Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 59)

2.2. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc thống

2.2.1. Những thành tựu

Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền. Còn Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ( nay là CHXHCN Việt Nam) là một nhà nước dân chủ, có sự tham gia một cách rộng rãi và dân chủ của nhân dân vào tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, nhà nước đã vận dụng những nhân tố hợp lý của các học thuyết trên thế giới kết hợp với truyền thống Việt Nam đã tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc " thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc

thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ". Nhờ đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là một bước tiến lớn trong tư duy lý luận. Cụ thể:

- Thứ nhất, Quốc hội đã thực sự trở thành cơ quan đại biểu, đại diện cao nhất của nhân dân. Tính dân chủ và rộng rãi trong Quốc hội ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện ở chỗ hiện nay, Quốc hội đã chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận. Điều này có nghĩa là các thành viên trong Quốc hội không chỉ có quyền tham gia góp ý mà còn có quyền chất vấn công khai, tranh luận dân chủ trong Quốc hội để đưa ra một quyết định đúng đắn và thoả đáng nhất nhằm phục vụ quyền lợi chính đáng cũng như ý chí nguyện vọng của nhân dân.

Tính dân chủ còn thể hiện ở chỗ, các phiên họp của Quốc hội thường được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả mọi người dân đều có thể theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động, cũng như kết quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời, nước ta cũng bắt đầu hình thành cơ chế tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Đây là bước phát triển hết sức tích cực trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc với các cử tri chính là tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước, đảm bảo được quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân là người bầu ra người đại diện của mình đồng thời cũng là người giám sát họ, phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình, thông qua đó các đại biểu được dân bầu sẽ phản ánh ý chí của nhân dân lên trước Quốc hội. Từ đó tạo nên sự thống nhất ý chí giữa nhà nước và nhân dân.

Việc vận dụng nguyên tắc thống nhất đã đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng. Hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng được tăng cường và giữa vai trò quan trọng.

Về căn bản, có sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, tăng cường quan hệ phối hợp giữa Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội với các thiết chế trong hệ thống quyền lực nhà nước với các thành viên khác của hệ thống chính trị.

Trước những yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước, đảm bảo quyền lực tối cao của nhân dân được thực hiện, cũng như đảm bảo tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các cấp, các ngành, các địa phương. Quốc hội ngày càng thể hiện tính dân chủ, thống nhất thể hiện ở chỗ: Trong tổng số 498 Đại biểu Quốc hội khoá XI, thành phần đại biểu trong kỳ này bao gồm: “ Đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trung ương là 154 người (30,92%); số đại biểu nữ: 136 (27,31%); đại biểu là người dân tộc ít người: 86 (17,27%); các đại biểu tôn giáo 14 (2,81%); các doanh nghiệp: 24 (12,12%); công nhân: 2 (0,4%); nông dân 6 (1,21%); già nhất 75 tuổi, trẻ nhất 23 tuổi; số đảng viên là 447 (98,76%) [ 31, tr. 119].

Về chất lượng đại biểu, trình độ học vấn đã có sự sự cải thiện rõ rệt. Trong số 498 đại biểu, có 25,30% đại biểu có trình độ trên đại học, 68,07% đại biểu có trình độ đại học, chỉ có 6,63% đại biểu có trình độ dưới đại học. Trình độ chính trị cũng được nâng cao, có 5,82% số đại biểu có trình độ lý luận cao cấp. Quốc hội cũng đã nâng cao số lượng đại biểu chuyên trách (25%).

Đến Quốc hội khoá XII, trong tổng số 493 đại biểu, thành phần đại biểu bao gồm: có 345 đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu, 164 đại biểu có trình độ trên đại học, 309 đại biểu có trình độ đại học, 87 người dân tộc thiểu số, 43 người ngoài Đảng, 01 người tự ứng cử, 138 người tái cử, 127 người là phụ nữ. [ 63 ]

Với thành phần như vậy, Quốc hội đã thực sự đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc, thể hiện sự thống nhất ý chí của tất cả các tầng lớp nhân dân, toàn xã hội.

Như vậy, trước những yêu cầu mới đặt ra, Quốc hội đã thể hiện sự thay đổi không chỉ về lượng mà còn về chất đã đáp ứng được phần nào những đòi hỏi để xây dựng nhà nước đáp ứng được phần nào những đòi hỏi để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân

Đồng thời, hoạt động lập pháp của Quốc hội cũng thể hiện những điểm tích cực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Hoạt động lập pháp đổi mới cả về quy trình, quy mô và chất lượng. Số lượng các đạo luật do Quốc hội ban hành trong mấy năm gần đây là rất lớn, chất lượng các đạo luật tương đối phù hợp với thực tiễn đất nước, hợp lòng dân, thể hiện được ý chí của nhân dân; các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như đã có sự điều chỉnh bằng luật. Đội ngũ cán bộ làm luật, các chuyên gia về pháp luật được tăng cường. Điều này tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ trên khắp đất nước. Như vậy, hoạt động của Quốc hội đã ngày càng đi vào chiều sâu. Những thành tựu mà Quốc hội đã đạt được là đáng ghi nhận, cần được phát huy.

- Thứ hai, hoạt động và tổ chức của Chính phủ đã có sự đổi mới về quyền hạn, chức năng, cơ cấu tổ chức gắn với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Chính phủ đã chuyển hoạt động quản lý từ vi mô sang quản lý vĩ mô, đã làm tăng cường vị trí vai trò của Chính phủ trong bộ máy quyền lực nhà nước. Tổ chức bộ máy Chính phủ ngày càng được tính giản tạo nên sự gọn nhẹ, năng động. Hiện nay, Chính phủ chỉ còn 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan trực thuộc Chính phủ [62]

Chính phủ cũng đã có những quy định rõ hơn giữa quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; các

vấn đề tiền lương, trợ cấp xã hội cũng từng bước được cải tiến, điều chỉnh hợp lý hơn.

Việc tăng cường trách nhiệm cá nhân, quyền hạn của Thủ tướng, địa vị pháp lý cũng như vai trò của Thủ tướng đã thúc đẩy toàn bộ hoạt động của Chính phủ, làm cho Chính phủ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, thực hiện đúng các chức năng. Điều này tạo cơ sở cũng như động lực mới cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đó chính là sự kết hợp giữa trách nhiệm tập thể của Chính phủ với việc đề cao quyền hạn, trách nhiệm cá nhân Thủ tướng và mỗi Bộ trưởng đã tạo cho Chính phủ sự linh hoạt, mềm dẻo, nhanh nhạy. Và như vậy, Chính phủ đang tự mình thoát ra khỏi nền hành chính truyền thống, chuyển sang mô hình quản lý mới phi tập trung, năng động hơn.

- Thứ ba, sự phân định chức năng rõ ràng giữa Toà án nhân dân với Viện Kiểm sát nhân dân, việc sửa đổi chức năng kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân đã thể hiện sự đúng đắn và tiến bộ. Nó là thúc đẩy sự cải các cách trong cơ quan tư pháp.

Hệ thống tư pháp nhìn chung đã được đổi mới và kiện toàn hơn về tổ chức cũng như trong hoạt động, về phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, các vụ án khác, góp phần giữ ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật trong hệ thống các Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.

Chúng ta đã xây dựng được nhiều đạo luật, tạo khung pháp lý cho sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đã từng bước được xác

lập. Nhìn chung, các thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã bước đầu hình thành, các quy định mang tính hành chính, mệnh lệnh điều chỉnh các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại đang từng bước được thay thế bằng các quy định bình đẳng, ngang quyền, phù hợp với dân luật truyền thống và tập quán.

Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức, nội dung và trách nhiệm công vụ, nội dung và trách nhiệm công vụ được phân định rành mạch, rõ ràng hơn, thủ tục hành chính bước đầu cải cách theo hướng đơn giản, công khai, dễ tiếp cận, dễ kiêm tra, giám sát đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, các dịch vụ công đang dần dần được xác lập, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu của cải cách hành chính

Quan điểm về phát triển bền vững với sự kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đang được xác lập và từng bước thể chế hóa bằng pháp luật.

Nhà nước ta đã ký kết các điều ước quốc tế và gia nhập nhiều tổ chức quốc tế, góp phần vào việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Những quy định trong các Điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập dần dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Công tác soạn thảo, xem xét và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dần dần đi vào nề nếp, theo đúng chuẩn mực và có những đổi mới tích cực, hiệu quả, theo một quy trình thống nhất do luật định. Các tổ chức, công dân chịu sự tác động trực tiếp của văn bản đã tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đông đảo và thực chất hơn. Chất lượng văn bản về cơ bản được cải thiện. Các cơ quan nhà nước ở

trung ương và địa phương thường xuyên tiến hành hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

- Thứ tư, việc phân công, phân nhiệm công việc rõ ràng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan làm cho hiệu quả công việc ngày càng cao, thể hiện sự chuyên môn hoá trong hoạt động của từng cơ quan; đồng thời việc phân công rạch rời quyền hạn, chức năng của ba cơ quan đã phần nào tránh được sự hoạt động một cách chồng chéo trong công việc, bảo đảm chất lượng hoạt động của từng cơ quan. Đồng thời, việc giám sát cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, làm cho các cơ quan hoạt động một cách tích cực, trách nhiệm, linh hoạt, mềm dẻo, nhờ đó mà tạo ra tính thống nhất của quyền lực nhà nước.

Nhìn chung, nhờ việc vận dụng nguyên tắc “ Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ” mà hoạt động và tổ chức của các cơ quan nhà nước ta đã có những bước phát triển mới thể hiện sự tiến bộ và tích cực. Quốc hội được cải cách nhằm tăng cường tính đại diện cao nhất của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện kiểm tra giám sát các cơ quan nhà nước khác, nâng cao hiệu quả công tác lập pháp.

Đội ngũ cán bộ ở cơ sở được xây dưng, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, trẻ hoá.

Đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động hướng vào phục vụ nhân dân, sát với dân, được dân tin cậy.

Thông qua việc thực hành dân chủ ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ chúng ta đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, phát huy dân chủ đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật. Mọi người đều có quyền tham gia xây dựng pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và tuân thủ pháp luật.

Các cơ quan nhà nước đã tăng cường tính độc lập với nhau song vẫn bảo đảm quyền lực thống nhất vào Quốc hội. Bản thân mỗi cơ quan cũng đã có nhiều cải thiện nhằm thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn sự phân nhiệm đối với cơ quan mình. Đó là những điểm mà tổ chức bộ máy Nhà nước ta cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới để bảo đảm phục vụ nhân dân một cách tốt hơn và xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN ngày càng vững mạnh. Cũng nhờ vào việc vận dung quan điểm đồng thời là nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực nên việc tổ chức và phân công quyền lực nhà nước ta đã giữ vững được bản chất, phòng ngừa được nguy cơ chệch hướng, làm biến dạng bản chất kiểu mới của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân, vì dân..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)