Nội dung thống nhất trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

1.2. Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà

1.2.1. Nội dung thống nhất trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

hiến định.

1.2.1. Nội dung thống nhất trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nước

Trong quyền lực nhà nước, thống nhất là thuộc tính cơ bản và nó được hình thành trên những cơ sở sau:

Thứ nhất, nhà nước bao giờ cũng được xây dựng bởi một lãnh thổ xác định và một cộng đồng dân cư sinh sống. Trong nhà nước ấy, quan hệ giữa cộng đồng dân cư trên một lãnh thổ xác định có chủ quyền được gọi là chủ quyền quốc gia. Chủ quyền này được ý thức bởi tất cả các thành viên của cộng đồng, nó thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về chính sách đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể tách rời của nhà nước và có tính tối cao. Tính tối cao này thể hiện ở chỗ quyền lực nhà nước có hiệu lực trên toàn bộ đất nước, đối với tất cả dân cư và các tổ chức, các cộng đồng xã hội. Mặt khác, bảo vệ chủ quyền quốc gia chính là bảo vệ lợi ích cũng như ý chí của mọi công dân. Bởi vì, chủ quyền quốc gia đó là sản phẩm tập trung ý chí và lợi ích của toàn bộ thành viên trong cộng đồng xã hội, từ đó xây dựng lên nhà nước. Yếu tố này xuất hiện từ trong đời sống tự nhiên của cộng đồng, được hình thành và phát triển dần dần trong quan hệ một cộng đồng xã hội chuyển thành một cộng đồng xã hội có nhà nước. Đây là yếu tố đầu tiên, là cơ sở hình thành nên tính thống nhất của quyền lực nhà nước

Thứ hai, một cộng đồng muốn trở thành cộng đồng xã hội có nhà nước thì trước hết cộng đồng đó phải có ý chí chung thống nhất phản ánh quyền lợi, lợi ích của cộng đồng mình đồng thời kết hợp với sức mạnh đoàn kết cộng đồng và xây dựng hệ thống tổ chức phù hợp để phục vụ cho lợi ích đó. Quá trình này diễn ra như một quá trình xã hội hoá các cá nhân, các nhóm nhỏ để trở thành xã hội, hình thành các “ thoả thuận ” mà theo J. Rutxô gọi là bản

“khế ước xã hội ”, biểu hiện sự thống nhất lực lượng, ý chí lợi ích của cả cộng đồng. Đây chính là sự thống nhất trên cơ sở hiến pháp, pháp luật nghĩa là quyền lực nhà nước được hợp thức hóa bằng pháp luật với tư cách là ý chí của nhân dân. Mỗi nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất làm nền tảng cho việc tổ chức đời sống chính trị quốc gia.

Thứ ba, xét về nguồn gốc, quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự thân mà nó bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, nhân danh quyền lực nhân dân chứ không phải cái vốn có của nhà nước. Nhà nước chính là tổ chức do nhân dân lập ra thay mặt nhân dân đứng ra quản lý xã hội. Thực tế, nhà nước có được sức mạnh vật chất, quân sự đều do nhân dân bởi nhân dân là lực lượng chủ yếu trong xã hội tạo ra của cải vật chất, tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho nhà nước phát triển. Sức mạnh cưỡng chế của nhà nước mà cơ bản là quân đội, cảnh sát, toà án… cũng là từ nhân dân mà ra. Vì vậy trong một nhà nước, quyền lực nhân dân là thống nhất. Có thể nói, quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực nhân dân và được trao cho một cơ quan với tư cách đại diện cho ý chí của nhân dân. Việc nhân dân tham gia vào các cuộc bầu cử để bầu ra đại diện cho quyền lực của mình chính là biểu hiện tính thống nhất của quyền lực nhân dân. Nghĩa là quyền lực nhân dân thực chất là sự uỷ quyền của nhân dân cho một bộ phận thay mặt họ để quản lý nhà nước và xã hội. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước thể hiện ở sự đại diện thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước sẽ là người đại diện cho ý chí của nhân dân, bảo vệ lợi ích nhân dân và thực hiện ý chí của họ với mục tiêu chung là phát triển đất nước.

Thứ tư, ngay từ khi ra đời, nhà nước cũng như quyền lực nhà nước luôn mang bản chất giai cấp. Trong xã hội, giai cấp nào nắm giữ được phần lớn tư liệu sản xuất thì giai cấp đó sẽ thống trị cả xã hội. Biểu hiện là giai cấp đó lập ra nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị để bảo vệ

quyền lợi, thực hiện lợi ích của giai cấp mình cũng như trấn áp các giai cấp khác. Sự thống nhât của quyền lực nhà nước ở đây được thể hiện trong ý chí của giai cấp thống trị. Để đảm bảo lợi ích của mình, giai cấp thống trị luôn luôn sử dụng những biện pháp, những phương tiện, những thủ thuật chính trị để nắm giữ, củng cố, thực thi quyền lực chính trị của mình nhằm thoả mãn lợi ích. Trong bất cứ quốc gia nào, bộ máy nhà nước cũng được tổ chức với mục tiêu bảo đảm tính thống nhất tối đa của quyền lực trong khả năng và điều kiện cho phép. Chính vì thế, bộ máy quyền lực thường do một lực lượng mạnh nhất nắm giữ ( đảng chính trị ). Khi một đảng chính trị nắm giữ quyền lực nhà nước thì có điều kiện đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Trong trường hợp không có đảng nào có đủ uy tín, sức mạnh để nắm giữ quyền lực nhà nước thì vấn đề liên minh giữa các đảng được đặt ra. Và trong trường hợp này, mặc dù các đảng luôn có sự đấu tranh gay gắt với nhau nhưng ở chừng mực nhất định họ vẫn thoả hiệp với nhau nhằm đảm bảo cho quyền lực nhà nước có được sự thống nhất để nhà nước có thể quản lý và điều hành xã hội trong thời gian nhất định [ 36, tr. 18 - 20 ].

Quyền lực thống nhất trong các hệ thống tổ chức nói chung và quyền lực thống nhất trong hệ thống tổ chức nhà nước là một yêu cầu, đòi hỏi để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý; nếu quyền lực không thống nhất thì không thể đạt được mục tiêu, hiệu lực, hiệu quả quản lý. Trong quá trình tổ chức bộ máy nhà nước, quá trình quản lý các chủ thể quản lý luôn có xu hướng bảo đảm quyền lực thống nhất.

Quyền lực thống nhất bao gồm sự thống nhất về ý chí và thống nhất về lực lượng, sức mạnh thực hiện ý chí, đối lập với tình trạng “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ”.

Quyền lực nhà nước thống nhất là nói đến sự thống nhất của cả chỉnh thể bộ máy nhà nước, thống nhất theo chiều ngang là giữa lập pháp, hành

pháp, tư pháp; thống nhất theo chiều dọc là giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, trước hết là cơ quan lập pháp ở trung ương là cơ sở bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này và để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trước hết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định một cách rõ ràng, rành mạch và cụ thể. Những quy định về pháp luật không thống nhất, không đồng bộ thì không thể đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.

Trên cơ sở quy định pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải tuân thủ pháp luật, tránh tình trạng vi quyền và xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Quyền lực nhà nước thống nhất là đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất, nó dựa trên cơ sở phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền được thể hiện và thực hiện trong cả hệ thống và các cơ quan nhà nước ( giữa Nghị viện, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương các cấp) cũng như trong từng cơ quan nhà nước theo cả chiều ngang ( giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chiều dọc ( giữa Trung ương và địa phương ). Trong đó sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước theo chiều dọc chính là sự phân cấp quản lý nhà nước. Do vậy phân cấp quản lý nhà nước cũng là một bộ phận, một nội dung cụ thể của quan điểm nêu trên. Từ đó, có thể thấy, sự

thống nhất là thuộc tính vốn có và là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)