Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải tổ chức quyền lực nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 42)

1.3. Tính tất yếu của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất, phân công và phố

1.3.4. Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải tổ chức quyền lực nhà

quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “ thống nhất, phân công và phối hợp”

Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật, tuân thủ nghiêm minh pháp luật, đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Theo đó, hệ thống pháp luật do

Nhà nước ban hành là thống nhất. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Pháp luật bảo đảm quyền công bằng, bình đẳng của con người. Như C.Mác đã nói: “ Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là biểu hiện của lợi ích và nhu cầu của xã hội” [38, tr. 332]. Nhà nước pháp quyền XHCN luôn là kiểu nhà nước mà mọi người yêu tự do bình đẳng hướng tới. Trước pháp luật, tất cả các chủ thể xã hội đều ngang bằng nhau, kể cả nhà nước. Nhà nước chỉ là cơ quan đại diện thừa hành nguyện vọng của nhân dân, là công cụ để nhân dân thực hiện ý chí của mình. Cơ quan ấy làm việc phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc làm của mình. Nhà nước và nhân dân phải bình đẳng, công bằng trước pháp luật. Điều này phản ánh tính nhân văn, nhân đạo của nhà nước pháp quyền XHCN - nhà nước kiểu mới thực sự của dân, do dân, vì dân. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa Nhà nước pháp quyền XHCN với nhà nước pháp quyền TBCN.

Cần khẳng định thêm, ở nước ta việc phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước không phải là để kiềm chế, đối trọng nhau như các nước tư sản, vì xét về bản chất, nguyên tắc tập quyền XHCN khác với nguyên tắc tam quyền phân lập. Phân công nhiệm vụ là để giảm bớt gánh nặng cho Quốc hội, để các cơ quan nhà nước hoạt động chuyên sâu, tạo ra tính hiệu lực, hiệu quả cũng như tránh sự hoạt động chồng chéo, sự lạm quyền của các cơ quan, cá nhân. Vì vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi chúng ta phải vận dụng triệt để nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước. Nó là nhân tố đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 42)