Phân định nhiệm vụ, chức năng cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 89)

3.2. Giải pháp đổi mới, hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và phố

3.2.5. Phân định nhiệm vụ, chức năng cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư

hành pháp và tư pháp rõ ràng, tránh chồng chéo

Do cơ quan hành pháp luôn có xu hướng lạm quyền, cần đổi mới cơ chế giám sát Chính phủ, làm rõ trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội. Bên cạnh đó, cần chú ý công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Tiếp tục thực hiện sự phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, để khắc phục sự chồng chéo và bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm quyền lực thống nhất, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Việc phân công, phân cấp cho các ngành các cấp trong hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương đang được nghiên cứu triển khai, thực hiện và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng để làm tốt điều này thì các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương xây dựng một hệ tiêu chuẩn về phân công và phân cấp. Lâu nay việc phân công, phân cấp mới chỉ dựa vào những quan điểm chung, chưa có được những tiêu chí cụ thể để thực hiện, chưa gắn với trách nhiệm của các cơ quan… dẫn đến sự tuỳ tiện trong việc phân công, phân cấp mà hiệu quả của nó là kéo dài cơ chế “ xin - cho ”. Phân công, phân cấp để đạt mục tiêu quản lý: phân công được xem xét trong quan hệ chiều ngang ( gắn với từng cấp hành chính ), còn phân cấp được xem xét trong quan hệ chiều dọc của hệ thống quản lý ( giữa các cấp hành chính với nhau ). Do vậy, có thể xây dựng thành hai hệ thống tiêu chuẩn riêng: Hệ tiêu chuẩn phân công và hệ tiêu chuẩn phân cấp. Đối với hệ tiêu chuẩn phân cấp, các tiêu chí cụ thể cần gắn với từng ngành, lĩnh vực quản lý, không thể đồng nhất đối với các ngành, lĩnh vực. Nghiên cứu về phân công, phân cấp, những năm trước đây Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ( nay là Bộ Nội vụ ) cũng đã có một cuộc điều tra xã hội học về phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ cho các ngành, các cấp. Những thông số điều tra đã đi vào những vấn đề cụ thể để hỏi ý kiến, chứ chưa đưa ra được những quan

điểm, nguyên tắc và những tiêu chí cụ thể để thực hiện phân công, phân cấp. Phân cấp nhiều hơn cho cấp dưới không làm giảm quyền lực của cấp trên mà là tăng trách nhiệm của cấp dưới. Bởi vì các cơ quan hành chính các cấp trên như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện. Phân cấp chức năng, nhiệm vụ phải gắn với việc phân cấp về tài chính, ngân sách, đảm bảo điều kiện, phương tiện thực hiện nhiệm vụ…

Phải gắn việc xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước với việc xác định cơ cấu bộ máy, sắp xếp nhân sự và xác định biên chế. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự trong hệ thống các cơ quan nhà nước lâu nay được thực hiện theo những quy định của pháp luật, mà pháp luật do con người đặt ra. Cơ cấu bộ máy, nhân sự, biên chế của các cơ quan nhà nước được quy định từ chức năng, nhiệm vụ của nó. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí đội ngũ nhân sự trong các cơ quan nhà nước hiện nay cần dựa trên chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được pháp luật quy định, chứ không thể theo như mô hình tổ chức bộ máy quản lý của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp trước đây. Chẳng hạn theo mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010: “ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện thì cơ cấu tổ chức của các Bộ phải có các bộ phận để thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra trên phạm vi cả nước. Khi có được cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng hướng dẫn và kiểm tra và đội ngũ nhân sự hợp lý, thì chức năng hướng dẫn, kiểm tra của Bộ chắc chắn sẽ thực hiện tốt và sẽ hạn chế được tính chất quan liêu trong hoạt động của bộ máy hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)