2.1. Những quy định pháp lý về nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp
2.1.1. Về thống nhất quyền lực nhà nước
Hiến pháp là cơ sở để chúng ta phân tích việc thực hiện nguyên tắc thống nhất phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực của Nhà nước ta vì đây là cơ sở vững chắc nhất, đảm bảo nhất tính đúng đắn của việc vận dụng nguyên tắc này. Từ khi ra đời đến nay, nước ta đã bốn lần thay đổi Hiến pháp. Mỗi bản Hiến pháp đều phản ánh những bước phát triển mới về tư duy, nhận thức của Đảng và Nhà nước ta trong từng thời kì khác nhau. Nó đánh dấu sự phát triển của thể chế chính trị Việt Nam. Song, Hiến pháp 1992 ( bổ sung, sửa đổi năm 2001) là bản Hiến pháp mới nhất và hoàn thiện nhất, trong đó quy định rõ nguyên tắc “ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” ( Điều 2 Hiến pháp 1992). [ 27]
Thống nhất là thuộc tính cơ bản của quyền lực nhà nước và cơ sở đầu tiên hình thành nên tính thống nhất đó là một nhà nước được xác định trên một lãnh thổ cụ thể, một cộng đồng dân cư sinh sống có chủ quyền quốc gia. Tính thống nhất đã được thể hiện rất rõ trong các bản Hiến pháp. Điều 1 Hiến pháp 1992 khẳng định: “ Nước CHXHCN Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời ” [ 21, tr.137 ]. Chính vì vậy, việc khẳng định nước ta là một nước “ độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ” cũng đồng
nghĩa với việc nhân dân Việt Nam sẽ quyết đem tính mạng, tài sản của mình để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ấy. Bởi lẽ, chủ quyền quốc gia là sản phẩm tập trung ý chí và lợi ích của toàn bộ thành viên trong cộng đồng xã hội, từ đó mới xây dựng nên nhà nước. Chủ quyền ấy là ý chí, là lợi ích của các dân tộc anh em tạo thành một cộng đồng xã hội Việt Nam thống nhất dựa trên tinh thần đoàn kết, nhất trí, đồng sức đồng lòng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo.
Điều 4 Hiến pháp 1992 khẳng định: “ ĐCSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật ” [21, tr. 137 - 138]
Sự thống nhất quyền lực nhà nước tại Điều 2 và Điều 4 Hiến pháp 1992 thể hiện ở chỗ Nhà nước ta đại diện cho ý chí của nhân dân, quyền lực nhà nước là của nhân dân, mọi hoạt động của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng là lực lượng duy nhất có đủ năng lực để cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và nhân dân. Đảng ra đời trên cơ sở sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng đại diện cho ý chí, nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhân tố quan trọng đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước song Đảng không đứng trên, đứng ngoài Hiến pháp, pháp luật. Mọi hoạt động của Đảng đặt trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đó chính là sự thống nhất của pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.
Có thể nói, quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung của nhân dân và được trao cho một cơ quan có tư cách đại diện cho ý chí của nhân dân đó chính là Quốc hội. Về Quốc hội, Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định: Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất