1.2. Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà
1.2.3. Nội dung phối hợp trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
và phải có cơ chế kiểm soát việc thực hiện những trách nhiệm đó.
Xác định mối quan hệ giữa thống nhất với phân công phối hợp quyền lực có thể thấy rằng bản thân sự phân công quyền lực mang trong nó sự cơ chế ràng buộc lẫn nhau giữa các thiết chế quyền lực tối cao nhằm mục đích vừa đảm bảo cho mỗi loại hình cơ quan nhà nước tương đối độc lập vừa đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Cơ chế phân công càng chặt chẽ, càng hợp lý thì quyền lực nhà nước càng thống nhất. Ngược lại, nếu cơ chế phân công không hợp lý, không chặt chẽ, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước sẽ bị lỏng lẻo, dẫn đến nguy cơ quyền lực nhà nước bị phân chia.
Như vậy, với bản chất của nhà nước của dân, do dân và vì dân thì sự phân chia quyền lực ra thành ba bộ phận khác nhau là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước và hiệu quả thực thi quyền lực.
1.2.3. Nội dung phối hợp trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nước
Nguyên tắc phối hợp được xuất phát từ tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Đó là, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhân dân nên không thể phân chia làm ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc phân chia quyền lực nhà nước ra làm ba quyền mang trong nó sự phối hợp quyền lực. Ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phối hợp thống nhất ở chỗ cùng thực hiện ý chí của nhân dân và dựa trên chủ quyền của nhân dân. Vì vậy, sự phân công quyền lực nhà nước không thể thực hiện một cách cứng nhắc mà phải luôn song hành với sự phối hợp tạo nên sự thống nhất quyền lực nhà nước. Việc phối hợp thực hiện ý chí của nhân dân giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tạo ra sự uyển chuyển, nhịp nhàng, đồng bộ trên cơ sở quy định của pháp luật trong thực hiện công việc. Vì vậy, phối hợp làm tăng tính hiệu lực, hiệu quả của công việc.