiện kéo dài, lòng vòng. Vì vậy, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra cần tập trung vào: Cơ chế giám sát của Quốc hội, các Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đoàn thể đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội; Cơ chế giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các đại biểu của HĐND đối với các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước; Cơ chế giám sát, kiểm tra của các đoàn thể nhân dân và công dân đối với các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước, ( bao gồm cả tổ chức và cá nhân trong cơ quan và tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan nhà nước ); Cơ chế kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước, và cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo đối với cơ quan và cán bộ, công chức cấp dưới và đối với hoạt động của các cơ quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Về nội dung này đã có Pháp lệnh Thanh tra, nhưng về kiểm tra cả kiểm tra nội bộ và kiểm tra chức năng chưa có những quy định thống nhất và cụ thể…

Việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra cần có quy định rõ ràng, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia, kể cả trách nhiệm khi các bên tham gia không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình; trách nhiệm của các các cơ quan hành chính các cấp khi bị vi phạm.

Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu. Các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm cho quyền lực nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân và đất nước, pháp luật luôn luôn được tôn trọng, pháp chế và kỷ cương được giữ vững. Đối với các cơ quan nhà nước, kiểm tra, giám sát là cách tốt nhất để

các cơ quan đó thực hiện đúng chức trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều kiện phối hợp các hoạt động một cách có hiệu quả. Đến lượt mình, các hoạt động, các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải có sự phân công, phối hợp đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Nghiên cứu để tiến tới công nhận và xây dựng xã hội dân sự, tăng cường tính tích cực chính trị của nhân dân. Có cơ chế động viên, khuyến khích tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.

KẾT LUẬN

Thống nhất, phân công và phối hợp là nguyên tắc trong tổ chức bộ máy nhà nước được Đảng và Nhà nước ta xác định trong những năm gần đây và đã được thể chế hoá trong Hiến pháp 1992. Đây là một nguyên tắc tiến bộ trên cơ sở kết hợp giữa nguyên tắc tập quyền với việc kế thừa những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân chia quyền lực. Một mặt nó đảm bảo quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất và thuộc về nhân dân, đảm bảo bản chất của nhà nước XHCN; mặt khác, nó quy định sự phân công, phối hợp một cách rõ ràng nhằm tạo ra sự kiểm soát chặt chẽ và tính độc lập tương đối giữa các cơ quan. Trước những yêu cầu về cải cách bộ máy nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, việc nghiên cứu, xác định và hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước là một vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với công cuộc đổi mới, cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Việc chúng ta vận dụng nguyên tắc tập quyền XHCN trong tổ chức nhà nước là rất phù hợp với nền chính trị cũng như hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội của nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất - ĐCSVN. Hơn nữa, việc vận dụng nguyên tắc cũng đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, lợi ích của nhân dân được thực hiện một cách tốt nhất. Thời gian qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, việc cải cách thể chế, tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước đã có đóng góp không nhỏ trong những đổi thay của đất nước trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và sự ổn định đời sống chính trị - xã hội đã khẳng định vị trí, vai trò của bộ máy nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tiếp tục

nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của ĐCSVN và hiệu quả của việc thực hiện phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, các cơ quan đại diện cho ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cần phải được tổ chức độc lập hơn nữa, phối hợp đồng bộ, tránh chồng chéo, lẫn lộn; đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành hiệu quả... Bên cạnh đó cần phải phân công, phân cấp một cách rõ ràng giữa trung ương và địa phương, đảm bảo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không có sự trùng lặp, lấn sân nhau trong quản lý giữa các cấp, tránh phân cấp tràn lan, thiếu kiểm tra, giám sát.

Có thể thấy, việc vận dụng nguyên tắc này là tất yếu, là điều kiện để chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Việc phân công, phối hợp thực hiện giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay. Làm tốt được yêu cầu đó sẽ góp phần thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta vững bước trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá quốc tế.

Nhà nước cũng như việc tổ chức quyền lực nhà nước là vấn đề rất rộng lớn và phức tạp, cần tiếp tục được nghiên cứu đầy đủ hơn. Những gì đã đạt được trong luận văn sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Hồng Anh (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nước CHXHCN Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Phạm Bính ( 2006), Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

3. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ( 2001), Điều tra cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và phân công, phân cấp quản lý nhà nước trung ương - địa phương, Nguồn: Văn phòng Bộ Nội vụ.

4. Bộ tư pháp, viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1997), Về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Dung (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

6. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb. Đại học quốc gia Hà nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Động (1996), “ Học thuyết nhà nước và pháp quyền, lịch sử và hiện tại”, Tạp chí Luật học ( số 4).

9. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

10.Đảng cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

11.Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.Nguyễn Minh Đoan (2001), Góp phần nhận thức về quyền lực nhà nước, Tạp chí Luật học, (số 1).

19.Nguyễn Duy Gia (1996), Cải cách một bước bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20.Nguyễn Duy Gia (1996), Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1995), Hà Nội

22.Hoàng Văn Hảo (1995), “ Về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí cộng sản ( số 3).

23.Hoàng Văn Hảo (1996), “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN”, Tạp chí Luật học ( số 3).

24.Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25.Trần Đình Huỳnh, Nguyễn Hữu Khiển, Trần Minh Đoàn (1998), Cơ sở lý luận chính trị - hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

26.Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình Chính trị học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

27.Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) (2002), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28.Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Khoa Chính trị học (2003), Thể chế chính trị thế giới đương đại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

29.Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình Hiến pháp và Luật tổ chức bộ máy nhà nước. Nxb Giáo dục

30.Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện khoa học chính trị (2004),

Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

31.Lê Quốc Hùng (2004), Thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

32.Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Khoa Chính trị học (2005), Chính trị học Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33.Nguyễn Thị Hồi ( 2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

34.Phạm Ngọc Kỳ (2000), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35.Trần Huy Liệu (2001), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sỹ. 36.Phạm Thế Lực (2005), " Vấn đề tập trung và phân quyền trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước" , Luận văn thạc sỹ Khoa học chính trị.

37. John Locke ( 2006 ), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Nxb Tri thức, Thành phố Hồ Chí Minh.

39.Hồ Chí Minh (1995), toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 40.Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

41.Nguyễn Văn Năm (1992), Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Luật học, ( số 5).

42.Ngân hàng thế giới ( 1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43.Dương Xuân Ngọc (chủ biên - 1999), Chính trị học đại cương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44.Vũ Hữu Ngoạn chủ biên ( 2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ( 2002), Phân cấp quản lý hành chính, Chiến lược cho các nước đang phát triển, Sách tham khảo nội bộ, Hà Nội. 46.Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An (2006), Tìm hiểu môn học Chính trị học

(dưới dạng hỏi và đáp), Nxb. Lý luận chính trị.

47.Thang Văn Phúc (1999), Tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính ở Cộng hoà liên bang Đức, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48.Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Khoa Xây dựng Đảng (2003), Đề cương bài giảng xây dựng Đảng đại cương, Hà Nội.

49. Jean - Jacques Rousseau ( 2006 ), Bàn về Khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

50.Võ Kim Sơn ( 2004), Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn,

Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51.Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

53. Trung tâm nghiên cứu khoa học Tổ chức quản lý ( 2004), Cải cách hành chính - Vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

54. Đào Trí Úc ( chủ biên - 2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1993), Giáo trình Lý luận những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56.Văn phòng Chính phủ ( 2001), Đề tài khoa học: Cơ sở khoa học của việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 98)