Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 85)

3.2. Giải pháp đổi mới, hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và phố

3.2.2. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, làm

Quốc hội, làm cho Quốc hội có thực quyền.

Cần đổi mới phương thức bầu cử đại biểu Quốc hội để lựa chọn người xứng đáng nhất, hướng tới xây dựng Quốc hội chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên, tập trung thực hiện các chức năng của mình. Để thực hiện tốt

chức năng lập pháp, Quốc hội cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc xây dựng luật, giảm dần việc ban hành pháp lệnh và nghị định.

Tăng cường vai trò giám sát ngân sách và các vấn đề quan trọng của nhà nước thông qua Quốc hội như vấn đề: cán bộ, công chức, những dự án lớn ở phạm vi quốc gia v.v... Thực tiễn lịch sử cho thấy, vai trò của cơ quan lập pháp tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm tra, giám sát đối với việc chi tiêu, phân bổ chính sách của Chính phủ. Tăng cường năng lực pháp luật và năng lực quản lý của các đại biểu Quốc hội. Đây là yêu cầu quan trọng để Quốc hội thực hiện tốt chức năng giám sát. Đối với HĐND, tăng cường vai trò tự quản địa phương là một trong những nhiệm vụ xuất phát từ chức năng của cơ quan quyền lực ở địa phương. Tự quản vừa tránh sự ỷ lại của cấp dưới vào cấp trên, vừa phát huy tính sáng tạo của địa phương. Tự quản khác về bản chất với tính tự trị và cục bộ địa phương. Tăng cường vai trò giám sát của HĐND đối với cơ quan chấp hành và các cơ quan nhà nước đóng ở địa phương cần được tăng cường hơn nữa. Việc tổ chức HĐND hiện nay đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp.

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động lập pháp đang đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Lập pháp phải bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật, tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Hoạt động lập pháp phải vừa bảo đảm chất lượng, vừa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Muốn vậy, cần tổ chức tốt hơn nữa quy trình lập pháp. Quy trình đó phải vừa bảo đảm phản ánh được sự phát triển sống động của đời sống xã hội trong các lĩnh vực, lại vừa bảo đảm tính chuyên môn pháp lý của các quy định để có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu làm luật với việc ban hành các văn bản dưới luật, tổ chức thực hiện pháp luật.

3.2.3. Phát huy vai trò của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

Xác định rõ chức năng, mối quan hệ giữa hành chính trung ương và hành chính địa phương. Phân cấp rành mạch theo khuynh hướng chống tập trung quan liêu ở trung ương và địa phương cục bộ, ỷ lại, đùn đẩy ở các cấp hành chính địa phương. Trong quan hệ điều hành cần phải tập trung phân định trách nhiệm cá nhân gắn liền với chức vụ hành chính, quan hệ giữa tập thể và cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân. Khắc phục hiện tượng như một nghịch lý hiện nay là: quản lý kém hiệu quả, thậm chí gây thất thoát tài sản, thiệt hại của nhà nước mà không quy được trách nhiệm của cá nhân nào hay tập thể nào. Tạo lập mối quan hệ của nhà nước với thực tiễn xã hội, nhất là ở cơ sở. Tính chất quan liêu trong quản lý đã dẫn đến những quyết định xa rời thực tế, những dự án không phát huy được hiệu quả, những lãng phí trong đầu tư v.v... Hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ở tất cả các khâu: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Kết hợp một cách hài hoà giữa trình độ chuyên môn và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Nếu công tác cán bộ là cái gốc của mọi cuộc cách mạng thì đạo đức là cái gốc của cán bộ, công chức. Tình trạng ngày càng có nhiều cán bộ, công chức phải truy tố, truy nã, đưa ra xét xử... đã cho thấy sự giảm sút về phẩm chất đạo đức là một thực tế đáng chú ý.

Tăng cường kỷ luật trong công vụ nhà nước là một trong những biện pháp tăng cường pháp chế trong quản lý. Kết hợp với việc chỉnh đốn Đảng, cần tiến hành các đợt kiểm điểm những hoạt động trong quản lý, nhất là lĩnh vực nhạy cảm trong xã hội như: quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, các ngành tài chính, ngân hàng, các ngành bảo vệ pháp luật...

+ Về tổ chức, xác định rõ hơn cơ cấu tổ chức Chính phủ cho phù hợp với việc điều chỉnh chức năng, thẩm quyền của Chính phủ. Chẳng hạn, vấn đề

Chính phủ tổ chức doanh nghiệp nhưng quản lý các doanh nghiệp như thế nào? Phân định các cơ quan của Chính phủ và thuộc Chính phủ có chức năng quản lý hành chính với các cơ quan sự nghiệp. Giảm đầu mối các cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tăng cường hiệu quả quản lý của Chính phủ, đồng thời cương quyết giảm nhẹ biên chế hành chính. Đối với bộ máy hành chính địa phương, cần tinh giảm các cơ quan chuyên môn một cách hợp lý đồng thời với việc bổ sung các phương tiện kỹ thuật và công nghệ. Đây là tiền đề quan trọng để giảm nhẹ thủ tục hành chính. Làm được như vậy, uy tín chính trị của cơ quan hành chính nhất định được củng cố.

+ Về hoạt động, nghiên cứu phân cấp thẩm quyền giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương để tránh khuynh hướng tập quyền quá sâu ở trung ương và tính ỷ lại của địa phương. Cần phân biệt sự khác nhau trong quản lý của cơ quan hành chính ở đô thị và ở nông thôn. Điều này rất rõ ràng vì thẩm quyền có thể tương tự ( như tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; quận ở đô thị và huyện ở nông thôn ), nhưng đối tượng quản lý rất khác biệt. Cụ thể hoá các quy định trong chế độ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, từ đó xác định rõ chức năng và quyền hạn của người đứng đầu các cơ quan trung ương và địa phương trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo và đề cao trách nhiệm của cộng đồng, tăng cường tính tự quản ở các cộng đồng dân cư, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tiến tới việc định hướng cho nhân dân trực tiếp bầu những người quản lý thôn bản.

+ Về đội ngũ, nguồn nhân lực hành chính là lực lượng có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chính quy. Hơn nữa công việc của họ thuộc phạm trù công vụ nhà nước gắn với quyền và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, giải pháp về phát triển đội ngũ cần tính đến các yếu tố: Tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật

và công nghệ phục vụ cho quản lý; giáo dục phẩm chất và đạo đức công vụ… Những giải pháp trong giai đoạn hiện nay nhằm vào đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống kiến thức về chính trị, chuyên môn và kỹ năng công vụ. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật và trước yêu cầu giảm nhẹ gánh nặng ngân sách cho quản lý, cương quyết giảm biên chế trong bộ máy hành pháp. Xác định rõ chức năng của quản lý, định rõ những nhiệm vụ do nhà nước trực tiếp đảm nhiệm, nhiệm vụ có thể được thực hiện theo chế độ hợp đồng là giải pháp giảm nhẹ biên chế. Từ đó, cần thiết phải định rõ cơ cấu trong đội ngũ quản lý và nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)