Quan hệ biện chứng của nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

1.2. Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà

1.2.4. Quan hệ biện chứng của nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp

trong tổ chức bộ máy nhà nước là sự kế thừa, phát triển sáng tạo những giá trị tiến bộ về tổ chức bộ máy nhà nước trong lịch sử. Nguyên tắc này là nền tảng để các nước XHCN tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân. Sự phân công phối hợp làm tăng tính minh bạch của quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước; đảm bảo dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo điều kiện đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước... giúp nhân dân thực sự trở thành những người chủ của đất nước.

1.2.4. Quan hệ biện chứng của nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp phối hợp

Nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước xuất phát từ bản chất của chế độ chính trị, kinh tế bởi vì chính nó đã tạo ra những điều kiện khách quan gắn kết các giai cấp, dân tộc, các tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí, tư tưởng và lợi ích thành một cộng đồng bền chặt làm chủ nước nhà. Quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân. Nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước được xuất phát từ ba phương diện: về chính trị - nền tảng của sự thống nhất đó là quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân; quyền lực nhà nước là ý chí của giai cấp cầm quyền được thực hiện thông qua nhà nước; về pháp lý - quyền lực nhà nước gồm 3 yếu tố không thể phân chia là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp giống như cây quyền lực gồm ba nhánh. Ba nhánh quyền lực này tồn tại cùng với sự xuất hiện nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật, nhà nước thực hiện pháp luật và nhà nước bảo vệ pháp luật.

Quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân nhưng lại thống nhất vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nhân dân bầu ra Quốc hội.

Quốc hội thay mặt nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước, đồng thời thông qua Hiến pháp quy định sự phân công, phối hợp các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phân công chính là sự phân công lao động hợp lý giữa các cơ quan nhà nước trên cơ sở hợp tác và giám sát lẫn nhau, bảo đảm cho mỗi cơ quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước phản ánh được lợi ích của nhân dân, thực sự vì nhân dân. Cụ thể:

- Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Để phối hợp hoạt động lập pháp, bảo đảm các đạo luật có chất lượng và khả năng thực thi trong cuộc sống, việc soạn thảo phần lớn các dự luật đều do Chính phủ đảm nhiệm, trình ra Quốc hội.

- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. Sự phân công đó là phù hợp, bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất vào Quốc hội, và bảo đảm nền hành chính quốc gia luôn luôn ổn định, thống nhất, thông suốt từ trung ương đến cơ sở và có hiệu lực. Hệ thống các cơ quan hành chính phải được tổ chức và điều hành theo một kỷ luật chung thống nhất từ trung ương đến địa phương mới có thể giải quyết tốt những công việc cụ thể phục vụ nhân dân.

Sự phân công chặt chẽ đó gắn với sự giám sát lẫn nhau. Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội những hoạt động của mình. Quốc hội chất vấn và ra những nghị quyết về công tác của Chính phủ, bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ.

- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được phân công thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước. Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, kể cả Toà án cấp trên. Viện

Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước được thể hiện trên các lĩnh vực: Trên lĩnh vực lập pháp, Quốc hội thông qua luật, song việc soạn thảo thường do Chính phủ đảm nhiệm, các Ủy ban Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định việc lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua và cuối cùng là Chủ tịch nước công bố.

Trong quyết định các vấn đề lớn của đất nước, các quyết định quan trọng của Quốc hội do Chủ tịch nước công bố. Trong thành lập, miễn nhiệm các chức vụ cao cấp: Quốc hội bầu Chủ tịch nước theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội bầu Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước. Bảo đảm sự phối hợp giữa Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thành lập và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác. Trong bãi bỏ các văn bản sai trái: Quốc hội bãi bỏ văn bản của các cơ quan nhà nước trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội...

Tất cả các quy định trên đều thể hiện quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện quyền lực nhà nước. Đây là cơ sở vững chắc nhất để xác định tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Đó cũng là nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân và do đó, các cơ quan nhà nước được nhân dân trao quyền bằng cách cử những người đại diện cho mình đảm nhiệm các công việc nhà nước.

Thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp nhằm đảm bảo dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tệ quan liêu, tham nhũng. Nội dung của nguyên tắc này đề cao vị trí, vai trò của cơ quan đại diện nhân dân, khẳng

định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và tập trung ở Quốc hội. Quốc hội được xác định là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong cấu trúc của hệ thống quyền lực nhà nước. Quyền lực ấy được hình thành trên cơ sở uỷ quyền trực tiếp của nhân dân. Các cơ quan khác ( hành pháp, tư pháp ) chỉ là những cơ quan thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là yêu cầu bức thiết trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Là cơ quan đại diện của các tầng lớp nhân dân, được trao chức năng lập pháp, Quốc hội có tiềm năng to lớn trong việc tập hợp những nguyện vọng riêng của từng công dân để thể hiện, khái quát thành ý chí chung. Vì vậy, đề cao pháp luật là đề cao Hiến pháp và các đạo luật của Quốc hội. Để bảo đảm tuân thủ triệt để pháp luật phải có cơ quan kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp đối với hoạt động của các cơ quan công quyền. Cơ chế kiểm soát quyền lực trước hết là cơ chế kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật và sự tuân thủ Hiến pháp của các cơ quan nhà nước cao nhất. Ngoài ra, trong cơ chế kiểm soát quyền lực có sự tham gia của công dân. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân bày tỏ sự đồng tình hay phản đối, sự tiếp nhận hay không tiếp nhận cũng như yêu cầu và kiến nghị đối với Nhà nước và công chức. Đó còn là quyền của các đoàn thể nhân dân trong việc yêu cầu và đề nghị kiểm soát các cơ quan chính quyền.

Tổ chức quyền lực nhà nước chặt chẽ, xử lý khoa học mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước “ tối cao ” trong quá trình thực hiện quyền lực. Đó là sự phân công quyền lực, cách thức tổ chức các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi nước áp dụng nguyên tắc này một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình đất nước mình. Mỗi loại quyền lực phát huy hiệu lực của mình, không xâm phạm và cũng không bị xâm phạm bởi quyền lực khác. Mỗi cơ

quan phải có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng Hiến pháp, các luật về tổ chức và hoạt động các cơ quan nhà nước. Cơ chế phân công càng chặt chẽ, càng hợp lý thì quyền lực nhà nước càng thống nhất. Sự phân công quyền lực thể hiện ở sự phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan nhà nước; sự phối hợp giữa các nhánh quyền lực nhịp nhàng và đồng bộ trên cơ sở các quy định của pháp luật. Sự phân công và phối hợp phải được xác định một cách uyển chuyển, linh hoạt, sinh động nhằm đạt được sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.

Tóm lại, quyền lực nhà nước thống nhất và tập trung vào Quốc hội nhưng được phân công rõ ràng, trong đó Quốc hội thay mặt nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước tối cao, đồng thời Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội; Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền tư pháp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Đây chính là nội dung căn bản của nguyên tắc tập trung thống nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước. Đây là cơ chế đảm bảo quyền lực của nhân dân, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động thống nhất và thông suốt; mỗi hệ thống cơ quan nhà nước chủ động và tự chịu trách nhiệm trước nhân dân, khắc phục tình trạng chồng chéo, gây cản trở công việc của nhau trong thực thi quyền lực, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)