Đổi mới hoạt động tư pháp phải theo hướng tăng tính độc lập và thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 87)

3.2. Giải pháp đổi mới, hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và phố

3.2.4. Đổi mới hoạt động tư pháp phải theo hướng tăng tính độc lập và thẩm

và thẩm quyền của hệ thống toà án, chuyên nghiệp hoá hoạt động tư pháp

Để có hệ thống cơ quan tư pháp đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần phải kiện toàn từng bước hệ thống tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động tư pháp nhằm đấu tranh, nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ và các tội hình sự khác, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, khắc phục bệnh hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm. Ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền dân chủ cơ bản của công dân do hậu quả trực tiếp từ hoạt động tư pháp: bắt và giam giữ oan, sai, xét xử không công minh… Đẩy mạnh cải cách tư pháp, hoàn thiện cơ quan kiểm sát, xét xử và thi hành án.

Đổi mới tư pháp tập trung vào các nội dung sau: Bảo đảm nguyên tắc xét xử hai cấp. Bỏ hình thức xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự Trung ương. Nghiên cứu rút ngắn thủ tục đối với những vụ án có tình tiết đơn giản. Phân công chức năng và tăng cường vai trò các toà án theo hướng trên. Nghiên cứu có thể phân cấp trong việc bổ nhiệm Thẩm phán toà án ở địa phương.

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Là cơ quan duy trì pháp chế XHCN, Viện kiểm sát nhân dân có quan hệ khăng khít với hệ thống tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Hoạt động của cơ quan kiểm sát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử trên các mặt: xử đúng tội, định hình phạt đúng với lỗi của kẻ phạm pháp, xét xử nhanh chóng và chính xác... Là cơ quan duy nhất nắm quyền công tố, Viện kiểm sát phải chú trọng tới mặt này cùng với việc kiểm sát các hoạt động tư pháp khác (xét xử, điều tra, thi hành án...). Cơ quan kiểm sát phải hoàn thiện đội ngũ kiểm sát viên về mặt trình độ, lập trường tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức. Đồng thời phải bảo đảm những nguyên tắc, cơ chế của nhà nước dân chủ: không bắt người, không giam người một cách tuỳ tiện. Có trách nhiệm về danh dự, nhân phẩm và những thiệt hại nhân thân khác khi có sự nhầm lẫn trong việc truy tố, bắt giam...

Để hoàn thiện cơ quan tư pháp, ngoài Toà án và Viện kiểm sát, các hoạt động thi hành án, củng cố Hội đồng luật sư, thành lập cơ quan tư vấn pháp lý... là những việc cấp bách trong điều kiện hiện nay.

Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta trước sau như một đều khẳng định các yêu cầu về bình đẳng, công bằng, về sự độc lập của Toà án khi xét xử, bảo đảm mọi vi phạm đều bị xử lý, tăng cường bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tư pháp đã trở thành một hoạt động hết sức quan trọng của Nhà nước ta, thể hiện vai trò mới, những đòi hỏi và những nhiệm vụ mới của lĩnh vực hoạt động đó. Trên cơ sở những thành tựu và kinh nghiệm đã có, cần đẩy mạnh cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị (khóa IX) mà những nội dung cơ bản phải là cải cách hoạt động xét xử và cải cách các thủ tục tố tụng, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị - pháp lý của cán bộ tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)