Đảm bảo tính định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường đò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)

1.3. Tính tất yếu của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất, phân công và phố

1.3.5. Đảm bảo tính định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường đò

thị trường đòi hỏi phải tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “thống nhất, phân công và phối hợp ”

Sự vận động và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một thị trường thống nhất trong cả nước và có sự quản lý của nhà nước với một hệ thống pháp luật thống nhất. Đó là mong muốn và là điểm thống nhất về lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Mặt khác, tuy nền kinh tế có nhiều thành phần nhưng nhân dân vẫn là chủ sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước. Đảm bảo nguyên tắc “ thống nhất, phân công và phối hợp ” trong tổ chức quyền lực nhà nước là bảo đảm giữ vững định hướng chính trị XHCN ở Việt Nam.

Từ sự phân tích trên, có thể kết luận: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc áp dụng nguyên tắc thống nhất có sự phân công, phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước là tất yếu, là điều kiện quan trong để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: “ Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [16, tr. 131-132]. Tại điều 2, Hiến pháp 1992 sửa đổi cũng xác định: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. [ 27]

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Một trong những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN là quan điểm về quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Việc vận dụng nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước là rất cần thiết. Ở phương diện nhất định, nó thực sự là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và việc hoàn thiện tổ chức quyền lực nhà nước ta, đáp ứng yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp được Đảng và Nhà nuớc ta xác định trong Hiến pháp 1992 là cơ sở và là nhân tố quan trọng để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò quản lý của nhà nước.

Khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là sự lựa chọn đúng đắn của ĐCSVN trong cơ chế phân công quyền lực nhà nước: sự phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước thể hiện ở sự phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ quan nhà nước và nó bao hàm cả sự phối hợp quyền lực.Sự phân công quyền lực được thực hiện một cách linh hoạt, sinh động nhằm đạt được sự thống nhất trong quá trình thực hiện.

Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc thống nhât, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực và trong suốt quá trình thực hiện nguyên tắc này tạo cho bộ máy nhà nước ta hoạt động một cách khoa học, có hiệu lực, hiệu quả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT, PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)